"Cuộc chiến taxi": Bộ Tài chính - Công Thương nói gì?

Thứ hai, 17/07/2017 11:32 AM - 0 Trả lời

Trong thời gian vừa qua, đã có một số ý kiến cho rằng chính sách thuế đối với hoạt động kinh doanh vận tải Uber, Grab chưa đảm bảo công bằng, bình đẳng với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi truyền thống. Tuy nhiên, lãnh đạo Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) cho biết, pháp luật về thuế hiện hành áp dụng thống nhất giữa các loại hình doanh nghiệp (thống nhất về mức thuế suất, về điều kiện ưu đãi đầu tư, chế độ miễn, giảm thuế,...).

(CLO) Trong thời gian vừa qua, đã có một số ý kiến cho rằng chính sách thuế đối với hoạt động kinh doanh vận tải Uber, Grab chưa đảm bảo công bằng, bình đẳng với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi truyền thống. Tuy nhiên, lãnh đạo Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) cho biết, pháp luật về thuế hiện hành áp dụng thống nhất giữa các loại hình doanh nghiệp (thống nhất về mức thuế suất, về điều kiện ưu đãi đầu tư, chế độ miễn, giảm thuế,...). [caption id="attachment_173323" align="aligncenter" width="648"]Báo Công luận Ba Bộ: GTVT, Tài chính, Công Thương đều khẳng định, mọi điều kiện kinh doanh giữa taxi truyền thống và Uber, Grab là bình đẳng, nhưng với các Hiệp hội và doanh nghiệp taxi truyền thống, đó là cuộc đấu không cân sức. (Ảnh internet)[/caption] Những ngày qua, câu chuyện quản lý xe hợp đồng điện tử như Uber, Grab luôn nóng bỏng trên các diễn đàn. Các cuộc tranh luận ngày càng trở nên gay gắt hơn bởi gần đây Bộ Giao thông vận tải đã đề xuất việc cấm dịch vụ đi chung xe, Thành phố Hà Nội đề xuất cấm xe Uber, Grab ở một tuyến và giới hạn số đầu xe... Vào cuối tháng 6, Bộ GTVT tổ chức cuộc họp giữa các hãng taxi truyền thống, Uber, Grab và đại diện nhiều bộ ngành nhằm giải quyết căng thẳng gần đây. Ông Nguyễn Tiến Long, Thư ký Hiệp hội taxi Hà Nội đã trình bày bài tham luận “nhắm” vào Uber, Grab và cả Bộ GTVT với những lập luận tương đối gay gắt. Theo ông Long, hiện Uber và Grab toàn quốc phát triển đến 40.000 xe, Hà Nội khoảng 15.000 xe. Ông này cho rằng, với tiềm năng tài chính hàng tỷ USD, Uber và Grab thực hiện các biện pháp khuyến mãi, giảm giá đã vi phạm Luật Cạnh tranh nhằm “khuynh đảo” taxi truyền thống rồi thống lĩnh toàn bộ thị trường taxi.

Các "ông lớn" của taxi truyền thống là Mai Linh, Vinasun đều cho rằng, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp mình gặp nhiều khó khăn do Uber, Grab hoạt động tràn lan, nhất là ở hai thành phố lớn như TPHCM và Hà Nội khiến thị trường taxi cạnh tranh khốc liệt. Sự bất bình đẳng về thuế và các điều kiện kinh doanh khác dành cho Uber, Grab đã gây thiệt hại lớn về doanh thu cho Mai Linh, Vinasun cũng như các hãng taxi truyền thống.

