Cục trưởng Điện ảnh phản hồi kiến nghị của nghệ sĩ về 300 phim nhựa bị hư hỏng

Chủ nhật, 02/04/2023 19:35 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trả lời báo chí, ông Vi Kiến Thành - Cục trưởng Điện ảnh cho biết không cần thiết in phục hồi lại 300 phim hỏng nặng ở Hãng Phim truyện vì bản gốc đã lưu ở Viện Phim.

'Chưa cần thiết phục hồi lại 300 phim hỏng nặng'

Vào cuối tháng 3, khoảng 20 nghệ sĩ, nhân viên của Hãng Phim truyện Việt Nam đã gửi kiến nghị lên Bộ VHTT&DL về gần 300 phim ở kho bị hư hỏng nặng, trong đó có các tác phẩm kinh điển. Họ đề nghị Bộ nghiên cứu chuyên sâu về thiệt hại, đưa ra hướng xử lý. Nhiều người cho rằng phương án tối ưu là công ty Vivaso - hiện là nhà đầu tư chiến lược, nắm 65% cổ phần hãng phim - in lại toàn bộ bản bị hỏng theo đúng tiêu chuẩn quốc tế và chuyển cho Chính phủ quản lý.

Đến tối 1/4, báo chí đưa tin Cục trưởng Điện ảnh Vi Kiến Thành phản hồi về vấn đề gần 300 bản phim bị hư hỏng. Ông Vi Kiến Thành cho biết, ông thấu hiểu tâm trạng bức xúc của nghệ sĩ, nhưng nhận định việc kiến nghị Vivaso in lại toàn bộ phim theo tiêu chuẩn quốc tế là "chưa cần thiết trong điều kiện thực tiễn và không phù hợp quy định của Luật Điện ảnh".

cuc truong dien anh phan hoi kien nghi cua nghe si ve 300 phim nhua bi hu hong hinh 1

Bản gốc phim "Đêm hội Long Trì" được lưu trữ tại kho của Viện Phim Việt Nam. Ảnh: vnexpress

cuc truong dien anh phan hoi kien nghi cua nghe si ve 300 phim nhua bi hu hong hinh 2

Kho phim bị ẩm mốc tại Hãng Phim truyện Việt Nam. Ảnh: Đạo diễn Thanh Vân

cuc truong dien anh phan hoi kien nghi cua nghe si ve 300 phim nhua bi hu hong hinh 3

Một góc trụ sở Hãng Phim truyện Việt Nam. Ảnh: vnexpress

Theo Luật Điện ảnh 2006, chức năng nhiệm vụ của Hãng phim truyện Việt Nam là đơn vị sản xuất, không phải cơ sở lưu trữ. Luật quy định Viện phim Việt Nam là cơ sở duy nhất lưu trữ phim ngành văn hóa.

Những phim Nhà nước đặt hàng, đề tài chiến tranh Cách mạng khi tạm lưu ở hãng là những bản phục vụ nhiệm vụ sản xuất. Với đặc thù phim nhựa, mỗi phim có bản gốc negative hình (màu hoặc đen trắng) và bản positive (hoàn chỉnh) chuẩn màu và hình. Sản xuất xong, một bản positive được lưu chiểu tại Cục Điện ảnh, một bản lưu ở Viện phim. Sau thời hạn lưu chiểu, bản tại Cục Điện ảnh được đưa về Viện.

"Hiện nay, các bản phim gốc do Nhà nước đặt hàng, trong đó có nhiều tác phẩm điện ảnh kinh điển đều đang được bảo quản trong điều kiện tiêu chuẩn quốc tế tại Viện, có thể sẵn sàng sử dụng để trình chiếu, phục vụ các đợt phim kỷ niệm, các nhiệm vụ chính trị", ông Thành cho biết.

