Công bố 19 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thứ hai, 17/01/2022 20:20 PM - 0 Trả lời

(CLO) 19 di sản được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lần này gồm nhiều loại hình, thể hiện những giá trị văn hóa đặc sắc của các địa phương.

Sự kiện: di sản

Ngày 17/1, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành các Quyết định về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Các di sản di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia lần này thuộc các loại hình: Lễ hội truyền thống; Tập quán xã hội và tín ngưỡng; Nghề thủ công truyền thống; Tri thức dân gian; Nghệ thuật trình diễn dân gian.

cong bo 19 di san van hoa phi vat the quoc gia hinh 1

Lễ hội đua thuyền trên sông Nhật Lệ là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Quyết định nêu rõ, Chủ tịch UBND các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lần này, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Theo Quyết định, 19 di sản được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lần này gồm:

1. Lễ hội vật cầu nước làng Vân, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

2. Lễ hội Tiên Lục, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang

3. Lễ hội Kỳ Yên đình Tân An, phường Tân An, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

4. Lễ hội Dinh Thày Thím, xã Tân Tiến, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận

5. Lễ mừng cơm mới của người Xinh Mun, xã Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên

6. Nghệ thuật khèn của người Mông, tỉnh Điện Biên

7. Lễ cầu mùa, cầu mưa của người Dao, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang

8. Lễ cầu an của người Giáy, tỉnh Hà Giang

9. Nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Lô Lô Đen, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

10. Lễ hội cầu mưa, xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

11. Hát xẩm, huyện Yên Mô, huyện Kim Sơn, TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình

12. Lễ hội làng Bình Hải, xã Yên Nhân, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình

13. Lễ hội Đình Hùng Lô, xã Hùng Lô, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

14. Lễ hội Đền Vân Luông, phường Vân Phú, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

15. Nghề làm nước mắm Phú Yên, tỉnh Phú Yên

16. Nghề làm bánh tráng Phú Yên, tỉnh Phú Yên

17. Lễ hội đua thuyền trên sông Nhật Lệ, huyện Quảng Ninh và TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

18. Lễ hội đua ghe ngo của người Khmer, huyện Thạnh Trị, huyện Châu Thành, huyện Mỹ Xuyên, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng

19. Nghệ thuật chế biến món ăn chay, huyện Gò Dầu, huyện Trảng Bàng, huyện Tân Châu, huyện Dương Minh Châu, thị xã Hòa Thành, TP Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.

T.Toàn

Bình Luận

Tin khác

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

(CLO) Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Trần Phú” của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).

Đời sống văn hóa
6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

(CLO) 6 bộ phim sẽ được chiếu miễn phí phục vụ công chúng trong “Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

(CLO) Nằm trong khuôn khổ của Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) còn có hoạt động giã gạo truyền thống. Loại gạo ngon nhất thế vừa bén rễ trên vùng sâm tốt nhất.

Đời sống văn hóa
Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) “…Cuối năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật sang Trung Quốc rồi Liên Xô hội đàm với các đồng chí lãnh đạo Xô Viết và Nguyên soái Stalin. Sau cuộc hội đàm Nguyên soái Stalin đã quyết định tặng cho Quân đội Nhân dân Việt Nam một trung đoàn cơ giới pháo cao xạ 37 ly mà sau này Trung đoàn pháo cao xã 367 của chúng tôi đảm nhận đưa pháo lên chiến trường Điện Biên Phủ.”

Đời sống văn hóa
Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

“Vừa kéo pháo vào hôm trước, hôm sau ngày 26/1/1954 lại đột ngột nhận lệnh kéo pháo ra. Chúng tôi bàng hoàng cả người. Nhưng cũng nhờ có quyết định ấy của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mà chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng…”

Đời sống văn hóa