Cuộc chiến Việt Nam- trải nghiệm tác nghiệp khó quên

Chủ nhật, 30/04/2017 20:52 PM - 0 Trả lời

Cuộc chiến tranh tại Miền Nam Việt Nam đã diễn ra từ giữa những năm 50 của thế kỷ XX, nhưng phải đến non một thập kỷ sau đó, đội ngũ phóng viên chiến trường quốc tế mới được danh chính ngôn thuận tới tác nghiệp tại chiến trường Sài Gòn. Và cũng chính từ đây, những trải nghiệm tác nghiệp khó quên đã khiến không ít các cây bút, tay máy quốc tế đã phải “Bàng hoàng trước sự thật”, “Ghi lại chính xác những gì nhìn thấy” và buộc phải trung thực khẳng định với nước Mỹ và thế giới rằng: “Cuộc chiến là địa ngục”.

(NB&CL) Cuộc chiến tranh tại Miền Nam Việt Nam đã diễn ra từ giữa những năm 50 của thế kỷ XX, nhưng phải đến non một thập kỷ sau đó, đội ngũ phóng viên chiến trường quốc tế mới được danh chính ngôn thuận tới tác nghiệp tại chiến trường Sài Gòn. Và cũng chính từ đây, những trải nghiệm tác nghiệp khó quên đã khiến không ít các cây bút, tay máy quốc tế đã phải “Bàng hoàng trước sự thật”, “Ghi lại chính xác những gì nhìn thấy” và buộc phải trung thực khẳng định với nước Mỹ và thế giới rằng: “Cuộc chiến là địa ngục”.

[caption id="attachment_161026" align="aligncenter" width="640"]Báo Công luận Xe tăng quân giải phóng tiến vào Dinh Độc lập ngày 30/4/1975. Ảnh: AP[/caption]

Phải viết sự thật về cuộc chiến

Peter Arnett được hãng tin AP cử đến miền Nam Việt Nam hồi tháng 6 năm 1962, khi đó ông mới 27 tuổi. Trong thời gian từ tháng 6/1962 đến tháng 5/1975, 13 năm lăn lộn trên chiến trường, Arnett đã “khai sinh” ra khoảng 3.000 bài báo, có mặt ở hầu hết các trận chiến ác liệt giữa quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng hòa với lực lượng của Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam. Trong số các trận chiến Arnett đưa tin có trận Ấp Bắc vào tháng 1 năm 1962, Phong trào Phật giáo ở Sài Gòn và Huế năm 1963, cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm tháng 11 năm 1963. Trong bốn năm tiếp theo, ông đưa tin quân đội Mỹ giao tranh với lực lượng miền Bắc Việt Nam, Chiến dịch Mậu Thân năm 1968, chiến trường Campuchia năm 1970, Chiến dịch Xuân hè 1972. Peter Arnett là một trong ba phóng viên AP còn lại ở Sài Gòn vào ngày quân đội miền Bắc tiến vào thành phố ngày 30/4/1975.

