COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp về y tế toàn cầu: Nếu chủ quan sẽ trả giá đắt!

Thứ năm, 11/05/2023 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Theo các chuyên gia, việc công bố COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp về y tế toàn cầu không đồng nghĩa với việc COVID-19 đã hết nguy hiểm và không còn nguy cơ đe dọa đến sức khỏe của người dân.

Sự kiện: COVID-19

Vẫn còn đó những nguy cơ

Ngày 5/5 vừa qua, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế đối với dịch bệnh COVID-19. Nhìn lại quãng thời gian hơn 3 năm qua, có thể thấy COVID-19 đã gây thiệt hại to lớn về người và tiền bạc cho nhiều quốc gia. Theo Tổ chức Y tế thế giới, số liệu thống kê đã có gần 7 triệu ca tử vong được báo cáo nhưng con số thực tế còn cao hơn nhiều, có ít nhất 20 triệu người trên toàn thế giới tử vong vì dịch bệnh này.

covid 19 khong con la tinh trang khan cap ve y te toan cau neu chu quan se tra gia dat hinh 1

COVID-19 vẫn còn nguy cơ đe dọa đến sức khỏe của người dân.

Nếu mất cảnh giác sẽ trả giá đắt

TS. Tedros Adhanom Ghebreyesus - Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng, điều tồi tệ nhất mà bất kỳ quốc gia nào có thể làm lúc này là sử dụng tin tức (tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế đối với dịch bệnh COVID-19) làm lý do để mất cảnh giác, dỡ bỏ các hệ thống mà họ đã xây dựng hoặc gửi đi thông điệp tới người dân rằng COVID-19 không có gì phải lo lắng. Tin tức này có nghĩa là đã đến lúc các quốc gia chuyển từ chế độ khẩn cấp sang quản lý COVID-19 cùng với các bệnh truyền nhiễm khác.

Những thiệt hại to lớn mà COVID-19 mang đến trở thành nỗi ám ảnh toàn cầu. Do đó, việc WHO tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế do COVID-19 gây ra nhanh chóng nhận được sự thu hút của dư luận. Nhiều người cho rằng đây là một bước tiến lớn trong công tác phòng chống dịch COVID-19. Nhiều người đã vui mừng vì đại dịch đã được kiểm soát. Tuy nhiên, không ít người nảy sinh tâm lý chủ quan từ đó thiếu ý thức phòng chống dịch.

Để hiểu hơn về vấn đề này, phóng viên Báo Nhà báo & Công luận đã trao đổi với ông Trần Đắc Phu - Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế để hiểu hơn về ý nghĩa của việc tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp về sức khỏe công động gây quan ngại quốc tế đối với COVID-19. Theo chuyên gia này, việc Ủy ban Khẩn cấp về COVID-19 của Tổ chức y tế thế giới đã đưa ra những bằng chứng cho thấy COVID-19 đã giảm rủi ro đối với sức khỏe con người chủ yếu là nhờ khả năng miễn dịch từ nhiễm bệnh và tỷ lệ tiêm chủng vắc-xin trên toàn cầu ngày càng cao.

Hơn nữa, kết quả nghiên cứu cho thấy độc lực của virus gây bệnh cũng có sự ổn định tương đối, kể cả với các biến thể phụ đang lưu hành của Omicron và các biến thể phụ trước đó. Dù SARS-CoV-2 có tiếp tục tiến hóa với các biến thể nhưng nó không liên quan đến mức độ nghiêm trọng và không gây ra yếu tố bất ngờ. Đặc biệt, tỷ lệ nhập viện và tử vong có chiều hướng giảm, không còn gây căng thẳng cho các hệ thống y tế như trước. Sự cải thiện tình trạng bệnh của ca lâm sàng, cải thiện việc quản lý ca bệnh lâm sàng… Những yếu tố này đã góp phần làm giảm đáng kể tỷ lệ nhập viện và tử vong do COVID-19.

