Công ty sở hữu giàn khoan Hải Dương 981 có thể sớm bị hủy niêm yết tại Mỹ

Thứ ba, 05/01/2021 13:30 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sau khi Sở giao dịch chứng khoán New York hủy niêm yết ba tập đoàn viễn hàng đầu của Trung Quốc tại Mỹ vào tuần trước, giới phân tích nhận định một số công ty dầu mỏ hàng đầu của nước này, bao gồm CNOOC (chủ sở hữu giàn khoan Hải Dương 981) có thể sẽ là những mục tiêu tiếp theo.

Lĩnh vực quan trọng

 CNOOC là doanh nghiệp dầu mỏ lớn thứ ba do nhà nước Trung Quốc điều hành. Ảnh: Caixin

 CNOOC là doanh nghiệp dầu mỏ lớn thứ ba do nhà nước Trung Quốc điều hành. Ảnh: Caixin

Theo nhà phân tích Henik Fung của Bloomberg Intelligence, Tổng công ty Dầu khí Hải dương (CNOOC) đang gặp rủi ro cao nhất trong số các công ty năng lượng của Trung Quốc, do bị liệt trong danh sách đen của Bộ Quốc phòng Mỹ với cáo buộc thuộc sở hữu hoặc chịu sự kiểm soát của quân đội Trung Quốc vào ngày 3/12 năm ngoái.

Không những vậy, theo ông Fung cho biết ngoài CNOOC, PetroChina Co. và Sinopec, cũng là những cái tên tiếp theo có nguy cơ bị hủy niêm yết tại sàn chứng khoán Mỹ. Động thái của Mỹ đánh vào các công ty này được cho là bởi lĩnh vực năng lượng là rất quan trọng đối với quân đội Trung Quốc, đồng thời, ngăn cản hiệu quả của các công ty năng lượng Trung Quốc khỏi các thị trường Mỹ và các mối quan hệ đối tác tiềm năng với Mỹ.

“Dù đã hủy niêm yết của ba tập đoàn viễn thông hàng đầu của Trung Quốc, những tác động dường như không đáng kể. Sẽ ngày càng nhiều các công ty Trung Quốc bị hủy niêm yết tại Mỹ, và các công ty năng lượng của Trung Quốc có thể là đối tượng mới trong những đợt tiếp theo”, theo ông Steven Leung – giám đốc điều hành tại UOB Kay Hian tại Hồng Kông nhận định.

 “Một trong ba nhà vô địch”

CNOOC vận hành nhiều mỏ dầu khí của Mỹ và là đối tác quan trọng của một số công ty năng lượng lớn của nước này. Ảnh: Getty

CNOOC vận hành nhiều mỏ dầu khí của Mỹ và là đối tác quan trọng của một số công ty năng lượng lớn của nước này. Ảnh: Getty

Tổng công ty Dầu khí Hải Dương (CNOOC) là chủ sở hữu giàn khoan Hải Dương 981 từng xâm phạm vùng biển Việt Nam vào năm 2014. Chính hành động ngang ngược này đã vấp phải sự bất bình mạnh mẽ của công luận thế giới, gây nên nhiều căng thẳng trong mối quan hệ của các bên liên quan.

CNOOC chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thăm dò, sản xuất và kinh doanh dầu khí. Từ nhiều thập kỷ qua, CNOOC được đánh giá là gương mặt quen thuộc nhất trong “ba nhà vô địch quốc gia” của Trung Quốc, luôn luôn đi đầu và được tín nhiệm trong việc đảm bảo an ninh năng lượng của Trung Quốc cũng như việc mở rộng phạm vi đầu tư toàn cầu thông qua việc mua lại các công ty nước ngoài như Canada, Vương quốc Anh, Nigeria, Indonesia và Brazil.

Vào tháng 8 năm ngoái, công ty này cũng bị đưa vào danh sách trừng phạt của Bộ Ngoại giao và Bộ Thương mại Mỹ. Danh sách đen đó liệt kê 24 công ty Trung Quốc có tham gia bồi đắp và quân sự hóa trái phép các thực thể tranh chấp trên Biển Đông.

