Cử tri phản ánh về khó khăn trong dạy tích hợp, Bộ Giáo dục và Đào tạo lên tiếng!

Thứ ba, 14/02/2023 18:21 PM - 0 Trả lời

(CLO) Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Bắc Giang gửi tới trước kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV do Ban Dân nguyện chuyển đến.

Theo đó, cử tri tỉnh Bắc Giang cho rằng việc thực hiện giảng dạy các môn tích hợp bậc trung học cơ sở còn nhiều khó khăn, bất cập đối với giáo viên. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai kịp thời kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy liên môn để hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy các môn tích hợp trong nhà trường.

cu tri phan anh ve kho khan trong day tich hop bo giao duc va dao tao len tieng hinh 1

Hiện nay việc dạy học tích hợp đang được triển khai trong nội dung chương trình giáo dục phổ thông mới (ảnh minh họa - nguồn internet).

Về vấn đề này, Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời cụ thể như sau:  Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp trung học cơ sở có môn Khoa học tự nhiên được tích hợp từ các môn Vật lí, Hóa học và Sinh học;

Môn Lịch sử và Địa lý được tích hợp từ các các môn Lịch sử, Địa lí nhằm tạo thuận lợi cho việc khai thác các nội dung dạy học cụ thể một cách toàn diện từ nhiều khía cạnh. 

Chương trình môn Lịch sử và Địa lí bao gồm phân môn Lịch sử và phân môn Địa lí, mỗi phân môn được thiết kế theo mạch nội dung riêng, trong đó nhiều nội dung dạy học liên quan được bố trí gần nhau để hỗ trợ nhau;

Nội dung Lịch sử tích hợp trong những phần phù hợp của nội dung Địa lí và nội dung Địa lí tích hợp trong những phần phù hợp của nội dung Lịch sử. 

Chương trình môn Khoa học tự nhiên bao gồm các chủ đề: Chất và sự biến đổi của chất, vật sống, năng lượng và sự biến đổi, trái đất và bầu trời.

Các chủ đề được sắp xếp chủ yếu theo logic tuyến tính, có kết hợp ở mức độ nhất định với cấu trúc đồng tâm, đồng thời có một số chủ đề liên môn, tích hợp nhằm hình thành các nguyên lí, quy luật chung của thế giới tự nhiên. 

Xác định đây là những môn học mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn các nhà trường, căn cứ tình hình đội ngũ giáo viên của nhà trường, hiệu trưởng phân công giáo viên dạy học các nội dung phù hợp với năng lực chuyên môn của giáo viên. 

Ngoài ra, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn, tập huấn từ nhiều năm qua (Công văn số 5555, Công văn số 4612) và tiếp tục được áp dụng khi dạy học theo chương trình mới.

Từ chương trình hiện hành, việc khai thác các nội dung bài học từ nhiều khía cạnh theo hướng tích hợp (kiến thức Địa lí trong các bài Lịch sử và ngược lại; kiến thức Hóa học, Sinh học trong các bài Vật lí và ngược lại) đã được triển khai từ nhiều năm qua.

Thực hiện nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới, từ năm 2019 đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai biên soạn tài liệu và tập huấn cho giáo viên cốt cán cả nước các modul bồi dưỡng cho giáo viên về Chương trình giáo dục phổ thông (do Chương trình ETEP phối hợp với các trường đại học sư phạm và các đơn vị liên quan đảm nhiệm).

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 2454/QĐ-BGDĐT và Quyết định 2455/QĐ-BGDĐT về Chương trình bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở dạy môn Khoa học tự nhiên, môn Lịch sử và Địa lý.

Như vậy, đối với mỗi giáo viên, việc dạy học những nội dung phù hợp với chuyên môn không có gì thay đổi lớn so với chương trình hiện hành. Việc thay đổi chủ yếu nằm ở kế hoạch giáo dục của nhà trường (phân công giáo viên, xếp thời khóa biểu), đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn (Công văn số 5512, Công văn số 2613, Công văn số 3699) và được các nhà trường triển khai thực hiện. 

Việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, tuy ban đầu có những khó khăn do quen với việc một giáo viên dạy một môn và xếp thời khóa biểu chia đều số tiết/tuần, nhưng qua một thời gian thực hiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kiểm tra, chỉ đạo điểm và nhân rộng, đến nay cơ bản đã được các trường trung học cơ sở thực hiện đáp ứng yêu cầu.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Chuyển đổi số trong giáo dục còn nhiều thách thức

Chuyển đổi số trong giáo dục còn nhiều thách thức

(CLO) Theo Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số đòi hỏi người lao động phải có năng lực số. Nhà trường chính là nơi đào tạo, bồi dưỡng và phát triển năng lực thiết yếu đó.

Giáo dục
Trường Cao đẳng Y tế Thái Bình: Ký kết hợp tác quốc tế trao đổi học thuật và văn hóa với trường Hokkaido Bunkyo

Trường Cao đẳng Y tế Thái Bình: Ký kết hợp tác quốc tế trao đổi học thuật và văn hóa với trường Hokkaido Bunkyo

(CLO) Sáng ngày 13/5, Trường Cao đẳng Y tế Thái Bình tổ chức lễ ký kết thoả thuận hợp tác với Trường Đại học Hokkaido Bunkyo (Nhật Bản) và Công ty cổ phần Tư vấn kết nối Việt Nhật - JV connect.

Giáo dục
TP HCM chỉ đạo về quy trình quản lý trường tư, trường có yếu tố nước ngoài

TP HCM chỉ đạo về quy trình quản lý trường tư, trường có yếu tố nước ngoài

(CLO) UBND TP HCM giao Sở GD&ĐT phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu, đề xuất quy trình quản lý việc thay đổi địa điểm hoạt động, mở thêm chi nhánh, cơ sở của các trường ngoài công lập, trường có yếu tố nước ngoài, nhằm đảm bảo linh hoạt, chặt chẽ, đúng quy định.

Giáo dục
Công bố 87 đơn vị liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế

Công bố 87 đơn vị liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế

(CLO) Danh sách đơn vị được phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam tính đến tháng 5/2024.

Giáo dục
Hơn 20 trường đại học công bố điểm chuẩn tuyển sinh

Hơn 20 trường đại học công bố điểm chuẩn tuyển sinh

(CLO) Hiện nay, các trường đại học tuyển sinh bằng xét tuyển học bạ đã bắt đầu công bố điểm chuẩn xét tuyển, trong đó nhiều ngành lấy 18 điểm, ngành cao lấy 27 điểm cho tổ hợp 3 môn.

Giáo dục