Tuy nhiên, chuyên gia Trần Đắc Phu cho rằng, việc WHO tuyên bố COVID-19 không còn là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu nhưng không có nghĩa sẽ bỏ rơi, không hành động gì. Mà trên thực tế, Tổ chức Y tế thế giới cũng đã xây dựng và công bố Kế hoạch mới trong phòng chống COVID-19 giai đoạn 2023-2025, trong đó tìm cách giúp các quốc gia chuyển từ cơ chế khẩn cấp sang chiến lược phòng ngừa và kiểm soát dài hạn. Bên cạnh việc duy trì mục tiêu của kế hoạch trước đó là giảm sự lây lan của dịch bệnh và điều trị để giảm tỷ lệ tử vong, tỷ lệ mắc bệnh và hậu quả lâu dài, kế hoạch mới sẽ hỗ trợ các quốc gia khi họ chuyển từ ứng phó khẩn cấp sang quản lý, kiểm soát và phòng ngừa dịch COVID-19 bền vững lâu dài, để không có sự bất ngờ.

Cần chủ động ứng phó với mọi diễn biến

Mặc dù, COVID-19 không còn gây ra tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế nhưng thực tế ở Việt Nam cho thấy, số ca mắc mới COVID-19 ở Việt Nam vẫn đang tăng trở lại, số bệnh nhân nặng tăng. Mặc dù tình hình dịch bệnh vẫn đang được kiểm soát. Đa số ca mắc mới có triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng, không gây quá tải hệ thống y tế. “Các trường hợp nặng và tử vong phần lớn vẫn là người có bệnh nền, người già, người chưa tiêm chủng, người suy giảm miễn dịch... Những trường hợp này cũng có thể diễn biến nặng nếu nhiễm các virus gây bệnh truyền nhiễm khác như cúm” – ông Trần Đắc Phu đánh giá.

covid 19 khong con la tinh trang khan cap ve y te toan cau neu chu quan se tra gia dat hinh 2

Cứ 3 phút có một người mất vì COVID-19

Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới, hiện tại cứ 3 phút COVID-19 lại cướp đi sinh mạng của một người – và đó chỉ là những trường hợp tử vong được thông báo. Hiện vẫn còn có hàng ngàn người trên khắp thế giới đang chiến đấu để giành lấy mạng sống của mình tại các đơn vị chăm sóc tích cực. Và hàng triệu người khác tiếp tục sống với những hậu quả gây suy nhược cơ thể của tình trạng hậu COVID-19. Virus này vẫn còn ở đây. Nó vẫn đang gây chết người, và nó vẫn đang thay đổi. Nguy cơ vẫn còn ở các biến thể mới xuất hiện gây ra các đợt gia tăng mới về số ca mắc và tử vong.

Trước thực diễn biến mới, ông Trần Đắc Phu cho rằng,  mặc dù công bố xóa bỏ tình trạng khẩn cấp nhưng dịch vẫn lưu hành và lây lan ở nhiều quốc gia. Thực tế cho thấy rủi ro mà COVID-19 mang lại vẫn còn cao. “Khi WHO tuyên bố xóa bỏ tình trạng khẩn cấp thì chúng ta cũng không thể bỏ rơi COVID-19 và  không có hành động gì. Đó là điều cần phải quan tâm. Mọi người hay so sánh COVID-19 với cúm mùa. Nhưng tôi cho rằng không nên so sánh thế vì mỗi mầm bệnh đều có sự khác nhau. Đặc biệt cúm mùa đã có tính ổn định trong khi COVID-19 vẫn chứa đựng những diễn biến phức tạp, khó lường”.

