Con ngựa hoang của em!

Thứ tư, 23/06/2021 10:30 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Mưa nguồn bất chợt, tiếng sấm rền vang, những tia chớp nhì nhoàng nơi bìa rừng, nơi đầu con dốc. Ban như tỉnh, như mê, sực nhớ ra điều gì đó và bỏ chạy. Tiếng gọi của Bắc vọng theo con dốc áp vào mé rừng già: “Ban ơi, ngựa hoang… yêu em!” …

Hắn là người yêu hoa ban, bởi hoa ban gắn với điệu múa xòe Tây Bắc. Ngắm hoa ban, người Tây Bắc nhớ đến câu chuyện tình chàng Khum và nàng Ban, một mối tình sử - mang tính truyền thuyết - thật đẹp trong kho tàng truyện cổ của người Thái. Cây ban thuộc loài thân mộc, khẳng khiu và uốn khúc, mùa đông trút lá, mùa xuân thì khoe sắc. Cô con gái đẹp mà hắn cho là mối tình đầu cũng tên Ban, bao khắc khoải đợi chờ.

Ban là cô con gái rượu của thầy giáo Cự, hiệu trưởng trường trung học phổ thông nơi phố huyện, cách thị xã Sơn La ngày ấy quãng đường bằng một con dao quắm, cách nói của người dân tộc thiểu số ở địa phương.

Hắn vẫn thường kể với chúng bạn, Ban sinh bên dòng sông Nho Quế mạn đi Đồng Văn, Quản Bạ uốn lượn như dải mây trắng, bồng bềnh bên sườn núi trập trùng. Thầy giáo Cự được điều động từ Việt Bắc qua Tây Bắc, phụ trách trường điểm của huyện. Lên 8 tuổi, cô bé Ban hay lam hay làm cùng mẹ và 2 chị gái theo bố mẹ lên Sơn La.

12-15420879665631612727446

Bố Nguyễn Văn Cự của Ban, người kinh gốc Nam Định, mẹ người Thái trắng, nên con gái của họ xinh ơi là xinh, da trắng hồng, cao dong dỏng, mái tóc đen mượt dài chấm gót như là suối mây.

18 tuổi, Ban đã là một thiếu nữ thon thả, chân dài vùng hoa ban Tây Bắc. Ban mê nghe tiếng chim hót lúc bình minh, yêu môn thể thao bóng bàn, đôi bàn tay cứ thoăn thoắt, chưa xong việc này đã làm việc kia. Bộ ngực thiếu nữ của Ban tròn thây lẩy căng tròn, ắp đầy nhựa sống. Mỗi khi có cơn mưa nguồn, Ban xắn quần lội qua suối, nhìn đôi chân trắng mịn của Ban, đố chàng trai nào rời được mắt?

Hắn học giỏi, thỉnh thoảng thả thính bài thơ tình nhắn gửi em, em im lặng, đưa đôi mắt hạt huyền đen nhánh nhìn anh, làm hắn càng mê mệt. Bố của Ban dạy văn, dạy giỏi thuộc top đứng đầu tỉnh. Giờ thao giảng cấp tỉnh, cả lớp im phăng phắc, bởi thầy giảng rất cuốn hút, ví von sống động, vận dụng “văn vào đời” trên cả tuyệt vời.

Có vài lần hắn may mắn được thầy Cự trực tiếp bồi dưỡng thêm kiến thức trong đội tuyển học sinh giỏi văn của trường. Mỗi dịp thầy gọi hắn đến nhà riêng học, bồi dưỡng kiến thức môn văn nâng cao, hắn cứ như mở cờ trong bụng, bởi tới nhà thầy thế nào cũng được gặp Ban.

Duyên nợ thế nào đó, trong một lần đi rẫy trên rừng, cơn mưa chiều bất chợt, khi hắn đang lội giữa dòng nước lũ đục ngầu, suối Nậm cuồn cuộn chảy, hắn bị nước lũ cuốn trôi, may nhờ có chú Hùng nhà báo đi rừng về, kịp bơi ra cứu.