Ông Vi Kiến Thành nhận định Vivaso phải có trách nhiệm giữ kho phim. "Những cuốn phim này đòi hỏi phải được bảo quản trong điều kiện kỹ thuật ngặt nghèo, phải có các chuyên gia kỹ thuật chăm sóc chứ không thể bỏ bẵng như thế. Nếu hãng phim coi những bản phim này là tài sản, nhất thiết phải có kế hoạch và phương án bảo quản. Phim nhựa lâu năm nhưng tồn tại trong bối cảnh không có điều hòa, không được hút ẩm thường xuyên thì hỏng hóc là điều chắc chắn", ông Thành nói.

Cuối năm ngoái, biên kịch Phương Dung cho biết cùng đạo diễn Thanh Vân vào kho của hãng kiểm tra, sốc khi thấy điều hòa hỏng, nhiều thước phim chảy nước, ẩm mốc. Họ đề nghị lãnh đạo Vivaso sửa máy lạnh nhưng những người này lơ đi. Sau đó, nhóm nghệ sĩ đề nghị được góp tiền sửa chữa điều hòa nhưng không được chấp thuận.

Họ cũng cho rằng việc bà Phan Linh Chi - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - nói 300 phim ở hãng "chỉ là bản sao, bản copy, các bản gốc đã được lưu trữ tại Viện phim" trong cuộc họp hôm 24/3 là không chính xác. Theo các nghệ sĩ, phim ở kho là một trong hai bản gốc còn lại và là bản hoàn chỉnh nhất về định màu, ánh sáng.

Bảo tồn bản gốc thuộc trách nhiệm của Viện Phim Việt Nam 

Sáng 31/3, ông Nguyễn Danh Thắng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Phim truyện Việt Nam (tên trên giấy tờ của Hãng Phim truyện Việt Nam) cho biết: "Chúng tôi không được giao nhiệm vụ và cũng không đủ điều kiện, cơ sở hạ tầng, phương tiện kỹ thuật để lưu trữ các cuộn phim nhựa lâu dài. Việc lưu giữ các cuốn phim này của công ty nhằm mục đích kinh doanh, phổ biến phim theo chức năng. Những tác phẩm này trước đây đã được chiếu nhiều lần, hiện không đủ chất lượng để chiếu và cũng không còn nơi nào sử dụng máy chiếu phim nhựa. Công ty đã chuyển toàn bộ phim thành dạng file để lưu giữ tại các ổ cứng".

Ông Thắng nói thêm kho của Hãng Phim truyện là tài sản thông thường để khai thác, không phải di sản hay tài liệu quý của Nhà nước cần bảo tồn. Việc bảo tồn bản gốc thuộc trách nhiệm của Viện Phim Việt Nam.

cuc truong dien anh phan hoi kien nghi cua nghe si ve 300 phim nhua bi hu hong hinh 4

Những cuốn phim bị mốc, hỏng do bảo quản ẩu ở Hãng phim truyện Việt Nam. Ảnh: vov

Nghệ sĩ chia sẻ với báo chí về kho phim và đạo cụ bị hỏng. Video: Vnexpress

X

Ngoài kho phim, các nghệ sĩ nhắc lại nhiều thiệt hại về cơ sở vật chất trong quá trình cổ phần hóa, khiến đơn vị bị bỏ hoang. Nhiều người cho biết mong chờ kết quả rà soát của Thanh tra Chính phủ trước ngày 25/4, với hy vọng mở ra tương lai cho hãng. Trước mắt, họ mong muốn vấn đề thoái vốn của Vivaso được giải quyết dứt điểm, được đóng nối bảo hiểm sau những năm bị cắt quyền lợi. Ngoài ra, họ kỳ vọng đơn vị tiếp quản hãng có định hướng rõ ràng, tạo công ăn việc làm cho các nghệ sĩ.

Hãng phim truyện Việt Nam được thành lập năm 1953, trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch. Lịch sử tồn tại của hãng gắn liền với dòng phim cách mạng và nghệ thuật.

