Cuốn sách hay về thời tuổi trẻ của Bác Hồ

Thứ sáu, 20/05/2016 11:41 AM - 0 Trả lời

Nhân dịp kỷ niệm 126 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2016), Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách “Thầy giáo Nguyễn Tất Thành ở trường Dục Thanh” của nhà văn Sơn Tùng. Với 100 trang, cuốn sách tái hiện lại quãng thời gian Bác Hồ (khi đó tên là Nguyễn Tất Thành) đi từ Huế vào Nam và dừng chân dạy học ở trường Dục Thanh thuộc tỉnh Phan Thiết.

(NBCL) Nhân dịp kỷ niệm 126 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2016), Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách “Thầy giáo Nguyễn Tất Thành ở trường Dục Thanh” của nhà văn Sơn Tùng. Với 100 trang, cuốn sách tái hiện lại quãng thời gian Bác Hồ (khi đó tên là Nguyễn Tất Thành) đi từ Huế vào Nam và dừng chân dạy học ở trường Dục Thanh thuộc tỉnh Phan Thiết.

nguyentatthanh

30 năm mới đến tay độc giả

Không nhiều người biết rằng phải đến gần ba thập kỷ sau khi nhà văn Sơn Tùng hoàn thiện, cuốn sách “Thầy giáo Nguyễn Tất Thành ở trường Dục Thanh” mới được đến tay độc giả. Bản thảo cuốn sách do ông Bùi Sơn Định - con trai nhà văn sưu tầm từ những trang viết tay của cha.

Cuốn sách tái hiện lại quãng thời gian Bác Hồ (khi đó tên là Nguyễn Tất Thành) đi từ Huế vào Nam với hành trình gian nan vượt đèo Cù Mông, Rù Rì, Đèo Cả và dừng chân dạy học ở Trường Dục Thanh (tỉnh Phan Thiết) - trường học do những người yêu nước lập nên. Đặc biệt, hình ảnh thầy giáo Nguyễn Tất Thành với phương pháp dạy học truyền cảm hứng, khai mở những hiểu biết về lịch sử dân tộc, tình yêu Tổ quốc, hun đúc ý chí và rèn luyện nhiều kỹ năng trong cuộc sống cho học sinh được tái hiện sinh động qua những trang sách. Đây chính là dấu ấn của Người đã để lại cho ngôi trường cũng như thế hệ học sinh từng được là học trò của Người. Cùng với các tác phẩm “Búp sen xanh”, “Bông sen vàng”, “Cuộc chia ly trên bến Nhà Rồng”, cuốn “Thầy giáo Nguyễn Tất Thành ở trường Dục Thanh” do Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành, sẽ giúp người đọc hiểu thêm về thời tuổi trẻ của Bác Hồ trước khi Người ra đi tìm đường cứu nước.

Đọc cuốn sách này, độc giả sẽ thấy rõ tâm tư, tình cảm của thầy giáo Nguyễn Tất Thành khi đất nước đang trong vòng nô lệ, nỗi đau đáu của cha khi “nước mất, nhà tan...”.

Viết về Bác bằng cái tâm sáng

Có điều mà độc giả trông đợi nhất về cuốn sách “Thầy giáo Nguyễn Tất Thành ở trường Dục Thanh” chính là việc đây là “đứa con tinh thần” của nhà văn Sơn Tùng- người gần như cả đời chuyên tâm viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh với các đầu sách đáng kể như: Búp sen xanh, Bông sen vàng, Cuộc chia li trên bến Nhà Rồng, Tấm chân dung Bác Hồ, Bác về, Sáng ánh tâm đăng Hồ Chí Minh, Bác Hồ cầu hiền tài, Từ làng Sen... Bằng cách viết sâu sắc, sự dày công tìm tòi, khảo cứu, đặc biệt cộng với một tình cảm yêu kính vô bờ dành cho vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, nhà văn Sơn Tùng đã viết nên những tác phẩm sinh động về thời trẻ của Bác Hồ. Những tác phẩm này giúp độc giả hiểu rõ thêm về gia đình, nguồn cội, bối cảnh xã hội đã hun đúc nên một nhân tài kiệt xuất của dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới.

