Cuộc chiến chống hàng giả- cơ hội cho hàng Việt lên ngôi

Thứ sáu, 03/04/2015 12:39 PM - 0 Trả lời

Cuộc chiến chống hàng giả- cơ hội cho hàng Việt lên ngôi

Thị trường hàng tết bắt đầu vào mùa sôi động, các doanh nghiệp bước vào cuộc chạy đua cho những kế hoạch về nguồn hàng cung ứng cho dịp tết. Tuy vậy, hàng hóa không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu hàng nhái, hàng rởm đang tràn lan, khiến cho các doanh nghiệp Việt lo ngại. Hàng rởm đang tràn ngập, hàng thật lao đao là chuyện nhãn tiền nhưng cơ hội khẳng định uy tín sản phẩm cũng cần được đặt ra đối với doanh nghiệp Việt lúc này.
 
Báo Công luận
 
Rậm rịch hàng rởm, hàng nhái
 
Là dịp dễ “bội thu” nhưng thị trường hàng tết năm nay gặp phải nhiều khó khăn khi kinh tế chưa khởi sắc, tình trạng hàng rởm, hàng nhái ăn theo đang làm xáo trộn một số mặt hàng trên thị trường. Teo ông Lê Tế Bảo - Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu VN- hiện nay chỉ cần đưa mẫu cho các cơ sở sản xuất ở nước ngoài thì chỉ trong vòng 15-30 ngày đã nhận được sản phẩm mới, làm y hệt sản phẩm thật, khó phân biệt đâu là thật đâu là giả.
Đã là hàng giả thì chất lượng không cao, nhưng nguồn hàng dồi dào, giá rẻ, mẫu mã đẹp, phong phú nên dễ bán. Cái khó nhất của chúng ta là hàng nhái, hàng giả từ nước ngoài đưa vào đến 60-70%, chỉ cần qua các đường mòn biên giới là có thể lọt vào các khu chợ và di chuyển sâu vào nội địa.
 
Trên thực tế, thời điểm này, tình trạng một số các mặt hàng như bánh kẹo ngoại không rõ nguồn gốc đang ồ ạt về TP.HCM bày bán rất dễ dàng. Nhiều cơ sở sản xuất bánh kẹo nhỏ lẻ trong nước mua bánh kẹo hàng xá với số lượng lớn, mua bao bì, nhãn mác đóng gói rồi tuồn ra thị trường bán vào thời điểm tết với nhãn mác, hạn sử dụng nhập nhèm… cũng đang được các chuyên gia cảnh báo. Việc này không chỉ gây ảnh hưởng tới người tiêu dùng mà còn làm các doanh nghiệp bánh kẹo trong nước rơi vào thế bí. Nhiều doanh nghiệp trong nước phải đau đầu với bài toán hàng lậu, hàng giả tràn lan ngoài thị trường nên chỉ dám tăng sản lượng 5-10% cho dịp tết, nhấp nhổm mong…đừng lỗ. Do đó, với tình trạng đường nhập lậu chưa được kiểm soát chặt hiện nay, các doanh nghiệp Việt lại phải tìm đường phù hợp để có các “chiêu” hâm nóng sức mua, khuyến khích và tăng niềm tin của người tiêu dùng vào sản phẩm mới mong bán được sản phẩm.
 
Doanh nghiệp Việt phải tăng sức cạnh tranh
 
Một cuộc cạnh tranh diễn ra trên thị trường hàng Tết và các doanh nghiệp Việt đã chính thức bước vào cuộc chiến đẩy lùi hàng nhái, hàng rởm trước khi có các biện pháp mạnh của cơ quan chức năng ngăn chặn. Lợi thế của các doanh nghiệp năm nay là người tiêu dùng đã quan tâm nhiều hơn đến sản phẩm trong nước. Nhưng để có được thế chủ lực, chiếm lĩnh thì mỗi doanh nghiệp đều phải có những phương án riêng biệt để hút khách. Nắm được thực tiễn, cân nhắc chương trình khuyến mãi, giảm giá khác để điều chỉnh thị trường…là một số phương pháp đã đang và sẽ tiếp tục được các doanh nghiệp Việt áp dụng, Chẳng hạn như công ty Vissan chủ trương không tăng giá bán, thậm chí sẽ tổ chức các chương trình khuyến mãi để kích cầu. Mục tiêu là giữ giá để bảo vệ mạng lưới, bán được nhiều hàng hơn, qua đó giảm chi phí sản xuất, bảo đảm lợi nhuận. Còn công ty Bibica, dù giá bao bì, nguyên liệu chính tăng trung bình hơn 10% nhưng công ty chỉ tăng giá 5-8% đối với 60% mặt hàng. Cùng với kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng, công tác phối hợp để kích cầu tiêu dùng cũng được các DN đưa ra để thúc đẩy sức mua trên thị trường. Dọn đường cho “mùa làm ăn” nên việc đưa ra các chương trình kích cầu, tăng sức mua là cần thiết để nâng cao doanh thu, lợi nhuận. Bên cạnh các hoạt động khuyến mãi, đa dạng hóa sản phẩm và tạo sức hấp dẫn với khách hàng, nhiều doanh nghiệp chú ý đến giá cả hợp với túi tiền và có sức cạnh tranh cao. Tị trường hàng hóa Tết Nguyên đán năm nay các doanh nghiệp tiếp tục đăng ký tham gia bình ổn thị trường vẫn tăng, có sự liên kết với nhà phân phối nên giá cả sẽ được ổn định.
 