Và chính trong cái ngày mà ông gọi là “Sài Gòn thất thủ” (Sai Gon has falled), là ngày để lại trong ông kỷ niệm tác nghiệp khó quên. Ông kể: “Tôi không bao giờ quên được nét mặt của anh bạn Matt Franjola khi thông báo về những chiếc xe tăng với các binh sĩ miền Bắc mặc quân phục đang tiến về phía Dinh Độc lập. Cạnh ngay chỗ văn phòng làm việc của tôi, nhiều nhóm lính Việt Nam Cộng hòa đã vứt bỏ quân phục, quăng cả vũ khí vào ô cửa các cửa hiệu. Tôi chạy như bay về văn phòng và hét lên: George! Sài Gòn thất thủ, gọi trụ sở New York đi. Khi ấy, đồng hồ chỉ 11h43 ngày 30/4/1975”. Sau khi hét lên với Trưởng văn phòng đại diện của hãng AP tại Sài Gòn George Esper, Peter Arnett vội vàng viết một bản tin về những gì mình chứng kiến, chuyển cho người phụ trách điện tín người Việt tên là Tammy rồi cùng với Matt Franjola đi thăm dò các con phố. Peter Arnett nhớ lại: “Chúng tôi gặp rất nhiều đồng nghiệp khác đang đi ra từ Dinh Độc lập, trong đó có Neil Davis, một phóng viên quay phim người Australia. Anh này nói đã chứng kiến tận mắt Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh bị dẫn đi”. Sau này, nhớ lại, Arnett vẫn còn như nguyên cảm giác sững sờ khi đó. “Trong 13 năm đưa tin về chiến tranh Việt Nam, tôi chưa từng mường tượng rằng nó sẽ kết thúc như buổi trưa ngày 30/4 năm ấy. Tôi đã nghĩ các kịch bản, nó phải chấm dứt với một thỏa thuận chính trị như ở Lào, hay thậm chí theo kiểu ngày tận thế với một thành phố bị phá nát hoang tàn… Nhưng trên thực tế, đã có sự đầu hàng vô điều kiện, tiếp nối bằng hai giờ gặp với các quân nhân vũ trang của miền Bắc trong văn  phòng AP ở Sài Gòn, nói chuyện và uống Coca với bánh quy. Với tôi, cuộc chiến đã kết thúc như thế đấy”.

Nhưng trải nghiệm đáng nhớ nhất trong 13 năm lăn lộn tác nghiệp của Peter Arnett trên chiến trường miền Nam Việt Nam là việc một ký giả như ông nhận ra rằng: “Những bài viết của chúng tôi từ miền Nam Việt Nam rất quan trọng, bởi sự can dự của Mỹ ngay từ đầu đã gây nên tranh luận và vấp phải sự phản đối ở chính nước Mỹ. Công việc của chúng tôi là viết sự thật về cuộc chiến như chính những gì chúng tôi chứng kiến. Vì thế các tác phẩm của chúng tôi thường bị phê bình là quá chỉ trích chính phủ Mỹ… Nhưng tôi tin rằng việc viết những câu chuyện chiến tranh như vậy rất đáng giá dù phải chịu hiểm nguy, bởi vì độc giả ở Mỹ muốn biết sự thật về điều đang xảy ra ở Việt Nam”.

[caption id="attachment_161028" align="aligncenter" width="640"]Báo Công luận Bìa cuốn sách Sài Gòn sụp đổ của Peter Arnett.[/caption]

Chiến tranh có giọng nói khủng khiếp

Năm 1968, đúng lúc cuộc chiến tranh tại chiến trường miền Nam Việt Nam bước vào hồi ác liệt, chàng trai 18 tuổi Patrick Chauvel, con trai một nhà báo nổi tiếng của AFP và Le Figaro, chú ruột là nhà làm phim về Điện Biên Phủ lừng danh Pierre Schoendoerffer rời Paris đến với Sài Gòn, bắt đầu công việc phóng viên chiến trường. Chạm vào thực tế nghề báo, chiến tranh đã khiến chàng nhà báo tuổi đời còn quá trẻ đến từ kinh đô ánh sáng lúc ấy thực sự quá đỗi ngỡ ngàng. Sau này, năm 2013 khi trở lại Việt Nam giới thiệu bộ phim “Phóng viên chiến trường” của mình, Patrick Chauvel kể lại rằng khi ông khởi nghiệp phóng viên, thực sự với bản tính yêu bản thân mình, ông coi công việc này giống như một cuộc khám phá hơn là làm việc. Nhưng những năm sau này, lăn lộn tác nghiệp trên chiến trường, đã giúp chàng phóng viên người Pháp ngộ ra rằng: "Chiến tranh có giọng nói khủng khiếp, và nó đến với bạn cực kỳ nhanh... Những người chết nằm kia, họ không chỉ đơn thuần là con số thương vong…. Tôi nhận ra rằng những gì mình đang chứng kiến, trải qua, chịu đựng, đều lớn hơn rất nhiều so với cuộc sống bé nhỏ của mình”.

