Đặc sắc Lễ hội Chợ tình Khau Vai tại tỉnh Hà Giang

Thứ bảy, 12/05/2018 08:25 AM - 0 Trả lời

Tối 11/5, tại xã Khau Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã diễn ra khai mạc Lễ hội Chợ tình Khau Vai.

Báo Công luận
Mỗi năm một lần, mảnh đất cực Bắc Tổ quốc lại rộn rã bước chân đôi lứa tìm về Chợ tình Khau Vai. Đây là phiên chợ ca ngợi tình yêu đôi lứa trong sáng, thủy chung, có sức lan tỏa lớn trong cộng đồng. Ảnh: TL 

Ông Nguyễn Cao Cường, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang cho biết, Chợ tình Khau Vai là phiên chợ chỉ họp duy nhất mỗi năm một lần.

Chợ được bắt nguồn từ câu chuyện tình của chàng Ba, nàng Út yêu nhau nhưng gia đình nàng Út không đồng ý vì gia đình chàng Ba nghèo và khác dân tộc. Vì không nhận được sự đồng thuận của gia đình, chàng Ba và nàng Út đã đưa nhau lên núi Khau Vai sống. Mọi chuyện trở nên phức tạp khi hai gia đình, hai tộc người mâu thuẫn và xảy ra xô xát vì mối tình của họ. Nhìn thấy cảnh đau lòng đó, chàng Ba và nàng Út quyết định chia tay nhau để trở về làng, về với gia đình.

Ngày tháng trôi đi vào ngày 27/3 Âm lịch, họ tìm đến bên nhau, chỗ hòn đá thề năm xưa, ôm chặt nhau và cùng đi vào cõi vĩnh hằng...

 

 

Báo Công luận
 Mỗi du khách đều cảm nhận được nét văn hóa đặc sắc, độc đáo của vùng đất này. Ảnh TL

 

Bắt nguồn từ một câu chuyện tình lãng mạn đầy tính nhân văn, đến với Chợ tình Khau Vai, mỗi du khách đều cảm nhận được nét văn hóa đặc sắc, độc đáo của vùng đất này.

Trước đây, Chợ tình Khau Vai thuần túy chỉ là nơi hò hẹn, tìm hiểu, trải lòng của các đôi nam nữ. Ngày nay, Chợ tình Khau Vai còn có thêm không khí tất bật, náo nhiệt của một phiên chợ vùng cao.

Những phụ nữ dân tộc thiểu số luôn chọn cho mình bộ trang phục đẹp nhất, các chàng trai mang theo chiếc khèn để cùng đến điểm hẹn Chợ tình Khau Vai.

Trong khuôn khổ Lễ hội Chợ tình Khau Vai, du khách được thưởng thức nhiều chương trình văn hóa nghệ thuật đặc sắc, tái hiện truyền thuyết “Chuyện tình Khau Vai.”

Báo Công luận
 Lễ hội Chợ tình Khau Vai đã và đang trở thành một sản phẩm du lịch văn hóa đặc sắc của Hà Giang. Ảnh: TL

 

Ngoài ra, du khách còn đến dâng hương tại “miếu Ông,” “miếu Bà” nơi thờ chàng Ba và nàng Út ; nghe những câu hát đối giao duyên, điệu múa đặc sắc, tiếng khèn Mông gọi bạn.

Đặc biệt, đến lễ hội, du khách có thể tham gia các hoạt động trải nghiệm cưỡi ngựa trên “Cung đường tình yêu;” trải nghiệm cuộc sống sinh hoạt của đồng bào vùng cao và thưởng thức những món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số trên Cao nguyên đá Đồng Văn.

Năm nay, chợ tình truyền thống diễn ra đúng dịp Liên hoan hát Then - đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái toàn quốc lần thứ tư năm 2018 và công bố quy hoạch khu du lịch Quốc gia Cao nguyên đá tỉnh Hà Giang. Đây là thời điểm thuận lợi để Hà Giang đón du khách trong, ngoài nước đến thưởng ngoạn phiên chợ độc đáo này.

Lễ hội Chợ tình Khau Vai đã và đang trở thành một sản phẩm du lịch văn hóa đặc sắc của Hà Giang bởi sự độc đáo riêng có và đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số trên Cao nguyên đá Đồng Văn./.

Theo TTXVN

Tin khác

Du khách thích thú khám phá 'thủy cung không nước' tại Hà Nội

Du khách thích thú khám phá 'thủy cung không nước' tại Hà Nội

(CLO) Thủy cung không nước - Waterless Aquarium (Trung tâm thương mại Aeon Mall Hà Đông, Hà Nội) ứng dụng công nghệ để mô phỏng sinh vật biển, mang đến cho du khách trải nghiệm thú vị về một thế giới đại dương đầy màu sắc.

Đời sống văn hóa
Thừa Thiên Huế: 4 ngày nghỉ lễ tổng doanh thu ngành du lịch ước đạt 170 tỷ đồng

Thừa Thiên Huế: 4 ngày nghỉ lễ tổng doanh thu ngành du lịch ước đạt 170 tỷ đồng

(CLO) Thừa Thiên Huế đón khoảng 110.000 khách du lịch đến địa phương, tổng lượng khách đã đặt phòng lưu trú ước đạt 58.000 lượt (trong đó có khoảng 43.000 khách nội địa và 15.000 khách quốc tế), tổng doanh thu ước đạt 170 tỷ đồng.

Đời sống văn hóa
Đặc sắc lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui của người Jrai

Đặc sắc lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui của người Jrai

(CLO) Nghi lễ cúng cầu mưa Yang Pơtao Apui diễn ra trên đỉnh núi thần Chư Tao Yang, được phục dựng nguyên bản theo phong tục của người Jrai bản địa.

Đời sống văn hóa
A Huynh và hành trình chế tác cây đàn đá của người Ja Rai

A Huynh và hành trình chế tác cây đàn đá của người Ja Rai

(NB&CL) Dù không trải qua một trường lớp âm nhạc nào nhưng bằng tài năng thiên bẩm cùng với niềm đam mê cháy bỏng về các loại nhạc cụ cổ xưa của người Ja Rai, Nghệ nhân Ưu tú A Huynh ở Kon Tum đã kiên trì mày mò, tự nghiên cứu và chế tác thành công đàn đá, loại cụ kỳ lạ nhất của người Tây Nguyên, cũng là thứ nhạc cụ cổ xưa nhất của loài người.

Đời sống văn hóa
Du khách hào hứng trải nghiệm không gian phố đi bộ Tam Đảo

Du khách hào hứng trải nghiệm không gian phố đi bộ Tam Đảo

(CLO) Hàng nghìn khách du lịch hòa mình vào không gian phố đi bộ đầu tiên ở thị trấn Tam Đảo, tham dự các chương trình vui chơi giải trí, thưởng thức âm nhạc và ẩm thực đường phố...

Đời sống văn hóa