Đặc sắc bảo vật quốc gia lá đề chim phượng Hoàng thành Thăng Long

Thứ hai, 13/02/2023 06:03 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trong số 7 bảo vật quốc gia tại Hoàng thành Thăng Long, lá đề chim phượng là một hiện vật tiêu biểu, được các nhà nghiên cứu đánh giá cao về giá trị văn hóa, lịch sử, mỹ thuật, điêu khắc.

Tác phẩm mỹ thuật hài hòa, tinh mỹ

Theo tài liệu hồ sơ lý lịch hiện vật, lá đề chim phượng là hiện vật nguyên gốc, được tìm thấy tại Hố A20 Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu trong địa tầng ổn định, phát lộ cùng với nhiều hiện vật và dấu tích nền móng kiến trúc có niên đại thời Lý - Trần.

Khi phát lộ, phần đế ngói đã bị vỡ còn phần lá đề bị nứt gãy, sau khi được phục chế đã được đưa vào khu trưng bày. Đây cũng là hiện vật nguyên gốc, độc bản, đóng góp giá trị quan trọng trong nghiên cứu nghệ thuật thời Lý thế kỷ XI-XII.

dac sac bao vat quoc gia la de chim phuong hoang thanh thang long hinh 1

Bảo vật Quốc gia Lá đề chim phượng. Ảnh: Tư liệu HTTL

Lá đề chim phượng gồm 2 phần, thân và bệ. Thân lá đề có hình dáng giống hình lá cây bồ đề, ở hai mặt trang trí đôi chim phượng.

Kích thước phần thân lá đề cao 77cm; điểm rộng nhất rộng 74cm; độ dày lá đề không đều, phía dưới, tiếp giáp với bệ có độ dày dày hơn, trung bình khoảng 8cm và mỏng dần lên trên, vị trí mỏng nhất khoảng 5cm.

Phần bệ lá đề có mặt cắt ngang uốn cong để khớp với ngói lợp bò nóc của mái, vì vậy các nhà nghiên cứu cho rằng đây là loại ngói úp nóc gắn lá đề. Đế lá đề rộng 65,5cmx34cm; cao 13cm; lòng uốn cong sâu 8cm; dày trung bình 8cm.

Bảo vật quốc gia lá đề chim phượng là hiện vật được tạo tác hoàn toàn thủ công. Đây là một tác phẩm mỹ thuật hài hòa, tinh mỹ thể hiện sự trau chuốt, tài hoa của các nghệ nhân thời Lý.

Thân lá đề trang trí ở hai mặt gồm hoa văn trang trí phần diềm và hoa văn trang trí ở phần trung tâm. Bao quanh diềm lá đề là họa tiết cuồng lửa, các cuồng lửa được tạo thành nhiều lớp, tia lửa kéo lên trên tạo cảm giác sống động. Phần độ dày ở diềm lá đề cũng được tạo theo nhịp điệu của ngọn lửa cộng với kỹ thuật khắc sâu nhiều lớp tạo nên hiệu ứng hình khối sống động.

dac sac bao vat quoc gia la de chim phuong hoang thanh thang long hinh 2

Trung tâm lá đề trang trí hình đôi chim phượng ở tư thế nhún đẩy dâng ngọc báu

Ở giữa phần diềm và phần trung tâm là hai đường chỉ nổi tạo khuôn hình lá đề. Trung tâm lá đề trang trí hình đôi chim phượng ở tư thế nhún đẩy dâng ngọc báu, đầu chim ngẩng cao, hai mỏ chụm lại nâng đỡ ngọc báu.

Về cơ bản 4 hình chim phượng tương đồng nhau với mỏ to và mào lớn hướng về phía trước giống như mỏ và mào của chim công, mắt, hàm to và tròn giống chim trĩ, hai bên hàm bờm dài uốn ngược về phía trước cùng nhịp với mào và đuôi, cổ cao giống cổ chim công, cánh dang rộng, thân tròn, đuôi dài giống đuôi chim công.

Những nét đặc sắc này của hình tượng chim phượng thời Lý, thời Trần không còn xuất hiện trên hình tượng chim phượng thời Lê sơ và các thời kỳ sau này. Kỹ thuật tạo tác hoa văn, tất cả bộ phận, chi tiết đều được khắc chìm bằng tay với các đường nét tả thực vừa rõ nét và hết sức sinh động.

Hiện vật mang giá trị văn hóa, lịch sử đặc sắc

Theo các nhà nghiên cứu, về mặt ý nghĩa, hai yếu tố lá đề và chim phượng còn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, lịch sử đặc sắc. Lá đề gắn với Phật giáo, vì vậy hiện vật thể hiện rõ nét ảnh hưởng tư tưởng của Phật giáo trong các đồ án trang trí mỹ thuật của thời Lý. Cây bồ đề được các tôn giáo như Bà La Môn và Phật giáo coi là cây thiêng, là biểu tượng của Phật giáo.

