Covid-19 là phép thử để chúng ta nhìn lại năng lực điều trị thực sự

Thứ hai, 08/11/2021 11:43 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan, đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, dịch Covid- 19 là phép thử để chúng ta nhìn lại năng lực điều trị thực sự.

Ngày 8/11, kỳ họp thứ 2 của Quốc hội bắt đầu đợt họp thứ 2, họp tập trung tại Nhà Quốc hội trong 6 ngày (từ ngày 8-13/11).

Sau phần thảo luận ở hội trường về Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022. Quốc hội thảo luận về Báo cáo về công tác phòng, chống dịch COVID-19 và tình hình thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 về kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV.

Đóng góp ý kiến về phòng chống dịch của Chính phủ, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan, đoàn TPHCM cho biết: Có thể nói chúng ta đã tương đối kiểm soát được tình hình dịch bệnh.

covid 19 la phep thu de chung ta nhin lai nang luc dieu tri thuc su hinh 1

Đại biểu quốc hội Phạm Khánh Phong Lan - Ảnh: Việt Dũng

Trước hàng ngàn người đã ra đi vì dịch Covid 19 nên cần làm sao để công tác phòng chống dịch của chúng ta hiệu quả hơn trong thời gian sắp tới và khắc phục được những gì đã xảy ra. Thực tế, nhìn công tác phòng chống dịch từ TP.HCM có thể thấy hậu quả như vậy và đây là những bài học hết sức sương máu và cần thiết.

Theo đại biểu Phạm Khánh Phong Lan, chúng ta phải xem lại thực trạng hệ thống y tế cơ sở, đây không phải là lần đầu tiên nói về việc này. ''Bản thân đã tham gia ĐBQH khóa thứ 3, trong tất cả khóa chỉ có chỉ tiêu dành 30% ngân sách cho y tế dự phòng, y tế cơ sở nhưng số địa phương thực hiện được điều này còn đếm trên đầu ngón tay, chưa kể 30% chưa đáng kể so với cần thiết nhu cầu của người dân'' - đại biểu Phạm Khánh Phong Lan nhấn mạnh.

Bởi vậy, đại biểu cho rằng phải có phân bổ thế nào để thực sự đáp ứng với quy mô dân cư, chứ không phải vấn đề phân chia địa lí. Cần có chính sách xuyên suốt, một chủ trương quan điểm từ Chính phủ và chỉ đạo cho Bộ Y tế để có chính sách cụ thể, đặc biệt trong vấn đề xây dựng về quan điểm.

Có thể nói chưa có giai đoạn nào như giai đoạn vừa qua, Bộ Y tế rất cực khổ không chỉ là làm nhiệm vụ chỉ đạo ở trên về nền pháp lý hướng dẫn cho các địa phương mà thực sự Bộ Y tế đã vào cuộc rất cực khổ nhưng nếu chúng ta không giải quyết được vấn đề thuộc về căn cơ thì chắn chắn chúng ta tiếp tục bị động.

Nói về vấn đề y tế cơ sở, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan cho rằng: Không phải chỉ vấn đề về tiền mà còn vấn đề về nhân lực, làm sao để thu hút được nguồn nhân lực có trình độ cao, có những hiểu biết đủ để có thể hoạt động cho tốt chứ không phải như hiện nay, chính sách như chắp vá thay đổi về tổ chức.

Ví dụ, cách đây mười mấy năm (năm 2006, 2007), các trung tâm y tế quận huyện chúng ta chia ra thành 3 phần là bệnh viện, Trung tâm y tế dự phòng và phòng y tế mà trên nguyên lý đã yếu lại còn chia ra nên có thực trạng chúng ta có bệnh viện chưa đến mức bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng què quặc và phòng y tế chỉ làm được công việc hành chính. Bây giờ, trước lúc dịch bùng phát, ngay tại TPHCM theo chỉ đạo về chia tách thì lại là tất cả Trung tâm y tế dự phòng, bệnh viện quận, huyện lại trực thuộc Sở Y tế và như vậy UBND các địa phương rất khó khăn trong điều phối lực lượng. Và những người người phụ trách y tế ở địa phương thực chất chỉ còn cái phòng y tế, mà phòng y tế chỉ làm chức năng quản lí nhà nước, thực tế chẳng tăng được gì, lương không tăng, người cũng không tăng nhưng sắp xếp lại như vậy là không được - đại biểu Phạm Khánh Phong Lan nêu ý kiến.

Vấn đề thứ 2, theo đại biểu Phạm Khánh Phong Lan là vấn đề về hệ thống điều trị. Có thể nói, dịch Covid-19 là phép thử để chúng ta nhìn lại năng lực điều trị thực sự của chúng ta như thế nào, chỉ 1 cơn dịch là tan tác hết. 

Theo đại biểu, mặc dù đã thiếu, yếu nhưng lại bỏ quên lực lượng y tế tư nhân, tức là hệ thống y tế tư nhân chưa được huy động kịp thời, chưa có được những cơ chế tham gia phòng chống dịch cho đúng. Bởi cái gì chúng ta cũng muốn bao cấp thì y tế tư nhân không thể tham gia được.