Rồi cuộc gặp gỡ với một người lính quân giải phóng. Patrick kể: “Anh ấy là tù nhân chiến tranh, khi nhận ra tôi là người Pháp, anh đã cố gắng nói chuyện với tôi trong một lúc. Anh đã từng học ĐH Sorbonne ở Paris. Cha mẹ anh cũng là những người lính vệ quốc thời kháng chiến chống Pháp, và bây giờ đến lượt anh tham gia cuộc chiến chống Mỹ. Trước đây, tôi thường cho rằng đối phương hễ thấy chúng tôi là bắn chứ không thể có kiểu trò chuyện như thế này. Thế nhưng người lính này vô cùng dễ mến, anh đã khiến cho tôi “mở mắt” rất nhiều. Tôi nhận ra rằng đối phương, những người lính từ rừng ra, cũng là những người có học thức, có tình cảm”.

Nước Mỹ đã trở thành kẻ yếu

Vượt qua định kiến, vượt qua những cấm cản: phụ nữ không được chính thức cho phép đưa tin về chiến sự, nhà báo tự do Beverly Deepe đã là một trong khoảng 70 nhà báo nữ người Mỹ dám xông pha tới tác nghiệp ở khu vực xa xôi và nguy hiểm như chiến trường Đông Nam Á và là một trong số rất ít nữ nhà báo tới chiến trường miền Nam Việt Nam. Nên nhớ, vào thời điểm tháng 2 năm 1962 khi Beverly Deepe tới Việt Nam chỉ có 8 phóng viên người nước ngoài sống và làm việc tại Sài Gòn. Máu nghề, ham khám phá, nhưng trước mảnh đất lạ được nhiều đồng nghiệp rỉ tai là vô cùng hiểm nguy, Beverly Deepe đã có ý định chỉ nán lại tác nghiệp khoảng 2 tuần. Nhưng rốt cuộc, có lẽ chính Beverly Deepe cũng không lý giải nổi vì sao mình lại nán lại mảnh đất này lâu đến vậy, 2 tuần đã trở thành 8 năm. 8 năm ấy đủ để biến một Beverly Deepe từ chỗ còn ngỡ ngàng với Việt Nam trở nên “thông thổ” hơn nhiều. Những chuyến tác nghiệp đi khắp Việt Nam bằng máy bay trực thăng quân sự Mỹ, đến các vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh… và cả mối quan hệ nghề nghiệp hết sức đặc biệt với nhà báo- nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn đã giúp nữ ký giả 26 tuổi người Mỹ dần dần hiểu ra nhiều sự thật khác, mới mẻ hơn về những con người, về mảnh đất mà cô đã được nghe trước đó. Trong suốt 8 năm, Beverly Deepe đã cố gắng mô tả chân thực sự tàn bạo, sự phức tạp của cuộc chiến, kể những câu chuyện về người nông dân Việt Nam với độc giả nước Mỹ. Và cô hiểu cuộc sống của những người nông dân chân lấm tay bùn, lý do vì sao họ ủng hộ Việt Minh cũng như vì sao bom đạn lại càng khiến họ quyết tâm chống giặc hơn. Nữ phóng viên trẻ cũng có thể đã nhận thấy những mầm mống của điều đã trở thành thảm họa toàn diện của Mỹ tại Việt Nam. Đầu năm 1968, bằng những trải nghiệm của mình, Beverly Deepe đã phải viết lên rằng: “Nước Mỹ, cường quốc quân sự hùng mạnh nhất trong lịch sử, đã trở thành kẻ yếu vào thời điểm này trong cuộc chiến tranh đa diện: Chính trị, tâm lý học, những trận chiến quân sự và sự bài ngoại”.