Có thể nói, năm nay, hàng hóa của doanh nghiệp trong nước chiếm ưu thế lớn dù đang gặp lực cản từ hàng nhái, hàng rởm. Tuy nhiên, đứng trước thách thức, doanh nghiệp Việt cần phát huy lợi thế, đưa mẫu mã và chất lượng hàng hóa trong nước có sự chuyển biến rõ rệt hơn nữa. Nếu như trước đây, việc đổi mới sáng tạo chỉ dừng lại ở chất lượng thì hiện nay các doanh nghiệp đã chăm chút hơn trong việc đầu tư mẫu mã sản phẩm…Tất nhiên, cần thiết là phải có nhiều doanh nghiệp đồng lòng, hợp sức vì đây không còn nằm ở sự cạnh tranh để chiếm thị phần nữa mà còn là sự cạnh tranh về niềm tin, giá trị thực và chất lượng sản phẩm Việt.
 
Hà Vân

Tin khác

Ngày mai, giá xăng lại giảm tiếp?

Ngày mai, giá xăng lại giảm tiếp?

(CLO) Trong phiên điều chỉnh ngày mai (16/5), giá xăng trong nước có thể giảm trên dưới 300 đồng/lít tùy loại.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá vàng tăng cao trở lại, 'ôm' vàng liệu có trúng lớn?

Giá vàng tăng cao trở lại, "ôm" vàng liệu có trúng lớn?

(CLO) Sáng nay (15/5), giá vàng SJC bật tăng 800.000 đồng/lượng chiều bán ra, lên mức 89,8 triệu đồng/lượng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tăng nhập khẩu để bình ổn giá vàng trong nước: Rủi ro tiềm tàng

Tăng nhập khẩu để bình ổn giá vàng trong nước: Rủi ro tiềm tàng

(CLO) Một số ý kiến quan ngại, trong trường hợp Việt Nam tăng nhập khẩu vàng, duy trì dài hạn việc đấu thầu vàng sẽ ảnh hưởng lớn tới ngoại hối và công tác điều hành tỷ giá.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hệ sinh thái Fuji của ông Nguyễn Trường Giang quy mô hàng nghìn tỷ, kinh doanh bết bát, nhiều năm thua lỗ, vẫn nhận được dự án nghìn tỷ tại Bắc Giang

Hệ sinh thái Fuji của ông Nguyễn Trường Giang quy mô hàng nghìn tỷ, kinh doanh bết bát, nhiều năm thua lỗ, vẫn nhận được dự án nghìn tỷ tại Bắc Giang

(CLO) Fuji Phúc Long và Fuji Bắc Giang là 2 pháp nhân tiêu biểu trong hệ sinh thái các doanh nghiệp liên quan đến doanh nhân Nguyễn Trường Giang - Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Bắc Giang. Cả 2 đều có quy mô lên đến hàng nghìn tỷ đồng nhưng kinh doanh bết bát và nhiều năm thua lỗ.

Tài chính - Bảo hiểm
SeABank lần thứ 5 được vinh danh trong Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

SeABank lần thứ 5 được vinh danh trong Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

(CLO) Vừa qua, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) đã được vinh danh tại nhiều giải thưởng quan trọng trong nước và quốc tế gồm: Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam, Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam (Vietnam Report); Top 50 doanh nghiệp dẫn đầu năm 2024 (The Silicon Review - Mỹ), ghi nhận những nỗ lực không ngừng của Ngân hàng trong quá trình chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ.

Thị trường - Doanh nghiệp