Nhà văn từng tâm sự rằng suốt hơn ba mươi năm cầm súng, cầm bút, ông đã dành nhiều thời gian và tâm huyết vào công việc ghi chép về thời niên thiếu của Bác Hồ. Ông đã  tìm gặp anh chị của Bác Hồ và hỏi han được nhiều điều quý giá. Từ đó, ông lần theo đầu mối ấy đến những nơi BácHồ từng sống, học tập, dạy học, làm việc, gặp gỡ những người cùng thời với Bác để hỏi han với một thái độ, một trách nhiệm, một tình cảm như một

người làm công tác khảo cổ học. Giáo sư, Tiến sĩ Sử học, Nhà giáo Ưu tú Mạch Quang Thắng chia sẻ khi đọc tác phẩm: "Nhà văn Sơn Tùng viết tác phẩm bằng cái tâm sáng, nhiệt thành, ngòi bút đầy cảm xúc, có sức lay động tình nhân ái... Chỉ mấy chục trang viết thôi, nhưng quả thực, nhà văn Sơn Tùng đã tái hiện được quãng thời gian đáng nhớ trong cuộc đời Bác Hồ".

Nhân dịp này, bên cạnh các tác phẩm của nhà văn Sơn Tùng, Nhà xuất bản Kim Đồng còn ấn hành nhiều tác phẩm viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh như: “Cha và con” (Hồ Phương); “Bác của chúng ta” (Bích Thuận); “Kể chuyện Bác Hồ” (nhiều tác giả); “Bác Hồ viết di chúc và Di chúc của Bác Hồ” (Hồi ký Vũ Kỳ, Thế Kỷ ghi); “Theo chân Bác” (thơ Tố Hữu, tranh Văn Thơ)...

PV

Tin khác

Du khách thích thú khám phá 'thủy cung không nước' tại Hà Nội

Du khách thích thú khám phá 'thủy cung không nước' tại Hà Nội

(CLO) Thủy cung không nước - Waterless Aquarium (Trung tâm thương mại Aeon Mall Hà Đông, Hà Nội) ứng dụng công nghệ để mô phỏng sinh vật biển, mang đến cho du khách trải nghiệm thú vị về một thế giới đại dương đầy màu sắc.

Đời sống văn hóa
Thừa Thiên Huế: 4 ngày nghỉ lễ tổng doanh thu ngành du lịch ước đạt 170 tỷ đồng

Thừa Thiên Huế: 4 ngày nghỉ lễ tổng doanh thu ngành du lịch ước đạt 170 tỷ đồng

(CLO) Thừa Thiên Huế đón khoảng 110.000 khách du lịch đến địa phương, tổng lượng khách đã đặt phòng lưu trú ước đạt 58.000 lượt (trong đó có khoảng 43.000 khách nội địa và 15.000 khách quốc tế), tổng doanh thu ước đạt 170 tỷ đồng.

Đời sống văn hóa
Đặc sắc lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui của người Jrai

Đặc sắc lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui của người Jrai

(CLO) Nghi lễ cúng cầu mưa Yang Pơtao Apui diễn ra trên đỉnh núi thần Chư Tao Yang, được phục dựng nguyên bản theo phong tục của người Jrai bản địa.

Đời sống văn hóa
A Huynh và hành trình chế tác cây đàn đá của người Ja Rai

A Huynh và hành trình chế tác cây đàn đá của người Ja Rai

(NB&CL) Dù không trải qua một trường lớp âm nhạc nào nhưng bằng tài năng thiên bẩm cùng với niềm đam mê cháy bỏng về các loại nhạc cụ cổ xưa của người Ja Rai, Nghệ nhân Ưu tú A Huynh ở Kon Tum đã kiên trì mày mò, tự nghiên cứu và chế tác thành công đàn đá, loại cụ kỳ lạ nhất của người Tây Nguyên, cũng là thứ nhạc cụ cổ xưa nhất của loài người.

Đời sống văn hóa
Du khách hào hứng trải nghiệm không gian phố đi bộ Tam Đảo

Du khách hào hứng trải nghiệm không gian phố đi bộ Tam Đảo

(CLO) Hàng nghìn khách du lịch hòa mình vào không gian phố đi bộ đầu tiên ở thị trấn Tam Đảo, tham dự các chương trình vui chơi giải trí, thưởng thức âm nhạc và ẩm thực đường phố...

Đời sống văn hóa