Đặc sắc, giàu ý nghĩa chương trình giao lưu nghệ thuật “Nhớ lời Bác dặn”

Thứ năm, 30/08/2018 07:57 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tối 29/8, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Truyền hình Nhân Dân (Báo Nhân Dân) phối hợp với Nhà hát kịch Hà Nội tổ chức thành công chương trình giao lưu nghệ thuật “Nhớ lời Bác dặn”, nhân kỷ niệm 49 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam và để tưởng nhớ ngày Người đi xa. Chương trình được THTT trên kênh Truyền hình Nhân Dân và một số kênh địa phương, phát lại trên kênh VTV1 vào dịp Quốc khánh 2/9.

Báo Công luận

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cùng các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: ĐK 

Chương trình vinh dự có sự hiện diện của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Trần Quốc Vượng- Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng; Phạm Minh Chính- Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Trương Thị Mai- Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương; các đồng chí: Nguyễn Hòa Bình- Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao; Phan Đình Trạc- Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Nguyễn Xuân Thắng- Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Uông Chu Lưu- Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; Đặng Thị Ngọc Thịnh- Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước; cùng các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể TƯ, TP. Hà Nội và các địa phương.

Báo Công luận

Đồng chí Thuận Hữu- Ủy viên T.Ư Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu tại chương trình. Ảnh: ĐK

Trong phát biểu khai mạc chương trình, đồng chí Thuận Hữu- Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho biết: “Nhớ lời Bác dặn” là chương trình kỷ niệm 49 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và để tưởng nhớ ngày Người đi xa.

Nhớ lời căn dặn của Người, 49 năm qua, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã không nề gian khổ, hy sinh, ra sức chiến đấu, lao động và học tập, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, quyết chiến quyết thắng đánh bại cuộc chiến xâm lược của đế quốc Mỹ, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân. Nhớ lời căn dặn của Người là Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân. Đảng ta đã không ngừng tập trung sức lực và trí tuệ, lãnh đạo nhân dân ta vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ, khôi phục kinh tế sau chiến tranh, xây dựng cơ sở vật chất, phát triển một số ngành kinh tế quan trọng, thiết lập và củng cố chính quyền nhân dân trên cả nước, phát triển sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế, tiến hành thắng lợi hai cuộc chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc ở biên giới. Đặc biệt, công cuộc đổi mới hơn 30 năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, đưa vị thế nước ta trên trường quốc tế lên cao hơn bao giờ hết. Đất nước ta ngày hôm nay đã đàng hoàng hơn, to đẹp hơn đúng như mong muốn của Người”, đồng chí Thuận Hữu, nhấn mạnh.

Báo Công luận

Các nghệ sĩ của Nhà hát kịch Hà Nội biểu diễn vở kịch “Câu chuyện thứ nhất” tại chương trình. Ảnh: ĐK

Đã 49 mùa Thu trôi qua kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa, càng có độ lùi về thời gian, chúng ta càng nhận thức sâu sắc hơn những giá trị của di sản đồ sộ mà Bác để lại cho Đảng, nhân dân ta về tư tưởng, đạo đức và phong cách của vị Cha già dân tộc, một người cộng sản chân chính.

Đó còn là những điều nhắn nhủ của Bác năm xưa về công tác cán bộ vẫn còn vẹn nguyên tính thời sự và giá trị trong bối cảnh toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đang nỗ lực thực hiện các nghị quyết của Trung ương về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, phòng chống tham nhũng, lãng phí để Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh từ Trung ương đến cơ sở.

Báo Công luận

Các nghệ sĩ của Nhà hát kịch Hà Nội biểu diễn vở kịch “Bút chống tham ô” tại chương trình. Ảnh: ĐK 

Chương trình giao lưu nghệ thuật “Nhớ lời Bác dặn” nhằm gợi nhắc thế hệ hôm nay và mai sau học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; những bài học rút ra từ sự nghiệp cách mạng vĩ đại và Di chúc thiêng liêng của Người. Đồng thời góp phần cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân quyết tâm tiếp tục thực hiện thắng lợi Di chúc và những lời căn dặn của Người trong tình hình cách mạng mới và trong công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XII).

Những thông điệp đó đã được chương trình chuyển tải qua những đoạn phim tư liệu, tài liệu, các đoạn phỏng vấn các vị nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các chuyên gia, xen kẽ cùng ba vở kịch ngắn: “Câu chuyện thứ nhất”, “Phải bắt hết sâu để cứu cây” và “Bút chống tham ô” do các nghệ sĩ Nhà hát kịch Hà Nội thể hiện.

Báo Công luận
Ca khúc "Bác Hồ- Một tình yêu bao la". Ảnh: TTXVN 

Ba vở kịch ngắn này đều có nội dung liên quan đến những lời căn dặn của Bác trong quá trình sử dụng cán bộ, bài học của người cán bộ trong phục vụ nhân dân… Thông qua những thước phim tư liệu, trích đoạn kịch này, thông điệp về những tư tưởng của Người về xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và đặc biệt là xây dựng đạo đức người cán bộ cách mạng được thể hiện sinh động, gần gũi.

Đây cũng là chương trình đầu tiên Truyền hình Nhân Dân (Báo Nhân Dân) thực hiện đưa kịch nói vào, cùng với những phóng sự ngắn, phim tài liệu, tư liệu về những lời dạy của Bác. Bên cạnh đó, chương trình còn được xen kẽ bằng những tiết mục nghệ thuật đặc sắc của Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam…

L.V


Tin khác

Nhà báo Đinh Quang Thành với giờ phút may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp

Nhà báo Đinh Quang Thành với giờ phút may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp

(CLO) Theo nhà báo Đinh Quang Thành: “Trưa ngày 30/4/1975, tôi không nghĩ mình có thể vào được Dinh Độc Lập ở giây phút lịch sử đó. Sau bao ngày cùng các đơn vị bộ đội trải qua gian khổ…, có mặt ở thời khắc lịch sử quan trọng ấy, đối với tôi đó là điều vô cùng may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp”.

Nghề báo
Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

(NB&CL) “Đối với chúng tôi, những năm tháng làm phóng viên chiến trường là thời gian ghi lại những ký ức hào hùng của dân tộc và cũng là thời gian tích lũy kinh nghiệm, hiểu biết về nghề làm báo, viết báo. Thật tự hào mỗi khi vào lại Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, tôi lại đắm chìm trong nỗi nhớ ngày 30/4/1975”- Nhà báo Đậu Ngọc Đản - người phóng viên miền Bắc đầu tiên có mặt tại Dinh Độc Lập 30/4/1975, sau 50 năm, vẫn xúc động khi trò chuyện về những năm tháng lịch sử.

Nghề báo
Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(CLO) Trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo
Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo