Cuộc chiến bản quyền giữa các chính phủ và các “đại gia công nghệ”: Vẫn cần có nhau…

Thứ năm, 04/03/2021 10:15 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Tới thời điểm này, cuộc chiến bản quyền tin tức giữa Facebook và Australia đã có những thỏa thuận bước đầu.

Nhưng cũng chính từ những thỏa thuận bước đầu ấy, dù chưa ai có thể khẳng định cuộc chiến bản quyền rồi sẽ diễn tiến như thế nào, nhưng có thể thấy rõ, trong tương lai ngành báo chí thế giới sẽ có những ngã rẽ mới, và dù đối đầu hay đối thoại, thì nhìn vào bối cảnh truyền thông công nghệ hiện nay, giữa báo chí và các tập đoàn công nghệ vẫn sẽ hiện diện mối quan hệ “cộng sinh”.

Cần nhau để tồn tại

Đó là hàm ý mà phía Facebook dường như mong muốn phía Chính phủ Australia và báo chí nói riêng cũng như các chính phủ đang có ý định “đứng về phe Australia” và báo chí nói chung thấu hiểu sau những đối đầu, tranh cãi thời gian qua.

_117159730_facebookyes

Tới thời điểm này, với việc không còn giữ những khăng khăng ban đầu rằng, “những lợi ích thu được từ việc chia sẻ nguồn thông tin trên mạng xã hội Facebook với các đơn vị báo chí địa phương là rất ít, chỉ chiếm khoảng 4% doanh thu của công ty”, rằng, “Bộ Quy tắc thương lượng truyền thông bắt buộc mà chính phủ Australia theo đuổi đang thiên về hướng có lợi nhiều hơn cho các hãng truyền thông”, đồng thời cũng rút lại ý định “xóa bỏ nội dung tin tức của các tổ chức truyền thông Australia khỏi nền tảng mạng xã hội của mình” cũng đủ cho thấy Facebook nhận diện rõ họ không tiếp tục giữ thái độ “căng hết mức”, ngạo mạn và bất cần quá mức với giới báo chí. Thậm chí, việc bà Campbell Brown - Phó Chủ tịch về đối tác tin tức toàn cầu của Facebook, đã phải ra tuyên bố phát ngôn rằng nói Facebook sẽ tiếp tục đầu tư vào tin tức trên thế giới, cũng cho thấy mạng xã hội đã bước đầu “hiểu chuyện”.

Nhưng về phần mình, bản thân giới báo chí cũng không thể “phủ nhận sạch trơn” những tác động mà Facebook đã ảnh hưởng đến đời sống báo chí. Lời khẳng định của Facebook trong loạt những tranh cãi vừa qua rằng năm 2020, mạng công nghệ này tạo ra khoảng 5,1 tỷ kết nối miễn phí tại Australia, có giá trị ước tính lên tới 407 triệu AUD (321,53 triệu USD) cho các đơn vị báo chí địa phương, có thể cần phải kiểm chứng nhưng thiết nghĩ vẫn có tỷ lệ xác thực nhất định trong đó. Điều đó đồng nghĩa với việc, báo chí truyền thống có lợi ích từ việc mạng xã hội, các hãng công nghệ như Facebook, Google sử dụng tin tức của họ. Việc Chính phủ Australia đã phát đi tín hiệu sẽ tạo điều kiện để Google và Facebook có thêm thời gian ký các thỏa thuận thương mại với các hãng tin tức trong nước về việc tham gia các sản phẩm tin tức của Google News Showcase và Facebook News cũng cho thấy phần nào tính chất tương hỗ giữa báo chí và các tập đoàn công nghệ.

Thay đổi thái độ, thay đổi tương lai

Theo nhiều nhà quan sát, vấn đề cốt lõi còn lại, một khi cuộc chiến giữa báo chí và các đại gia công nghệ hay còn gọi là Big Tech khép lại, là tương lai của báo chí cũng như cái nhìn của giới công nghệ về sự hợp tác với báo chí sẽ thay đổi như thế nào. Như Trang Xa lộ toàn cầu đã nói trong số báo trước, điều cốt lõi là sự ngạo mạn cố hữu, cái tâm lý “báo giới phải cần ta” của giới công nghệ lâu nay phải bị xóa bỏ và trên hết là “công lý phải được thực thi”. Nói điều này, bởi một thực tế rõ ràng rằng, dù diễn giải theo cách nào, thì các Big Tech như Facebook, như Google không thể phủ nhận rằng họ đã kiếm tiền trên chất xám của báo giới. Từ cách đây gần 3 năm, một nghiên cứu từ Liên minh Truyền thông tin tức đăng trên tờ The New York Times ước tính Google kiếm được 4,7 tỷ USD doanh thu quảng cáo gắn với ngành báo chí trong năm 2018. Một khảo sát mới đây của Đại học Canberra (Úc) cho thấy có đến 46% người được hỏi cho biết họ sử dụng các mạng xã hội như Facebook để đọc tin tức. Vậy, tin tức ấy đến từ đâu nếu không phải là từ các cơ quan báo chí truyền thống? Còn theo một báo cáo của Ủy ban Người tiêu dùng và Cạnh tranh Úc (ACCC), Google và Facebook kiếm được nguồn thu khổng lồ từ quảng cáo trực truyến nhờ thu hút người dùng truy cập vào các nền tảng của họ thông qua việc sử dụng những dòng tiêu đề, đoạn trích nội dung tin tức hoặc đường link dẫn đến các bài báo. Như vậy, rõ ràng, không nhờ tin tức báo chí, Google và Facebook lấy đâu ra chừng ấy doanh thu?

_117081328_zuck-getty-1

Đã đến lúc, các Big Tech phải nhận diện được một cách chân xác nhất thực tế ấy và chính họ, không ai khác phải trả lại công bằng cho báo chí, hay nói như Bộ trưởng Tài chính Australia Josh Frydenberg, “phải củng cố khuôn khổ để đảm bảo các hãng tin tức được trả công xứng đáng”, “khắc phục được sự bất công bằng kinh tế giữa công nghệ và báo chí”.  “Trả thế nào cho xứng đáng” lại là một góc độ khác, hứa hẹn nhiều tranh luận gay gắt nữa, nhưng điều quan trọng nhất là câu chuyện “trả phí bản quyền tin tức cho báo chí” phải được bắt đầu một cách thực sự nghiêm túc. Và điều quan trọng nhất, là những động thái ấy chắc chắn sẽ giúp tạo dựng một ngã rẽ mới cho tương lai của ngành truyền thông. Trong tương lai ấy, báo chí truyền thống có vị trí, tiếng nói xứng đáng với vị thế mà họ đáng được hưởng, và các Big Tech, dưới áp lực của hàng loạt các chính phủ, sẽ phải có mối quan hệ hợp tác, đôi bên cùng có lợi với báo chí, chứ không còn là chuyện ban ơn như bấy lâu.

Hà Trang

Tin khác

“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

(CLO) Nói về tác phẩm “Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp” nhà báo Trần Thu Hà cho biết: “Bộ phim chỉ 50 phút, nhưng chúng tôi cố gắng chuyển tải được giá trị từ khối lượng thông tin đồ sộ, thành những câu chuyện dễ hiểu, mới mẻ và thu hút được khán giả, nhưng vẫn phải đảm bảo tính chính xác của thông tin”.

Nghề báo
Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

(CLO) Chiều 1/5, tại khu vực hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), Báo Quân đội nhân dân (QĐND) phối hợp với Liên đoàn Xe đạp - Mô tô thể thao Việt Nam và một số đơn vị tổ chức Lễ khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”.

Nghề báo
Nhà báo Đinh Quang Thành với giờ phút may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp

Nhà báo Đinh Quang Thành với giờ phút may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp

(CLO) Theo nhà báo Đinh Quang Thành: “Trưa ngày 30/4/1975, tôi không nghĩ mình có thể vào được Dinh Độc Lập ở giây phút lịch sử đó. Sau bao ngày cùng các đơn vị bộ đội trải qua gian khổ…, có mặt ở thời khắc lịch sử quan trọng ấy, đối với tôi đó là điều vô cùng may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp”.

Nghề báo
Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

(NB&CL) “Đối với chúng tôi, những năm tháng làm phóng viên chiến trường là thời gian ghi lại những ký ức hào hùng của dân tộc và cũng là thời gian tích lũy kinh nghiệm, hiểu biết về nghề làm báo, viết báo. Thật tự hào mỗi khi vào lại Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, tôi lại đắm chìm trong nỗi nhớ ngày 30/4/1975”- Nhà báo Đậu Ngọc Đản - người phóng viên miền Bắc đầu tiên có mặt tại Dinh Độc Lập 30/4/1975, sau 50 năm, vẫn xúc động khi trò chuyện về những năm tháng lịch sử.

Nghề báo
Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(CLO) Trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo