Đặc sắc lễ hội kỷ niệm Ngày sinh Đức Thánh Huyền Thiên Hắc Đế năm 2024

Thứ tư, 28/02/2024 18:02 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 28/2 (tức 19 tháng Giêng), tại di tích lịch sử - nghệ thuật đền Núi Sưa, quận Ba Đình, Hà Nội tổ chức khai mạc Lễ hội kỷ niệm Ngày sinh Đức Thánh - Thượng đẳng phúc thần Huyền Thiên Hắc Đế và khánh thành công trình tôn tạo di tích lịch sử văn hóa đền Núi Sưa.

Đền Núi Sưa toạ lạc trên đỉnh núi Sưa thuộc khu vực phía Tây kinh thành Thăng Long của vùng đất “Thập Tam trại”, nay thuộc công viên Bách Thảo, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội. Đền thờ Đức Thánh - Thượng Đẳng Phúc Thần - Huyền Thiên Hắc Đế, vị thần có công trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập của dân tộc thời vua Lý Thánh Tông.

Đền được UBND Thành phố Hà Nội xếp hạng di tích lịch sử kiến trúc, nghệ thuật vào năm 2015 và giao quận Ba Đình quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích.

dac sac le hoi ky niem ngay sinh duc thanh huyen thien hac de nam 2024 hinh 1

Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Ba Đình Tạ Nam Chiến phát biểu khai mạc.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND quận Ba Đình Tạ Nam Chiến cho biết chương trình lễ hội với các nghi thức trang nghiêm gồm các nội dung như: Tổ chức rước Lễ vật và Khóa lễ cúng Phật cầu Quốc Thái dân an được tổ chức tại Chùa Một Cột với sự tham gia của hơn 120 phật tử thuộc 3 làng Xuân Biểu, Hữu Tiệp, Ngọc Hà;

Nghi thức rước lễ vật của nhân dân ba trại Xuân Biểu, Ngọc Hà, Hữu Tiệp và các địa bàn dân cư phường Ngọc Hà; Nghi thức cung nghinh và rước Đức Thánh tuần du bản lý; Lễ tế dân gian và dâng hương Đức Thánh; Phần Hội có Hội thi bày mâm Lễ đẹp, biểu diễn văn nghệ của nhân dân phường Ngọc Hà…

Lễ hội kỷ niệm Ngày sinh Đức Thánh - Thượng đẳng phúc thần Huyền Thiên Hắc Đế năm nay được tổ chức trang trọng sẽ góp phần đưa di tích lịch sử văn hoá đền Núi Sưa trở thành điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh linh thiêng của nhân dân trong quận nói riêng và thành phố nói chung, giúp các thế hệ nhân dân thêm tự hào về truyền thống lịch sử văn hoá ngàn năm văn hiến của quận Ba Đình và Thủ đô Hà Nội.

dac sac le hoi ky niem ngay sinh duc thanh huyen thien hac de nam 2024 hinh 2

Nghi thức rước Đức Thánh tuần du bản lý.

Tại buổi lễ, Chủ tịch UBND quận Ba Đình nhấn mạnh, để xứng đáng với sự hy sinh, công lao to lớn của các anh hùng, liệt sĩ, các bậc tiền nhân, năm 2024 hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân quận Ba Đình tiếp tục giữ vững đoàn kết thống nhất, quyết tâm hoàn thành xuất sắc 30 chỉ tiêu trong công tác xây dựng Đảng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hóa - an ninh quốc phòng, 10 mục tiêu phấn đấu trên các lĩnh vực;

Đảm bảo tiến độ hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội, Đại hội Đảng bộ quận; các chương trình công tác của Thành uỷ; Quận uỷ nhiệm kỳ 2020 - 2025; thực hiện tốt công tác an dân - an ninh - an sinh - an toàn; duy trì sự ổn định, bình yên của quận, xứng đáng là địa bàn A1, trung tâm hành chính - chính trị Quốc gia.

Tương truyền, Huyền Thiên Hắc Đế là con trai thứ ba của Ngọc Hoàng bị đày xuống hạ giới đầu thai làm con của đôi vợ chồng giàu có ở làng Hữu Tiệp chuyên làm việc thiện nhưng hiếm muộn con cái. Khi sinh ra, cậu bé có làn da đen nên được đặt tên là Hắc Công. Cậu bé ham săn bắn và thường lên núi Sưa chơi. Năm 8 tuổi, cậu trèo cây, chẳng may trượt ngã và mất sớm. Dân làng lập miếu thờ trên núi Sưa. Ngôi miếu này nổi tiếng linh thiêng bởi cầu gì được nấy.

Khi giặc Chiêm Thành quấy nhiễu biên cương, vua Lý Thánh Tông cử người dẹp nhưng bao trận không thắng. Một đêm, vua mộng thấy một vị thần da đen bay từ hướng bắc tới xin phò vua cứu nước. Vào trận, vị thần hóa thành đám mây đen, làm nổi cơn giông, đánh chìm thuyền giặc, giúp vua đại thắng. Trở về, vua cho xây lại miếu trên núi Sưa, phong cho vị thần là Huyền Thiên Hắc Đế Thượng đẳng phúc thần.

Tin và ảnh: Trung Nguyễn

Bình Luận

Tin khác

Người S'tiêng ở Bình Phước có thêm hai di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Người S'tiêng ở Bình Phước có thêm hai di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

(CLO) Trong quá trình sinh sống, cộng đồng người S’tiêng ở Bình Phước đã tạo cho mình bản sắc văn hóa độc đáo, đặc sắc, trong đó có nghề đan gùi và nghề dệt thổ cẩm.

Đời sống văn hóa
Thừa Thiên Huế: Triển lãm “Hương Sen' lan tỏa những giá trị về lòng từ bi và nhân ái

Thừa Thiên Huế: Triển lãm “Hương Sen" lan tỏa những giá trị về lòng từ bi và nhân ái

(CLO) Chiều ngày 15/5, giữa mùa sen nở, mùa Phật đản lại về trên mảnh đất Cố đô Huế. Phật giáo Huế long trọng tổ chức Triển lãm “Hương Sen", đây là điểm nhấn để mở đầu cho tuần lễ Phật đản Phật lịch 2568 tại Thừa Thiên Huế.

Đời sống văn hóa
Kiệt tác ballet 'Hồ thiên nga' trở lại với diện mạo mới

Kiệt tác ballet 'Hồ thiên nga' trở lại với diện mạo mới

(CLO) Việc đưa kiệt tác ballet “Hồ thiên nga” trở lại nhằm đáp ứng niềm mong mỏi được thưởng thức nghệ thuật đỉnh cao của khán giả tại Việt Nam.

Đời sống văn hóa
Liên hoan ảnh nghệ thuật các CLB nhiếp ảnh Hà Nội sẽ được tổ chức định kỳ

Liên hoan ảnh nghệ thuật các CLB nhiếp ảnh Hà Nội sẽ được tổ chức định kỳ

(CLO) Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội thống nhất sẽ tổ chức liên hoan ảnh nghệ thuật các câu lạc bộ (CLB) định kỳ 2 năm/lần, nhằm thúc đẩy phong trào hoạt động nhiếp ảnh trên địa bàn thành phố.

Đời sống văn hóa
Khai quật khảo cổ di tích Đại Cung Môn ở Đại nội Huế

Khai quật khảo cổ di tích Đại Cung Môn ở Đại nội Huế

(CLO) Đợt khai quật khảo cổ tại di tích Đại Cung Môn ở Đại nội Huế sẽ được tiến hành trong tháng 6 và 7/2024.

Đời sống văn hóa