Trước những ý kiến trên, Bộ Tài chính và Bộ Công Thương đã lên tiếng. Mức thuế tương đương Theo đó, lãnh đạo Vụ Chính sách thuế cho rằng, thuế GTGT với Uber, Grab là 3%, thuế thu nhập DN 2% trên doanh thu được hưởng. Trong khi thuế GTGT đang áp dụng đối với taxi truyền thống là 10% nhưng phần thuế này được khấu trừ mức tương đương ở chi phí đầu vào như chi phí văn phòng, sửa chữa, mua sắm tài sản cố định... được khấu trừ thuế GTGT 10%. Một số doanh nghiệp kinh doanh taxi truyền thống đề nghị được áp dụng cách tính doanh thu tính thuế như đã hướng dẫn đối với Uber, Grab hoặc cho taxi truyền thống nộp thuế GTGT với thuế suất 5% thay vì 10% như hiện nay; đồng thời kiến nghị doanh thu tính thuế đối với Uber, Grab phải trên cơ sở 100% doanh thu. Trả lời về kiến nghị này, đại diện Vụ Chính sách thuế cho hay, về thuế GTGT, pháp luật thuế hiện hành đã quy định: Đối với phương pháp khấu trừ thuế GTGT, doanh nghiệp áp dụng thuế suất thuế GTGT đối với dịch vụ vận tải là 10%, thuế GTGT phải nộp bằng thuế GTGT đầu ra trừ thuế GTGT đầu vào. Do đó, khi xác định thuế GTGT phải nộp doanh nghiệp được khấu trừ thuế GTGT của các chi phí đầu vào (như chi phí văn phòng, sửa chữa, mua sắm tài sản cố định...). Theo Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 thì thuế suất thuế GTGT dần được quy về áp dụng thống nhất 10%, thuế suất 5% chỉ áp dụng đối với hàng hóa thiết yếu và thuế suất 0% áp dụng đối với hàng xuất khẩu. "Như vậy, kiến nghị “cho taxi truyền thống nộp thuế GTGT với thuế suất 5%” là không có cơ sở", 
phía Vụ Chính sách thuế nhấn mạnh. Về thuế TNDN: Toàn bộ doanh thu từ hoạt động kinh doanh vận tải đều phải kê khai, nộp thuế. Đối với từng tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chia sẻ doanh thu có nghĩa vụ nộp thuế trên phần doanh thu được chia theo thỏa thuận hợp tác. Nếu xác định doanh thu tính thuế của Uber, Grab là 100% doanh thu vận tải thu được từ khách hàng sẽ dẫn đến việc đánh thuế trùng và không hợp lý, vì: trong số 100% doanh thu vận tải thu được từ khách hàng, Uber chỉ được hưởng 20% doanh thu vận tải; phần còn lại 80% doanh thu vận tải được chia cho tổ chức, cá nhân hợp tác với Uber theo thỏa thuận hợp đồng hợp tác kinh doanh và tổ chức, cá nhân này phải kê khai, nộp thuế theo quy định đối với phần doanh thu được hưởng. "Với thông tin cho rằng “taxi truyền thống đang phải chịu khá nhiều loại thuế, phí với mức thuế suất chênh lệch khá xa so với Grab, Uber” là không đúng". Bộ Tài chính đang chỉ đạo Tổng cục Thuế rà soát các trường hợp có dấu hiệu rủi ro gian lận về thuế để xử lý theo quy định của pháp luật. Khuyến mại không có nghĩa là vi phạm Vừa qua, tại buổi Họp báo thường kỳ Bộ Công Thương, khi được hỏi nhận định của Bộ Công Thương (cụ thể là Cục Quản lý cạnh tranh và Cục Xúc tiến thương mại) về việc Uber và Grab liên tục khuyến mại gây mất bình đẳng trong cạnh tranh, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định "việc doanh nghiệp liên tục khuyến mại không có nghĩa là vi phạm, các doanh nghiệp có thể có nhiều khuyến mại nhưng vẫn phải đăng ký và tuân thủ đúng theo quy định pháp luật" Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, sự ra đời của Uber và Grab đã đem lại lợi ích cho người tiêu dùng, về giá cả và về chất lượng. "Bất kỳ loại hình kinh doanh nào, doanh nghiệp nào khi thực hiện ở Việt Nam đều phải tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Về phía Bộ Công Thương, Bộ rất quan tâm đến tính cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng của hai loại hình kinh doanh này. Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan chức năng giám sát hai loại hình này ở hai lĩnh vực mà Ngành quản lý", người phát ngôn Bộ Công Thương nhấn mạnh.

 Bảo Quyên

Tin khác

Dòng kiều hối sẽ 'chảy' vào phân khúc nào trong thị trường bất động sản?

Dòng kiều hối sẽ 'chảy' vào phân khúc nào trong thị trường bất động sản?

(CLO) Thị trường bất động sản hồi phục kéo theo các dòng vốn lớn bắt đầu quay trở lại. Trong đó, dòng vốn từ kiều hối được kỳ vọng sẽ giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thị trường trong thời gian tới.

Bất động sản
Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tăng 6,25%

Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tăng 6,25%

(CLO) Mặc dù chưa thể hồi phục về quy mô bình thường nhưng chỉ số sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh trong tháng 4/2024 đã tăng 6,25% so với cùng kỳ.

Kinh tế vĩ mô
Nigeria và Ấn Độ quyết định sử dụng nội tệ trong thương mại

Nigeria và Ấn Độ quyết định sử dụng nội tệ trong thương mại

(CLO) Ấn Độ và Nigeria có thể sẽ sớm hoàn tất thỏa thuận về giải quyết nợ và thanh toán bằng nội tệ, với mục đích tăng cường hơn nữa mối quan hệ kinh tế song phương, Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ tuyên bố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mục tiêu tới năm 2030, thu nhập bình quân của người dân Đông Nam Bộ đạt 16.000 USD/năm

Mục tiêu tới năm 2030, thu nhập bình quân của người dân Đông Nam Bộ đạt 16.000 USD/năm

(CLO) Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 370/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kinh tế vĩ mô
Đầu tư I.P.A (IPA) doanh thu tăng trở lại, dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ

Đầu tư I.P.A (IPA) doanh thu tăng trở lại, dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ

(CLO) CTCP Tập đoàn Đầu tư I.P.A (IPA) đã thông qua kế hoạch tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào cuối tháng 5.

Tài chính - Bảo hiểm