Cứ nhồi nhét mua sách bổ trợ, tham khảo, đến lúc nào mới đổi mới giáo dục?

Thứ sáu, 03/09/2021 13:59 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ở lớp 1, lớp 2 đang dạy chương trình đổi mới với triết lý bớt dạy lý thuyết, tăng cường thực hành nhưng hiện nhiều nhà trường vẫn nhồi nhét bán sách bổ trợ, tham khảo khiến nguy cơ mục tiêu đổi mới bị chệch hướng.

Thực trạng nhà trường bán sách tham khảo, sách bài tập, sách bổ trợ mang danh nghĩa tự nguyện tại nhiều trường học ở Hà Nội đang gây nhiều lo lắng cho phụ huynh học sinh, nhất ở các khối lớp 1, lớp 2 đầu năm học mới.

Với những danh mục sách, vở bài tập, sách tham khảo, bổ trợ lên đến cả chục cuốn, điều này không chỉ tăng thêm gánh nặng chi phí của phụ huynh đầu năm học mà khiến cho nội dung học tập vì thế càng thêm nặng nề.

cu nhoi nhet mua sach bo tro tham khao den luc nao moi doi moi giao duc hinh 1

Hiện nay việc sử dụng sách bổ trợ, tham khảo trong giảng day đang khiến cho mục tiêu giảm tải chương trình càng trở nên khó khăn (ảnh Trinh Phúc).

Đầu năm học mới, Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Nguyễn Kim Sơn từng nhấn mạnh: “Đổi mới giáo dục là để chuyển mạnh từ trang bị kiến thức, truyền thụ bị động, sang tăng cường sự sáng tạo, năng động của cả thầy và trò, từ đó phát triển năng lực, phẩm chất, kỹ năng của người học.

Lấy mục tiêu ưu tiên số 1 của giáo dục phổ thông là dạy người, dạy thái độ sống, kỹ năng sống, trách nhiệm xã hội, năng lực tự học, đi cùng với các năng lực khác về nhận thức, về tư duy…, làm nền tảng để tạo dựng nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây là điều cần phải kiên định, kiên trì, xuyên suốt”.

Tuy nhiên, với việc bán và sử dụng sách tham khảo, bổ trợ tràn lan như hiện nay thì mục tiêu đặt ra của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ khó thành hiện thực.

cu nhoi nhet mua sach bo tro tham khao den luc nao moi doi moi giao duc hinh 2

Việc đưa sách bổ trợ, tham khảo vào nhà trường là phản giáo dục (ảnh TL).

Trao đổi với phóng viên báo Nhà báo & Công luận về lý do mua nhiều sách vở theo hướng dẫn của nhà trường, anh Trần Văn Quân ở quận Tây Hồ, Hà Nội cho rằng: “Nói là tự nguyện nhưng cả lớp đều mua, con mình không mua không yên tâm”. Cũng như anh Quân, anh Vũ Ngọc Phương ở quận Nam Từ Liêm chia sẻ, việc mình mua nhiều sách vở hơn so với quy định, một phần vì bán trong nhà trường, được nhà trường tiếp thị nên nể nang mới mua.

Trước thực trạng trên, tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội tâm lý Giáo dục Việt Nam cho rằng: “Điều này đi ngược lại với quan điểm đổi mới giáo dục, gây tốn kém tiền bạc của phụ huynh. Theo tôi, đã sách tham khảo, bổ trợ, bài tập là không bắt buộc. Điều này nhà trường phải nó rõ với giáo viên và phụ huynh.

Phải thay đổi nhận thức của giáo viên và phụ huynh, cách học hiện nay không theo lối cũ, nhiều bài tập, nhồi nhét kiến thức. Cái cần là vận dụng kiến thức vào đời sống. Cái đó là quan trọng nhất”.

Theo tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, đối với cấp 1, cần tạo môi trường cho các em thích học. Còn nếu học quá nặng nề về lý thuyết sẽ không cần thiết. Cần thiết dạy lúc này là tăng cường dạy học kỹ năng sống, trau dồi cảm xúc. Hướng các em đến việc gắn kết với bố mẹ, anh chị em, hàng xóm… Còn cứ việc tập trung hoàn toàn vào sách vở, ôn bài là phản giáo dục hiện đại.

cu nhoi nhet mua sach bo tro tham khao den luc nao moi doi moi giao duc hinh 3

Sử dụng sách bài tập trong giảng dạy đối với lớp 1, lớp 2 là đi ngược mới mục tiêu đổi mới giáo dục (ảnh TL).

Cũng theo Phó Chủ tịch Hội tâm lý Giáo dục Việt Nam, hiện Bộ GD&ĐT không duyệt sách tham khảo nhưng đã đến lúc cần có các quy định để kiểm soát, phải lựa ra được sách nào, ấn phẩm nào cần thiết cho học trò, phải theo nhu cầu của học sinh.

"Không để thả nổi cho thầy trò tự ý đua nhau, rồi dạy nhồi nhét phản giáo dục. Cần có chính sách đối xử với các nhà xuất bản, phải làm việc hết sức quy tắc. Yêu cầu các trường phải triệt để tuân thủ quy định của ngành. Tất cả phải vì trẻ em chứ không phải vì túi tiền, điều này rất nguy hiểm” – thầy Nguyễn Tùng Lâm lo lắng.

Cuối cùng vị chuyên gia này kiến nghị, cần phải khống chế tình trạng đưa sách bổ trợ, tham khảo, bài tập vào trường học một cách tùy tiện nhất là ở cấp 1, cấp 2.  “Nếu bây giờ còn chạy theo cách suy nghĩ cũ, cách học cũ thì đến bao giờ mới cải tiến, thay đổi, đổi mới trong giáo dục được” –  Phó Chủ tịch Hội tâm lý Giáo dục Việt Nam nhận định.

Qua trao đổi với chuyên gia có thể thấy, việc đưa sách bài tập, tham khảo, bổ trợ vào trong nhà trường nếu không siết chặt thì sự nghiệp đổi mới giáo dục rất khó đạt như mục tiêu đề ra.  

Trinh Phúc

Tin khác

Quy định về ảnh thí sinh sử dụng khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Quy định về ảnh thí sinh sử dụng khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

(CLO) Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ảnh của thí sinh trên hệ thống phải bảo đảm độ phân giải là 400x600 pixels, được chụp theo kiểu căn cước công dân và trước thời gian nộp hồ sơ không quá 6 tháng.

Giáo dục
Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(CLO) Năm học 2023-2024, toàn tỉnh Bắc Ninh có 17.296 học sinh lớp 12 (tăng hơn 1 nghìn học sinh lớp 12 so với năm 2023), cùng với khoảng 400 thí sinh tự do sẽ đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Giáo dục
Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

(CLO) Đại học Quốc gia Hà Nội và tỉnh Hà Tĩnh thí điểm hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong nhiều lĩnh vực từ năm học 2024-2025 theo cơ chế đặt hàng.

Giáo dục
Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Theo quy định, thí sinh chịu hoàn toàn trách nhiệm về thông tin khai trong phiếu đăng ký dự thi, vì vậy cần cẩn trong khi thực hiện điền các thông tin.

Giáo dục
Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

(CLO) Chiều 25/4, UBND thành phố Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) thông tin cập nhật kết quả điều tra, xử lý vụ tố cáo một chủ nhóm lớp mẫu giáo bạo hành trẻ em trên địa bàn.

Giáo dục