Chốt lại vấn đề, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan cho rằng: Quan trọng là thay đổi về mặt quan điểm, tất cả những gì chúng ra phải trả giá trong thời gian vừa qua là hệ quả để lại khi mà hệ thống y tế của chúng ta chưa đủ mạnh, mà chưa đủ mạnh thì bên cạnh lỗi chủ quan của mỗi người còn có lỗi của chủ trương, chính sách. Làm sao phải tạo điều kiện cho nhân viên y tế, đặc biệt cho cán bộ quản lí có cơ hội môi trường phát triển về y đức chứ không phải lúc để xảy ra chuyện thì chúng ta lại sử dụng các biện pháp hành chính, tố tụng hình sự để xử lí.  

covid 19 la phep thu de chung ta nhin lai nang luc dieu tri thuc su hinh 2

Đại biểu Phan Đức Hiếu, đoàn Thái Bình (ảnh tư liệu)

Trao đổi hành lang Quốc hội, Đại biểu Phan Đức Hiếu, đoàn Thái Bình cho biết: ''Cá nhân tôi đồng nhất với các ý kiến của ĐBQH ở mấy điểm, thứ nhất một số ý kiến thẳng thắn chỉ ra những điểm còn hạn chế trong quá trình chúng ta vừa phồng chống dịch vừa phát triển kinh tế và tôi hiểu rằng, các ý kiến đó nghĩ rằng đó là bài học kinh nghiệm trong việc phòng chống dịch. Bởi chúng ta đã cố gẵng nỗ lực rất là nhiều, thậm chí đã có sự hy sinh, kết quả đến nay ghi nhận sự nỗ lực của chúng ta nhưng có lẽ bài học sẽ giúp chúng ta có một tư duy làm thế nào để tốt hơn, chúng ta bớt thiệt hại hơn, bớt hy sinh hơn, nhất là đạt được kết quả tích cực hơn thì đó là ý của các địa biểu Quốc hội - Đại biểu Phan Đức Hiếu nói.

Theo đại biểu Phan Đức Hiếu, rất nhiều đại biểu cũng đưa ra các giải pháp mới theo tôi là rất mới so với tờ trình của Chính phủ. Ví dụ như việc phòng chống dịch, rất nhiều đại biểu QH và tôi cũng đánh giá rất cao tại sao chúng ta không có cơ chế mạnh mẽ hơn để huy động nguồn lực của doanh nghiệp, người dân tham gia vào phòng chống dịch, có nghĩa nhà nước đang thực hiện rất nhiều nỗ lực phòng chống dịch nhưng cần cơ chế cho người dân.

Một số đại biểu cho rằng, tại sao không huy động y tế tư nhân, họ cũng có thể tham gia hệ thống phòng chống dịch của Chính phủ nhưng tại sao chúng ta không huy động sự tự nguyện của người dân. Ví dụ, người dân có thể tự chi trả, mong muốn được chi trả, cùng hỗ trợ với nhà nước trong việc thực hiện các dịch vụ y tế từ tiêm, điều trị, tự tri trả, để có được nơi cách ly theo mong muốn của người ta. Nếu có cơ chế huy động, tổng hợp các nguồn lực thì nhà nước có nguồn lực tốt hơn để thực hiện các hoạt động của mình như vậy câu chuyện phòng chống dịch của chúng ta sẽ hiệu quả hơn rất nhiều và giảm thiểu thiệt hại- đại biểu Phan Đức Hiếu phân tích.

Thành Vinh

Bình Luận

Tin khác

Lãnh đạo TP Hà Nội dâng hương tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Lãnh đạo TP Hà Nội dâng hương tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp

(CLO) Ngày 6/5, nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Đoàn đại biểu Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân Thủ đô, do Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến dẫn đầu, đã đến dâng hương tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng Tư lệnh chiến dịch Điện Biên Phủ, tại nhà số 30 Hoàng Diệu, quận Ba Đình.

Tin tức
Xúc động ký ức của các cựu chiến binh Điện Biên Phủ về một thời 'hoa lửa'

Xúc động ký ức của các cựu chiến binh Điện Biên Phủ về một thời "hoa lửa"

(CLO) Trong những ngày này, khi thành phố Điện Biên (tỉnh Điện Biên) đang sôi động với nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, không ít cựu chiến binh đã quay trở lại thăm chiến trường xưa. Dù tuổi đã cao, sức yếu nhưng ký ức về những ngày “khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt, máu trộn bùn non" vẫn đọng mãi trong tâm trí họ.

Tin tức
Đại Tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an thăm, tặng quà tri ân các gia đình có công với cách mạng tại Thanh Hóa

Đại Tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an thăm, tặng quà tri ân các gia đình có công với cách mạng tại Thanh Hóa

(CLO) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên phủ, chiều 5/5, Đại tướng Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã dâng hương, dâng hoa tại Khu văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và đến thăm hỏi, tặng quà 2 gia đình thương binh, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh sống trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.

Tin tức
Sớm lựa chọn phương án đầu tư phù hợp nhất để mở rộng đoạn cao tốc TP HCM - Long Thành

Sớm lựa chọn phương án đầu tư phù hợp nhất để mở rộng đoạn cao tốc TP HCM - Long Thành

(CLO) Về phương án đầu tư mở rộng đoạn Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành thuộc Dự án đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ: Nhiệm vụ quan trọng thời điểm này là sớm lựa chọn phương án đầu tư phù hợp nhất để triển khai các bước tiếp theo.

Tin tức
Linh hoạt trong bố trí biên chế cho lực lượng quản lý, bảo vệ và phòng chống cháy rừng

Linh hoạt trong bố trí biên chế cho lực lượng quản lý, bảo vệ và phòng chống cháy rừng

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nêu rõ, chủ trương chung của Trung ương là tinh giản biên chế, vì thế trong tổng biên chế được giao, các địa phương phải linh hoạt trong bố trí biên chế cho lực lượng quản lý, bảo vệ và phòng chống cháy rừng.

Tin tức