Sau đận ấy hắn chơi thân với chú Hùng, thi thoảng hắn được chú Hùng gợi ý viết báo - mà hắn viết được, không gì thì cũng là học sinh chuyên văn của thầy giáo Cự, bố của Ban. Ban viết tản văn về phiên chợ Tết - tả chợ hoa đào - lại gửi cho hắn sửa thêm, để hắn chuyển cho chú Hùng cho đăng báo tỉnh. Tình yêu, tình bạn vô tư, vui đáo để.

fan3

Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc tháng 2 năm 1979 bùng phát. Lệnh tổng động viên, hắn đang là sinh viên báo chí năm cuối được lệnh lên đường nhập ngũ. Lúc này, Tổ quốc là trên hết, bảo vệ dải biên cương nơi tuyến đầu là mệnh lệnh cao nhất.

Vào quân ngũ, hắn chiến đấu dũng cảm, là sinh viên báo chí, tranh thủ giữa hai trận đánh, hắn viết tin bài, chụp ảnh gửi cho báo Quân khu và báo Quân đội nhân dân.

Có năng khiếu, được đào tạo bài bản, lại có em Ban khích lệ, hắn viết nhanh và viết hay, viết trúng, nhiều chi tiết đánh giặc bên chiến hào sống động. Các tin, bài, ảnh của hắn từ đơn vị chiến đấu gửi về tòa soạn, gần như được đăng ngay, đăng hết.

Năm 1980, tiếng súng nơi biên cương tạm lắng, hắn xuất ngũ trở về trường học tiếp và một năm sau hắn là cử nhân báo chí, trở thành phóng viên một tờ báo tỉnh của Tây Bắc, vùng đất giàu đẹp, nơi hoa ban, hoa mơ, hoa mận nở trắng rừng mỗi khi xuân về, tết đến.

Tình yêu của hắn với Ban được chắp nối, dù hắn biết con tim nơi Ban chưa thổn thức, chưa cùng nhịp đập với hắn. Trái tim bao giờ cũng có tiếng nói riêng. Lợi thế tiếp cận của hắn thuận lợi, vì Ban là con gái cưng của thầy giáo Cự năm nào. Cả hắn và Ban đều mê môn văn và có khiếu văn chương. Lúc hắn tốt nghiệp đại học báo chí, Ban cũng rời trường cao đẳng văn hóa, về làm việc tại phòng văn hóa huyện, gần nhà. Tình yêu của hắn và Ban chưa ngã ngũ, dù cho hắn rất yêu Ban.

hoa-ban-moc-chau_3

Mùa hoa ban sau đó, hắn về Hà Nội học lớp cao học báo chí tập trung. Ban ở nhà cũng theo học lớp liên thông lấy bằng cử nhân văn hóa. Cô gái mang tên loài hoa rừng Tây Bắc tên Ban ngày càng xinh, chẳng khác gì bông hoa ban trắng rung rinh trước làn gió xuân đang về, vẻ đẹp thuần khiết, trắng trong càng thêm nổi bật. Thầy giáo chủ nhiệm của Ban tên Bắc đem lòng yêu thương.

Và trong một đêm trăng thanh gió mát, giữa vùng rừng Tây Bắc xôn xao gió lộng hoa ban, hoa đỗ quyên, hoa cải bông vàng trên bờ dốc, Ban và thầy giáo chủ nhiệm tay trong tay. Họ ngã vào lòng nhau. Bên tai thầy, giọng của Ban thổn thức như lạc đi: “Ơi thầy … Ui, anh là ngựa hoang vùng cao của em … anh … anh ơi”. Thầy cõng Ban chạy lên dốc, chạy xuống dốc: “Mãi mãi anh là con ngựa hoang của em!”. Mưa nguồn bất chợt, tiếng sấm rền vang, những tia chớp nhì nhoàng nơi bìa rừng, nơi đầu con dốc. Ban như tỉnh, như mê, sực nhớ ra điều gì đó và bỏ chạy. Tiếng gọi của Bắc vọng theo con dốc áp vào mé rừng già: “Ban ơi, ngựa hoang… yêu em!” …

z2371657627716_7e72d5b27a7e60b19b30e93c7d08d342

Một năm sau, hắn tốt nghiệp lớp cao học trở về huyện. Vào một buổi tối mây sao đầy trời, Ban kể hết mọi chuyện giữa Ban và con “ngựa hoang” vùng cao. Và họ nói lời chia tay. Ban và “con ngựa… hoang của em” làm đám cưới.