[caption id="attachment_161030" align="aligncenter" width="640"]Báo Công luận Lực lượng phòng không bảo vệ bầu trời HN Noel năm 1972. Ảnh: Patrick Chauvel[/caption]

Sài Gòn là môi trường báo chí lý tưởng

Với Carl Robinson, phóng viên ảnh/biên tập viên ảnh/phóng viên viết của Hãng tin AP tại chiến trường miền Nam Việt Nam từ 1968 đến năm 1975, Việt Nam thực sự mà một mối tình đúng nghĩa, mối cơ duyên mà trước khi đến với đất nước hình chữ S, có lẽ ông cũng không bao giờ có thể ngờ tới. Thực ra, Carl Robinson đến Sài Gòn từ 4 năm trước đó, năm 1964 khi nghe lời khuyên của một người bạn Hong Kong “hãy sang Nam Việt Nam trước khi nó sụp đổ”, ông mua vé lên một chiếc tàu chở hàng Pháp đến Sài Gòn vào những ngày đầu năm 1964. Công việc đầu tiên của chàng trai người Mỹ không phải là viết báo mà là một thành viên của Phái bộ viện trợ Mỹ (USAID) để “đem lại ánh sáng văn minh” cho Việt Nam. Nhưng Carl Robinson mau chóng nhận ra những chính sách giả dối của Mỹ tại miền Nam Việt Nam. Sau Tết Mậu Thân 1968, ông quyết định rời bỏ USAID. Ông nói thẳng với sếp của mình ở USAID: “Người Mỹ đã thất bại trong việc giành trái tim và khối óc của người dân địa phương”. Chính sự từ nhiệm này và việc quyết định lấy vợ Việt Nam khiến Carl Robinson bị CIA liệt vào “danh sách đen” (black list) những người Mỹ bị theo dõi tại Sài Gòn. Đã trót mang tình yêu với xứ sở nhiệt đới này, trong đó có cả tình yêu của cô gái quê Gò Công, Tiền Giang, Carl Robinson vẫn quyết định ở lại Việt Nam, con đường làm báo cho hãng AP, đến với ông như một cơ duyên không ngờ trước. Thật may mắn cho Carl Robinson, bất chấp việc ông bị lọt vào “danh sách đen”, AP vẫn quyết định thu nhận ông với vai trò vừa là phóng viên vừa là nhiếp ảnh gia. Carl Robinson đã không phụ lòng mong đợi của lãnh đạo AP. 7 năm tác nghiệp tại Sài Gòn, Carl Robinson đã đi khắp các vùng đất, viết nhiều về các phong trào đấu tranh vì hòa bình tại các đô thị miền Nam Việt Nam, ra tới cả “địa ngục trần gian” Côn Đảo… vừa là phóng viên viết vừa là người chụp ảnh, Carl Robinson đã chứng kiến “những khoảnh khắc tồi tệ nhất của cuộc chiến tranh Việt Nam qua phim âm bản đen trắng”. Ông nhận ra: “Viết về chuyện giao tranh rất nguy hiểm nhưng thật ra rất dễ, khó là viết về chính trị của cuộc chiến tranh” nhưng cũng “ngộ” ra rằng: “Sài Gòn là trường học báo chí lý tưởng, là nơi hoàn hảo để trở thành một nhà báo”. Và chính tại “Trường học báo chí lý tưởng” này, Carl Robinson đã có cuộc phỏng vấn đáng nhớ của cuộc đời mình: phỏng vấn Dương Văn Minh vào cuối tháng 4/1975 khi đó đang đứng trước khả năng lên làm tổng thống chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

[caption id="attachment_161035" align="aligncenter" width="640"]Báo Công luận Những bức ảnh "Hồi niệm" về chiến tranh của Tim Page luôn tạo nhiều xúc cảm.[/caption]

“Cuộc chiến Việt Nam đã làm nên cuộc đời tôi, từng giết chết tôi và cũng giúp tôi tồn tại”