Năm 2016, hãng chào mời cổ phần hóa. Sau nhiều lùm xùm, tổng công ty vận tải thủy Vivaso hoàn tất quá trình mua lại đơn vị vào tháng 6 cùng năm. Hãng hiện mang tên Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển phim truyện Việt Nam. Tháng 9/2018, thanh tra Chính phủ kết luận việc cổ phần hóa hãng có nhiều sai phạm, trong đó có việc cho thuê văn phòng, thuê đất trái thẩm quyền, vi phạm quản lý tài sản, kinh doanh lỗ liên tiếp.

Sau kết quả này, công ty vận tải thủy Vivaso - đơn vị giữ 65% cổ phần hãng phim - xin thoái vốn. Tuy nhiên, sau bốn năm, quá trình này chưa hoàn tất, khiến nghệ sĩ của hãng nhiều lần kiến nghị.

Năm 1953, Hãng Phim truyện Việt Nam được thành lập. Đây là nơi sản xuất các tác phẩm kinh điển như Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Em bé Hà Nội, Chị Tư Hậu, Chung một dòng sông.

Hãng Phim truyện Việt Nam sau này thua lỗ triền miên trước khi được cổ phần hóa. Năm 2017, sau khi cổ phần hóa, Công ty Vận tải thủy (Vivaso) là cổ đông lớn nhất, có quyền chi phối Hãng Phim truyện Việt Nam. Nhưng sau đó tranh cãi giữa các nghệ sĩ, đạo diễn và lãnh đạo Visaco liên tiếp xảy ra. Một năm sau, Thanh tra Chính phủ kết luận việc cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam có nhiều sai phạm.

Sau đó, Vivaso xin thoái vốn nhưng suốt nhiều năm chưa thể hoàn tất. Hiện, Vivaso chưa rút khỏi hãng.

Đ.T (t/h) 

Bình Luận

Tin khác

Giáo hội Phật giáo Việt Nam lên tiếng về người được cho là 'Sư Thích Minh Tuệ'

Giáo hội Phật giáo Việt Nam lên tiếng về người được cho là 'Sư Thích Minh Tuệ'

(CLO) Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) vừa có văn bản khẳng định, người được cho là 'Sư Thích Minh Tuệ' không phải là tu sĩ Phật giáo, không tu tập và không là nhân sự của bất cứ ngôi chùa, cơ sở tự viện nào.

Đời sống văn hóa
Độc đáo lễ Tậc ka coong của đồng bào Cơ Tu ở Thừa Thiên Huế

Độc đáo lễ Tậc ka coong của đồng bào Cơ Tu ở Thừa Thiên Huế

(CLO) Đồng bào Cơ Tu ở tỉnh Thừa Thiên Huế lần đầu tiên tổ chức tái hiện lễ hội cúng thần núi Tậc ka koong với các nghi thức truyền thống.

Đời sống văn hóa
20 đoàn nghệ thuật tham gia Liên hoan Tiếng hát Làng Sen 2024

20 đoàn nghệ thuật tham gia Liên hoan Tiếng hát Làng Sen 2024

(CLO) Liên hoan tiếng hát Làng Sen 2024 là bản hòa tấu ngân vang được cất lên bằng những lời ca, điệu múa ca ngợi công ơn trời biển của Bác Hồ, những thành tựu đổi mới của quê hương, đất nước.

Đời sống văn hóa
Hình bàn chân trên đá

Hình bàn chân trên đá

(CLO) Nhân kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại dọc Trường Sơn, nhà báo, nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh - người đã hai lần vào Trường Sơn làm nhiệm vụ phóng viên chiến trường trong những năm tháng chống Mỹ cứu nước đã đến thăm Bảo tàng Trường Sơn, xúc động viết bài thơ "Hình bàn chân trên đá". Tòa soạn trân trọng giới thiệu bài thơ này cùng bạn đọc.

Đời sống văn hóa
Đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa, khẩu hiệu kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa, khẩu hiệu kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

(CLO) Những ngày này, đường phố tại Thủ đô Hà Nội được trang hoàng băng rôn, áp phích, cờ đỏ sao vàng... để hướng tới kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024).

Đời sống văn hóa