Liên tục giáng đòn

Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục ban hành lệnh cấm trong vài tuần cuối cùng trước khi rời nhiệm sở. Ảnh: Getty

Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục ban hành lệnh cấm trong vài tuần cuối cùng trước khi rời nhiệm sở. Ảnh: Getty

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tháng 11 năm ngoái đã ban hành lệnh hạn chế đầu tư vào các công ty dính cáo buộc do quân đội Trung Quốc kiểm soát hoặc sở hữu. Lệnh này sẽ ngăn các nhà đầu tư Mỹ có thể mua chứng khoán của các công ty trong danh sách đen kể từ cuối năm nay.

Động thái của Nhà Trắng này được coi như một đòn giáng vào các công ty Trung Quốc và củng cố thái độ cứng rắn của chính quyền Tổng thống Trump đối với Trung Quốc. Đồng thời, đây cũng là một phần trong nỗ lực của Washington nhằm ngăn cản mục tiêu thu hút các nhà đầu tư Mỹ của Trung Quốc.

Cuối tuần trước, Sàn giao dịch chứng khoán New York đã tuyên bố hủy niêm yết ba tập đoàn viễn thông hàng đầu của Trung Quốc gồm có China Mobile, China Telecom và China Unicom Hong Kong. Cụ thể, các mã cổ phiếu này sẽ chính thức bị ngừng giao dịch từ ngày 7/1 tới đây.

Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc – bà Hua Chunying phát biểu trong một cuộc họp báo chí tại Bắc Kinh hôm 3/1 cho biết, chính quyền Trung Quốc sẽ tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp nhà nước.

“Trung Quốc kiên quyết phản đối hành vi chính trị hóa các vấn đề thương mại và lạm dụng quyền lực quốc gia, cũng như sử dụng khái niệm an ninh quốc gia để đàn áp các công ty Trung Quốc của chính quyền Mỹ. Điều này đã vi phạm nghiêm trọng đến nguyên tắc cạnh tranh thị trường và các quy tắc thương mại quốc tế”, bà Hua nhấn mạnh.

                                                                                                                                                                                        Hương Vũ                                                                             

                                                                                                

Tin khác

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải đường Vành đai 3 TP.HCM chậm tiến độ

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải đường Vành đai 3 TP.HCM chậm tiến độ

(CLO) Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự án đường Vành đai 3 TP.HCM đoạn qua thành phố có khó khăn về thiếu nguồn cát san lấp nên phần đường đang chậm tiến độ.

Kinh tế vĩ mô
Căn hộ chung cư liên tục tăng giá, đã qua thời điểm nhà đầu tư chờ đợi thị trường

Căn hộ chung cư liên tục tăng giá, đã qua thời điểm nhà đầu tư chờ đợi thị trường

(CLO) Giá chung cư tại các thị trường lớn đã ghi nhận dấu hiệu đi ngang và tiếp tục tăng trong thời gian qua. Cho thấy thị trường đã bước qua giai đoạn vùng đáy và khó có cơ hội cho những nhà đầu tư vẫn còn đang tiếp tục chờ đợi.

Bất động sản
Nam Định: Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Nam Định: Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

(CLO) UBND tỉnh Nam Định vừa ban hành công văn gửi các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố về việc tăng cường các biện pháp quản lý mặt hàng xăng dầu, thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Dòng kiều hối sẽ 'chảy' vào phân khúc nào trong thị trường bất động sản?

Dòng kiều hối sẽ 'chảy' vào phân khúc nào trong thị trường bất động sản?

(CLO) Thị trường bất động sản hồi phục kéo theo các dòng vốn lớn bắt đầu quay trở lại. Trong đó, dòng vốn từ kiều hối được kỳ vọng sẽ giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thị trường trong thời gian tới.

Bất động sản
Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tăng 6,25%

Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tăng 6,25%

(CLO) Mặc dù chưa thể hồi phục về quy mô bình thường nhưng chỉ số sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh trong tháng 4/2024 đã tăng 6,25% so với cùng kỳ.

Kinh tế vĩ mô