Hắn buồn bã cả năm trời, cầm trong tay tấm bằng cao học, trở về báo tỉnh làm Trưởng ban Thư ký tòa soạn, hai năm sau yêu và cưới một cô phóng viên tên Mơ, đẹp người đẹp nết. Cũng lại duyên số - ông trời sắp đặt. Mơ là con gái đầu của nhà báo Hùng, người đã lao ra dòng nước lũ cứu hắn trên con suối Nậm năm nào.

Hoa mơ, hoa mận vùng Tây Bắc, mùa xuân nở trắng rừng, để sau đó là những quả mận, quả mơ đặc sản vốn được xếp loại “nhất đẳng” trên thị trường trong, ngoài nước. Khi mùa đông sắp đi qua, tiết trời hửng nắng trong xanh, nụ hoa mơ, hoa mận, hoa ban vươn mình bung nở, trên trời dưới là hoa rừng Tây Bắc trắng rừng.

Cặp đôi giữa hắn và Mơ, Bắc và Ban trở thành cặp đôi đồng nghiệp vùng Tây Bắc thân thiết - tình thương mến thương. Hắn cùng với Mơ và với Ban là những nhà báo tiêu biểu, đẹp đời - đẹp nghề trắng rừng hoa ban, hoa mơ, hoa mận… mỗi độ xuân về…

Truyện ngắn của Nhà báo Phạm Quốc Toàn

(Tháng 6/2021)

Tin khác

Các họa sĩ trẻ đang dần 'chạm' gần hơn tới lịch sử Việt Nam

Các họa sĩ trẻ đang dần 'chạm' gần hơn tới lịch sử Việt Nam

(CLO) Ngày 4/5, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc Gia Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm chuyên đề “Lịch sử dưới góc nhìn của thế hệ trẻ” hướng tới kỉ niệm 70 năm Chiến Thắng Điện Biên Phủ và nâng cao vai trò của thanh – thiếu niên trong sáng tạo nghệ thuật.

Đời sống văn hóa
Trưng bày 150 tư liệu, sách, báo về Chiến dịch Điện Biên Phủ

Trưng bày 150 tư liệu, sách, báo về Chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Triển lãm “Chiến dịch Điện Biên Phủ - Quyết định lịch sử” vừa được tổ chức vào chiều ngày 4/5 tại Nhà triển lãm số 45 Tràng Tiền (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), nhằm giới thiệu đến độc giả Thủ đô về các sự kiện, dấu mốc, diễn biến quan trọng của Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra từ ngày 13/3/1954 đến ngày 7/5/1954...

Đời sống văn hóa
'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”: Những hình ảnh chân thực và xúc động về lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam

"Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”: Những hình ảnh chân thực và xúc động về lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam

(CLO) Tối 3/5, tại Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương (Hà Nội), hai bộ phim tài liệu “Hồi ức Điện Biên” và “Những người lính già” đã được chiếu mở màn khai mạc “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Giới thiệu sách “Điện Biên Phủ” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Giới thiệu sách “Điện Biên Phủ” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

(CLO) Chiều 3/5, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật cùng gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp tổ chức Lễ giới thiệu sách “Điện Biên Phủ” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Đời sống văn hóa
Du khách thích thú trải nghiệm tour đi bộ ngắm “đại dương xanh”

Du khách thích thú trải nghiệm tour đi bộ ngắm “đại dương xanh”

(CLO) Tối 3/5, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã khai mạc dự án nghệ thuật công cộng trên Cầu đi bộ Trần Nhật Duật kết nối dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân.

Đời sống văn hóa