Cứu nền kinh tế, Pakistan khuyến khích người dân uống ít trà hơn

Thứ năm, 16/06/2022 10:53 AM - 0 Trả lời

(CLO) Hôm qua (15/6), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Phát triển Pakistan có bài phát biểu, khuyến khích người dân nước này uống ít trà hơn để giữ cho nền kinh tế phát triển, khi nước này phải vật lộn với lạm phát tăng vọt và đồng rupee mất giá nhanh.

Được biết, ông chia sẻ với các phóng viên rằng người Pakistan có thể cắt giảm lượng tiêu thụ trà của mình, khoảng "một hoặc hai tách" mỗi ngày vì hoạt động nhập khẩu trà đang gây thêm căng thẳng tài chính cho chính phủ.

Ông Iqbal giải thích: Chúng tôi nhập khẩu trà bằng một khoản vay và cho biết thêm rằng các doanh nghiệp nên đóng cửa sớm hơn để bảo toàn điện năng trong bối cảnh giá năng lượng leo thang chóng mặt.

cuu nen kinh te pakistan khuyen khich nguoi dan uong it tra hon hinh 1

Những người phục vụ chuẩn bị phục vụ trà cho khách hàng tại một nhà hàng ở Islamabad hôm thứ Tư. Ảnh: AFP.

Theo Đài Quan sát Phức hợp Kinh tế, quốc gia Nam Á với 220 triệu dân này là nhà nhập khẩu trà hàng đầu thế giới, đã mạnh tay chi hơn 640 triệu USD nhập khẩu chè vào năm 2020.

Trong nhiều tháng nay, Pakistan đã phải đối mặt với các vấn đề kinh tế nghiêm trọng, dẫn đến việc tăng giá thực phẩm, khí đốt và dầu.

Trong khi đó, nguồn dự trữ ngoại tệ của nước này đang nhanh chóng cạn kiệt. Theo hãng tin Reuters, quỹ của ngân hàng trung ương đã giảm từ 16,3 tỷ USD vào cuối tháng 2 xuống chỉ còn hơn 10 tỷ USD vào tháng 5, giảm hơn 6 tỷ USD và chỉ đủ để thanh toán lượng hàng nhập khẩu trong hai tháng.

Văn hoá uống trà từ lâu đã ngấm vào trong máu thịt của người dân Pakistan, được biết họ thưởng trà dưới nhiều hình thức - đen, xanh, nóng, lạnh, ngọt, mặn - nhưng phổ biến nhất là pha trà bằng cách ủ lá trong sữa có đường đun sôi.

Sau khi nghe được thông tin trên, trên khắp các trang mạng xã hội, người Pakistan đã bày tỏ nỗi băn khoăn rằng liệu yêu cầu này của ông Iqbal có phải là ưu việt khi cho rằng việc giảm tiêu thụ trà sẽ giúp giảm bớt khó khăn kinh tế của đất nước.

Ông Jan Muhammad, 45 tuổi, một tài xế xe tải chia sẻ rằng ông uống từ 15 đến 20 cốc mỗi ngày, ông băn khoăn “Tại sao chúng tôi nên giảm việc uống trà… chúng ta uống bằng chi phí của mình, chúng ta không uống bằng tiền của chính phủ,” ông nói thêm: với tính chất công việc thường xuyên lái xe cả ngày đêm, uống trà sẽ giúp tôi tỉnh táo, tập trung hơn.

Tại một quầy trà ở chợ Aabpara của Islamabad, thợ làm bánh Muhammad Ibrahim chia sẻ rằng anh uống 12 cốc trà mỗi ngày, nếu giảm lượng trà xuống anh e là sẽ không chịu đựng được.

Được biết, cuộc khủng hoảng kinh tế của Pakistan là cốt lõi của cuộc đấu tranh chính trị hồi đầu năm nay giữa Thủ tướng Shehbaz Sharif và người tiền nhiệm Imran Khan, dẫn đến việc Khan bị phế truất vào tháng Tư.

Vào tháng trước, Pakistan đã cấm nhập khẩu các mặt hàng không thiết yếu và xa xỉ nhằm "kiểm soát lạm phát gia tăng, ổn định dự trữ ngoại hối, củng cố nền kinh tế và giảm sự phụ thuộc của đất nước vào nhập khẩu", theo Bộ trưởng Thông tin Marriyum Aurangzeb tại một cuộc họp báo trên Ngày 19/5.

Vào thời điểm đó, ông Sharif tuyên bố rằng quyết định này "sẽ tiết kiệm cho chính phủ nguồn ngoại tệ quý giá" và Pakistan phải "thắt lưng buộc bụng".

Vào cuối tháng 5, chính phủ đã nâng trần giá nhiên liệu - một điều kiện để thỏa thuận cứu trợ bị đình trệ từ lâu với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) được tiến hành.

Tuần trước, chính phủ đã công bố ngân sách mới trị giá 47 tỷ USD cho giai đoạn 2022-23 trong nỗ lực thuyết phục IMF khởi động lại thỏa thuận cứu trợ 6 tỷ USD, đã được cả hai bên đồng ý vào năm 2019.

Lê Na (Theo CNN, SCMP)

Bình Luận

Tin khác

ROX Group: Khi sức sống thương hiệu đến từ nền tảng văn hóa

ROX Group: Khi sức sống thương hiệu đến từ nền tảng văn hóa

(NB&CL) Lịch sử gần ba thập kỷ phát triển đã giúp ROX Group (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) trang bị cho thương hiệu bản sắc văn hóa và sức bật nội tại. Ban lãnh đạo Tập đoàn vững tin rằng nền tảng văn hóa mang lại sức sống và sinh khí mới cho thương hiệu ROX.

Thị trường - Doanh nghiệp
Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

(CLO) Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông Sacombank đã họp thường niên, thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

(CLO) Ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gạo Việt Nam tiếp thục 'thăng hạng', xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

Gạo Việt Nam tiếp thục "thăng hạng", xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

(CLO) Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Thị trường - Doanh nghiệp
UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

(CLO) Việc UDIC được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024, tiếp tục khẳng định sự nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, đẩy mạnh tái cơ cấu, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao nội lực, biến thách thức thành cơ hội...

Thị trường - Doanh nghiệp