Đó là chia sẻ rất thật của phóng viên ảnh chiến trường nổi tiếng Tim Page với báo điện tử Vnexpress cách đây ít năm. Ký giả người Anh này đến Việt Nam năm 1965 trên tư cách là phóng viên ảnh chiến trường cho các hãng UPI, AP, và tờ Paris Match. Trong hồi ức của Tim Page: “Đến Sài Gòn khi đó giống như bước chân vào một xứ sở trong chuyện cổ, giống một thị trấn thời thuộc địa từ những năm 1915. Một nơi pha lẫn sự cổ kính, rất lãng mạn nhưng cũng rất khốn khổ và điên rồ vì chiến tranh”. Nhưng cũng thật kỳ lạ, tại chính mảnh đất chiến trường ác liệt, nơi đã từng không ít lần ông nghĩ rằng “không biết phải làm gì, không biết phải tìm kiếm cái gì để chụp”, 4 lần bị thương với gần 500 mảnh đạt găm trên người, Tim Page vẫn khẳng định được mình bằng không ít những bức ảnh chiến sự giá trị. Ông đã có mặt tại Sài Gòn vào Tết Mậu Thân năm 1968 và cũng là người ghi lại hình ảnh các binh đoàn đầu tiên của Mỹ đặt chân đến Sài Gòn… Tất cả chỉ dở dang khi tháng 4/1969, lúc ông nhảy ra khỏi trực thăng để phụ khiêng các binh sĩ bị thương lên máy bay, một mảnh pháo lớn đã cắm phập vào đầu của Tim. Tim may mắn thoát chết, chỉ mất một năm giải phẫu não và hồi phục sức khoẻ tại Mỹ. Chính trong thời gian nằm viện này, Tim Page bắt đầu tham gia sâu hơn vào phong trào phản chiến dấy lên bởi các cựu binh và phế binh Mỹ trở về từ chiến trường Việt Nam. Cuộc chiến Việt Nam đã là một “vết hằn” khó phai trong ký ức Tim Page. Đó cũng là lý do ông trở đi trở lại Việt Nam đến hơn 60 lần, sau này, vào năm 2015, nhân kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Việt Nam, Tim Page đã tổ chức một cuộc triển lãm ảnh mang tên “Hồi niệm” tại TP. Hồ Chí Minh- dự án tập hợp lại những bức ảnh về chiến tranh Đông Dương. Tim Page tâm sự: “Tôi ghét chiến tranh, tôi muốn có hòa bình. Tôi muốn mọi người đến triển lãm để họ hiểu hơn về lịch sử, hiểu hơn về đất nước và con người Việt Nam”.

Hà Trang  (tổng hợp)

Tin khác

“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

(CLO) Nói về tác phẩm “Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp” nhà báo Trần Thu Hà cho biết: “Bộ phim chỉ 50 phút, nhưng chúng tôi cố gắng chuyển tải được giá trị từ khối lượng thông tin đồ sộ, thành những câu chuyện dễ hiểu, mới mẻ và thu hút được khán giả, nhưng vẫn phải đảm bảo tính chính xác của thông tin”.

Nghề báo
Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

(CLO) Chiều 1/5, tại khu vực hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), Báo Quân đội nhân dân (QĐND) phối hợp với Liên đoàn Xe đạp - Mô tô thể thao Việt Nam và một số đơn vị tổ chức Lễ khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”.

Nghề báo
Nhà báo Đinh Quang Thành với giờ phút may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp

Nhà báo Đinh Quang Thành với giờ phút may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp

(CLO) Theo nhà báo Đinh Quang Thành: “Trưa ngày 30/4/1975, tôi không nghĩ mình có thể vào được Dinh Độc Lập ở giây phút lịch sử đó. Sau bao ngày cùng các đơn vị bộ đội trải qua gian khổ…, có mặt ở thời khắc lịch sử quan trọng ấy, đối với tôi đó là điều vô cùng may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp”.

Nghề báo
Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

(NB&CL) “Đối với chúng tôi, những năm tháng làm phóng viên chiến trường là thời gian ghi lại những ký ức hào hùng của dân tộc và cũng là thời gian tích lũy kinh nghiệm, hiểu biết về nghề làm báo, viết báo. Thật tự hào mỗi khi vào lại Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, tôi lại đắm chìm trong nỗi nhớ ngày 30/4/1975”- Nhà báo Đậu Ngọc Đản - người phóng viên miền Bắc đầu tiên có mặt tại Dinh Độc Lập 30/4/1975, sau 50 năm, vẫn xúc động khi trò chuyện về những năm tháng lịch sử.

Nghề báo
Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(CLO) Trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo