Credit Suisse “nhuộm đỏ” cổ phiếu ngân hàng, một vài mã trong nước “thoát hiểm”

Thứ bảy, 18/03/2023 10:10 AM - 0 Trả lời

(CLO) Mặc dù Credit Suisse “nhuộm đỏ” cổ phiếu ngân hàng toàn cầu nhưng một vài mã trong nước vẫn “thoát hiểm” như VPB, TPB, SHB,…

Credit Suisse “nhuộm đỏ” cổ phiếu ngân hàng

Những tưởng Sillicon Valley Bank là cú sốc lớn nhất trong ngành tài chính tuần này. Nhưng không, với tầm ảnh hưởng lớn hơn của mình, khi gặp vấn đề nghiêm trọng về thanh khoản, Credit Suisse đã “nhuộm đỏ” cổ phiếu ngân hàng toàn cầu.

Cụ thể, trong phiên cuối tuần, cổ phiếu Credit Suisse đã giảm hơn 9%.

Charles-Henry Monchau, giám đốc đầu tư tại Ngân hàng Syz, cho biết Credit Suisse cần tiến xa hơn để khôi phục niềm tin của nhà đầu tư dù được 11 ngân hàng cam kết rót tiền để “cứu”.

credit suisse nhuom do co phieu ngan hang mot vai ma trong nuoc thoat hiem hinh 1

Mặc dù Credit Suisse “nhuộm đỏ” cổ phiếu ngân hàng toàn cầu nhưng một vài mã trong nước vẫn “thoát hiểm” như VPB, TPB, SHB,… Ảnh minh họa

“Tuy nhiên, những biện pháp này không đủ để Credit Suisse hoàn toàn thoát khỏi khó khăn; đó là về việc khôi phục lòng tin của thị trường thông qua việc loại bỏ hoàn toàn ngân hàng đầu tư, đảm bảo đầy đủ cho tất cả các khoản tiền gửi của SNB và bơm vốn cổ phần để cho Credit Suisse có thời gian tái cấu trúc.”

Frédérique Carrier, trưởng bộ phận chiến lược đầu tư của RBC Wealth Management, cho biết: “Liệu những người gửi tiền có đủ yên tâm để ngăn chặn dòng tiền chảy ra trong vài ngày tới hay không là một câu hỏi quan trọng.

Mặc dù thị trường cảm thấy nhẹ nhõm khi Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ can thiệp, nhưng tâm lý chắc chắn vẫn rất mong manh, đặc biệt khi các nhà đầu tư có thể sẽ lo lắng về tác động kinh tế cuối cùng của việc thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh mẽ của Ngân hàng Trung ương châu Âu.”

Credit Suisse khiến cổ phiếu ngân hàng dẫn đầu thua lỗ khi vẫn còn lo lắng. Lĩnh vực ngân hàng đã giảm 3,2% vào cuối phiên giao dịch buổi chiều, dẫn đến tổn thất của ngành do tâm lý vẫn mong manh vào cuối tuần đầy biến động.

Credit Suisse là cổ phiếu hoạt động kém nhất trong Stoxx 600. Các mã khác như Santander giảm 5,5%. HSBC, ngân hàng đã giải cứu SVB Anh quốc vào đầu tuần này, đã giảm 3,3%.

Một vài mã trong nước “thoát hiểm”

Cổ phiếu ngân hàng trong nước cũng bị “nhuộm đỏ” bởi những tin tức tiêu cực từ thế giới. Dù vậy, vẫn có một số mã “thoát hiểm” thành công.

Cổ phiếu VPB của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) là mã đáng chú ý nhất trong ngành ngân hàng. Tuần qua, cổ đông VPB đón nhận thông tin quan trọng.

Theo nguồn tin của Bloomberg, VPBank đang ở trong giai đoạn thương lượng cuối cùng để phát hành 15% vốn cho Sumitomo Mitsui Financial Group (SMFG). Theo đó, VPBank sẽ phát hành thêm khoảng 1,19 tỷ cổ phiếu, tương đương 15% vốn cổ phần cho SMFG. Với mức giá khoảng 32.000 đồng/CP, VPBank sẽ thu về khoảng 38.000 tỷ đồng (tương đương 1,6 tỷ USD).

Nhờ đó, dù cổ phiếu ngân hàng chìm trong sắc đỏ, VPBank vẫn có được đà tăng trưởng trong tuần giao dịch nhiều “dông bão”.

Đóng cửa phiên 17/3, VPB đạt 19.700 đồng/CP, tăng 1.400 đồng/CP, tương đương 7,7%. Nhờ đó, vốn hóa thị trường VPBank có thêm 9.398 tỷ đồng.