Do đó, ông Trần Đắc Phu đề xuất nước ta tiếp tục giám sát, phải chuẩn bị chủ động ứng phó khi có dịch dù COVID-19 có ở bệnh nhóm A hay B. Phải luôn luôn đánh giá nguy cơ để có thể chủ động đáp ứng phòng dịch. “Khâu giám sát dịch bệnh COVID-19 phải làm sao không bị bất ngờ. Cần có đủ nguồn lực nếu có tình huống phức tạp xảy ra thì vẫn chủ động ứng phó. Tuy nhiên, trong quá trình dự phòng không nên đầu tư quá tốn kém. Bởi vì đầu tư quá tốn kém cho phòng COVID-19 mà các dịch bệnh khác không quan tâm cũng sẽ xảy ra bất cập” – chuyên gia này phân tích.

Một trong những vấn đề mà vị chuyên gia này băn khoăn nhất chính là việc tiêm vắc-xin COVID-19. Ông cho rằng, cần nghiên cứu đối tượng tiêm, lịch tiêm như thế nào cho hợp lý. Đặc biệt, chú ý nhóm dễ bị tổn thương như người già, người mắc bệnh nền, người chưa được tiêm chủng, người suy giảm miễn dịch.

“Chúng ta tiếp tục nới lỏng để không hạn chế đi lại. Không cấm đoán đi lại làm ăn kinh tế để đảm bảo an sinh xã hội của người dân. Hiện tại phải thích ứng an toàn linh hoạt kiểm dịch nhưng đảm bảo hiệu quả phòng dịch. Cần chuyển từ tình trạng khẩn cấp sang quản lý lâu dài, đánh giá nguy cơ, đem ra phương án phòng dịch để không bất ngờ trong các tình huống khi dịch xuất hiện. Phải làm sao kiểm soát được dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe cũng như đảm bảo quyền lợi, an sinh của người dân nhưng không gây lãng phí, tốn kém” – ông Trần  Đắc Phu nêu.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Cứu sống sản phụ vỡ thai ngoài tử cung, mất hơn 2 lít máu

Cứu sống sản phụ vỡ thai ngoài tử cung, mất hơn 2 lít máu

(CLO) Sản phụ 34 tuổi nhập viện trong tình trạng sốc mất máu, đau bụng nhiều, huyết áp giảm do thai ngoài tử cung bị vỡ và được chỉ định phẫu thuật cấp cứu và truyền 6 đơn vị máu.

Sức khỏe
Dịch bệnh thế giới diễn biến phức tạp, Bộ Y tế chỉ đạo phòng chống dịch từ xa

Dịch bệnh thế giới diễn biến phức tạp, Bộ Y tế chỉ đạo phòng chống dịch từ xa

(CLO) Dịp nghỉ lễ nhu cầu đi lại người dân nhiều nên tăng nguy cơ lây lan dịch, trong bối cảnh Tổ chức Y tế thế giới đã cảnh báo việc gia tăng số ca mắc bệnh sởi và nguy cơ bùng phát dịch sởi tại nhiều khu vực trên thế giới.

Sức khỏe
Giả mạo chữ ký lãnh đạo Bệnh viện Nhi trung ương để huy động tiền từ thiện

Giả mạo chữ ký lãnh đạo Bệnh viện Nhi trung ương để huy động tiền từ thiện

(CLO) Một tài khoản mạng xã hội đã đăng thông tin sai sự thật trên các hội, nhóm và các trang mạng xã hội mạo danh Bệnh viện nhi Trung ương để huy động tiền từ thiện.

Sức khỏe
Nâng cao hơn chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của Hưng Yên

Nâng cao hơn chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của Hưng Yên

(CLO) Ngày 25/4, Đoàn công tác của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương do Phó Trưởng ban Thường trực điều hành Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương Trần Huy Dụng làm trưởng đoàn có buổi làm việc với tỉnh Hưng Yên về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của tỉnh.

Sức khỏe
Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, bé 3 tuổi nhập viện

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, bé 3 tuổi nhập viện

(CLO) Trẻ nhập viện Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng co giật, nôn nhiều, rối loạn ý thức, da xanh tái.

Sức khỏe