Đối với hình tượng chim phượng hay phượng hoàng, đây là loài chim có nguồn gốc từ Trung Hoa, theo thời gian đã lan truyền và ảnh hưởng đến nhiều nước, trong đó có Việt Nam.

Hồ sơ bảo vật diễn giải chim phượng cao quý vì tượng trưng cho lửa, mặt trời công lý và lòng trung thành. Phượng được coi là "vua" của các loài chim; hình dáng, màu sắc và tiếng hót của chim phượng được quan niệm là báo hiệu điềm lành, đánh dấu một kỷ nguyên mới an vui, thịnh trị. Đồ án trang trí chim phượng trong lòng lá đề là sự kết hợp hài hòa giữa biểu tượng và triết lý của Phật giáo với biểu trưng uy quyền của hoàng gia.

dac sac bao vat quoc gia la de chim phuong hoang thanh thang long hinh 3

Tất cả hoa văn chi tiết đều được khắc chìm bằng tay. Ảnh tư liệu HTTL

dac sac bao vat quoc gia la de chim phuong hoang thanh thang long hinh 4

Lá đề chim phượng trưng bày tại Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long

dac sac bao vat quoc gia la de chim phuong hoang thanh thang long hinh 5

Hiện vật được tìm thấy tại Hố A20 Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu. Ảnh: Tư liệu HTTL

Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng, lá đề chim phượng có thể được trang trí ở chính giữa nóc mái cung điện, bởi quy mô kích thước to lớn và ý nghĩa biểu tượng của hiện vật. Đây là một tư liệu đặc biệt quan trọng cho việc nghiên cứu nghệ thuật, kiến trúc và tư tưởng thời Lý nói riêng và Đại Việt thời Lý - Trần nói chung.

Lá đề chim phượng Hoàng thành Thăng Long là một trong những minh chứng quan trọng giúp các nhà nghiên cứu nhận diện bộ mái kiến trúc thời Lý. Hiện vật này là tư liệu quan trọng có giá trị cho việc nghiên cứu nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Lý.

Một nghiên cứu cho thấy, loại lá đề cân cỡ lớn trang trí trên bờ nóc kiến trúc thời Lý, thời Trần được phát hiện ở các địa điểm: Hoàng thành Thăng Long, chùa Đọi (Hà Nam), Tam Đường (Thái Bình), Tức Mặc (Nam Định), lăng Tư Phúc, Thái Lăng (Quảng Ninh), Nậm Dầu (Hà Giang).

Thế Vũ

Bình Luận

Tin khác

Trai tráng đóng khố vật cầu bùn tại Bắc Giang

Trai tráng đóng khố vật cầu bùn tại Bắc Giang

(CLO) Cứ bốn năm tổ chức một lần (từ 12 đến 14 tháng tháng Tư âm lịch), lễ hội vật cầu nước thôn Yên Viên, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang lại diễn ra với nhiều hoạt động đặc sắc, thú vị. Tại sân đình làng, 16 trai tráng cởi trần, đóng khố đua nhau đưa quả cầu gỗ 20 kg vào hố của đội bạn.

Đời sống văn hóa
Tôn vinh nhiều tác phẩm âm nhạc 'Bài ca Điện Biên'

Tôn vinh nhiều tác phẩm âm nhạc 'Bài ca Điện Biên'

(CLO) Tối 19/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ tổng kết, trao giải thưởng tháng âm nhạc “Bài ca Điện Biên”.

Đời sống văn hóa
Bế mạc Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024

Bế mạc Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024

(CLO) Sau 4 ngày tổ chức từ ngày 16/5 đến ngày 19/5/2024, tối 19/5, Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 đã chính thức khép lại bằng chương trình bế mạc đầy ấn tượng, thú vị và trở thành dư âm không thể nào quên trong lòng người dân cũng như du khách trong nước và quốc tế.

Đời sống văn hóa
'Bữa tiệc của Elsa'- vở nhạc kịch đậm chất nhân văn

'Bữa tiệc của Elsa'- vở nhạc kịch đậm chất nhân văn

(CLO) Vở nhạc kịch “Bữa tiệc của Elsa” sẽ đưa các em nhỏ vào thế giới vui nhộn, ngộ nghĩnh, đáng yêu và thấm đẫm nhân văn.

Đời sống văn hóa
Cây hoa phượng vĩ bung nở rực rỡ 'gây sốt' tại Đông Anh

Cây hoa phượng vĩ bung nở rực rỡ 'gây sốt' tại Đông Anh

(CLO) Những ngày tháng 5, các bạn trẻ cùng nhiều chị em phụ nữ ở Hà Nội đua nhau kéo về thôn Đầm, xã Vân Nội, huyện Đông Anh để check in bên cây hoa phượng vĩ đang khoe sắc đỏ rực rỡ cả một góc trời.

Đời sống văn hóa