Trong khi đó, cổ phiếu TPB của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) được hỗ trợ bởi thông tin chia cổ tức. Tuần sau, ngày đăng ký cuối cùng là 21/3, ngày giao dịch không hưởng quyền 20/3. TPBank sẽ thanh toán cổ tức cho cổ đông vào ngày 3/4.

Cổ tức đã giúp TPB “thoát hiểm” thành công cùng VPB. Đóng cửa phiên cuối tuần, TPB đạt 25.300 đồng/CP, tăng 1.300 đồng/CP, tương đương 5,4% sau 1 tuần giao dịch. TPB giúp vốn hóa thị trường TPBank có thêm 2.056 tỷ đồng.

Không có nhiều thông tin quan trọng hỗ trợ nhưng cổ phiếu SHB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội cũng giữ được sắc xanh sau 1 tuần đầy biến động. SHB đóng cửa tuần ở mức 10.250 đồng/CP sau khi tăng 150 đồng/CP, tương đương 1,5%. Vốn hóa thị trường SHB tăng 461 tỷ đồng.

Đây chỉ là một số mã hiếm hoi “vượt bão”. Còn lại, đa số các cổ phiếu ngân hàng khác đều chốt tuần trong sắc đỏ.

VCB của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) chốt tuần ở mức 89.000 đồng/CP, giảm 3.100 đồng/CP, tương đương 3,4%. Dù vậy, VCB vẫn là cổ phiếu ngân hàng có thị giá cao nhất và là cổ phiếu có vốn hóa thị trường lớn nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

Hoàng Tú

Bình Luận

Tin khác

Lần thứ 4 đề xuất giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng cuối năm 2024

Lần thứ 4 đề xuất giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng cuối năm 2024

(CLO) Bộ Tài chính vừa đề xuất giảm 2% thuế suất Thuế Giá trị gia tăng (VAT) cho nửa cuối năm 2024 để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Đây là lần thứ 4, Bộ Tài chính giảm loại thuế này.

Tài chính - Bảo hiểm
Càng Sài Gòn (SGP) tăng lãi Quý 1 nhờ công ty liên kết và hoạt động tài chính

Càng Sài Gòn (SGP) tăng lãi Quý 1 nhờ công ty liên kết và hoạt động tài chính

(CLO) Nhờ doanh thu hoạt động tài chính và lợi nhuận từ công ty liên kết, CTCP Cảng Sài Gòn (SGP) báo lãi Quý 1/2024 tăng trưởng mạnh.

Tài chính - Bảo hiểm
Thu hàng trăm nghìn tỷ mỗi năm từ bán điện, nhưng lợi nhuận của Điện lực miền Nam (EVNSPC) mỏng, đóng thuế cả năm chỉ tương đương khoảng 2 giờ bán điện

Thu hàng trăm nghìn tỷ mỗi năm từ bán điện, nhưng lợi nhuận của Điện lực miền Nam (EVNSPC) mỏng, đóng thuế cả năm chỉ tương đương khoảng 2 giờ bán điện

(CLO) Năm 2023, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) có doanh thu 162.647 tỷ đồng, ước tính mỗi ngày thu về hơn 445 tỷ đồng. Tuy nhiên, doanh nghiệp này có biên lãi ròng rất mỏng chỉ 0,3%, tức là 1.000 đồng doanh thu mới đổi được 3 đồng lãi. Vì vậy, EVNSPC chỉ ghi nhận lãi mỏng và nộp thuế "bèo". Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2022 chỉ vỏn vẹn hơn 32 tỷ đồng, tức là tương đương khoảng 2 giờ bán điện.

Tài chính - Bảo hiểm
Đầu tư I.P.A (IPA) doanh thu tăng trở lại, dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ

Đầu tư I.P.A (IPA) doanh thu tăng trở lại, dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ

(CLO) CTCP Tập đoàn Đầu tư I.P.A (IPA) đã thông qua kế hoạch tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào cuối tháng 5.

Tài chính - Bảo hiểm
Giá vé máy bay tăng đột biến vì 'cõng' nhiều thuế, trách nhiệm thuộc về ai?

Giá vé máy bay tăng đột biến vì "cõng" nhiều thuế, trách nhiệm thuộc về ai?

(CLO) Cục Quản lý giám sát chính sách thuế, phí, lệ phí (Bộ Tài chính) cho biết: Việc quản lý giá dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa thuộc thẩm quyền của Bộ Giao thông vận tải.

Tài chính - Bảo hiểm