Đại biểu Quốc hội đề nghị chính quyền không thu hồi đất hộ doanh nghiệp

Thứ sáu, 25/05/2018 20:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương đề nghị việc thu hồi đất giao cho doanh nghiệp cần thay đổi, theo hướng doanh nghiệp tự thoả thuận với dân theo giá thị trường, chính quyền không thu hồi đất hộ doanh nghiệp, không để tình trạng “thu hồi đất mà dân không biết có dự án”.

Chiều 25/5, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2018.

Báo Công luận
 Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương phát biểu.

95/100 vụ khiếu kiện là về đất đai

Đề cập tới vấn đề "nóng" là đất đai, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) cho rằng, đây là lĩnh vực làm phát sinh nhiều khiếu kiện nhất và cũng thất thoát lớn nhất tài sản quốc gia.

Theo đại biểu, dù Luật Đất đai được sửa đổi nhiều lần và theo hướng tiệm cận với cơ chế thị trường nhưng khiếu kiện không những không giảm mà còn gia tăng; cứ 100 vụ khiếu kiện thì có 95 vụ khiếu kiện về đất đai và giải phóng mặt bằng.

Dẫn ra thực tế, với chính sách khung giá đất mà các tỉnh, thành công bố hàng năm chỉ bằng 10- 20% giá thị trường, cộng với việc chính quyền đứng ra thu hồi đất giao cho doanh nghiệp, rồi doanh nghiệp làm hạ tầng, có nơi chẳng cần làm gì đã lập bản đồ bán ra với giá gấp hàng chục, hàng trăm lần, khiến dân khiếu kiện khắp nơi.

Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương khẳng định nhu cầu phát triển kinh tế là cần thiết, nhưng cần nghĩ tới quyền lợi của người dân có đất bị thu hồi. Nếu không được giải quyết thỏa đáng, đúng mức thì khó phát triển bền vững và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho xã hội.

“Không thể cứ kéo dài mãi tình trạng thu hồi hàng nghìn mét vuông đất, dù chỉ là đất ruộng, thậm chí đất không thể canh tác được, nhưng sau khi được đền bù thì người dân không mua nổi một suất đất hay một căn chung cư của chính dự án để sinh sống; chưa kể đến việc tạo kế sinh nhai cho người dân có đất bị thu hồi một cách thực chất”, đại biểu Cương nói.

Đại biểu đề nghị việc thu hồi đất giao cho doanh nghiệp cần thay đổi, theo hướng doanh nghiệp tự thoả thuận với dân theo giá thị trường, chính quyền không thu hồi đất hộ doanh nghiệp, không để tình trạng “thu hồi đất mà dân không biết có dự án”.

Cho rằng đất đai là tài sản quý giá của đất nước, nhưng theo đại biểu, những vụ việc “nhập nhèm” biến đất công thành đất tư, mua bán đất công với giá rẻ đã trở thành vấn đề nhức nhối.

Có những doanh nghiệp bên bờ vực phá sản nhưng nhờ mối quan hệ thân hữu với chính quyền và người có chức có quyền nên được cấp một mảnh đất mà không thông qua đấu giá. Nhờ vậy, doanh nghiệp phất lên và hậu quả là ngân sách Nhà nước thất thoát.

“Ai cũng biết đất đai là tài sản vô cùng quý giá của đất nước, vậy mà nhiều năm qua, đất công và cả nhà đất công sản đang là vấn đề nhức nhối. Những vụ việc nhập nhèm, biến đất công thành đất tư, mua bán đất công với giá rẻ bị phanh phui ở một số địa phương trong thời gian gần đây đã chứng minh cho nhận định đó”, đại biểu nêu dẫn chứng.

Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương cũng nêu tình trạng đáng lo ngại đó là các dự án BT (xây dựng- chuyển giao) đang diễn ra ở nhiều địa phương đã dẫn đến lượng đất không nhỏ, trong đó có cả đất công ở những vị trí đắc địa, lần lượt rơi vào tay doanh nghiệp.

“Lẽ ra những dự án này phải phục vụ cho nhu cầu bức thiết của người dân là bệnh viện, trường học, công trình công cộng… nhưng đáng tiếc hàng trăm, hàng nghìn ha “đất vàng”, “đất kim cương” của nhà nước, của người dân bị thu hồi, giải toả chỉ đổi lấy trụ sở, trung tâm hội nghị, thậm chí là tượng đài, cổng chào”.

Đại biểu cho rằng, đây là những vấn đề không mới, được báo chí, dư luận nói nhiều, đồng thời đề nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm, tăng cường quản lý nhà nước về đất đai, hạn chế tiến tới nguy cơ và hậu quả mang lại từ đất. Có như vậy, mới tránh được “lửa bùng lên từ đất”.

Xã hội còn nhiều "cú sốc văn hoá"

Quan tâm đến những vấn đề văn hóa, đại biểu Nguyễn Quốc Hưng (Hà Nội) cho rằng, cùng với tín hiệu mừng về kinh tế- xã hội thì vẫn còn nhiều nỗi lo. Đó là xã hội còn nhiều bất an, bất ổn, còn nhiều cú sốc văn hóa. 

Những sự việc giả dối, lừa đảo như hàng giả, bằng giả, thực phẩm giả… đang làm suy giảm niềm tin của cộng đồng và quốc tế. Sự thiếu hiểu biết về thói quen, hành vi vô văn hóa trong giao thông, kinh doanh… đã gây ra thiệt hại, tổn thất to lớn cả về vật chất, uy tín của đất nước.

Nêu thực tế “rau hai luống, lợn hai chuồng”, vụ việc nhuộm cà phê bằng pin… đại biểu nhấn mạnh rằng, câu chuyện không chỉ còn đơn thuần là lợi nhuận, là kinh tế mà còn là đạo đức con người, là vi phạm pháp luật. “Vì lợi nhuận, người ta sẵn sàng đầu độc cả đồng bào mình”, đại biểu Nguyễn Quốc Hưng nhận xét.

Chỉ rõ thực trạng đó bắt nguồn từ những bất cập trong văn hóa, đại biểu Nguyễn Quốc Hưng nêu vấn đề: Chúng ta đã thực sự nhận thức, hành động, đặt văn hóa đúng tương xứng với phát triển kinh tế- xã hội chưa? Văn hóa thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, văn hóa là nền tảng tinh thần đã được quan tâm đầu tư tương xứng với sự phát triển kinh tế- xã hội chưa?

Để giải quyết những vấn đề bức xúc đó, đại biểu cho rằng cần nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của văn hóa, thể thao; đồng thời đề nghị Chính phủ có chương trình hành động cụ thể về văn hóa, thể thao trong thời kỳ mới, nhằm làm cho văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu động lực thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, vì sự bình an của xã hội.

Thế Vũ

 

Tin khác

Thủ tướng lập Tổ công tác đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TPHCM

Thủ tướng lập Tổ công tác đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TPHCM

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải quyết định phân công Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà làm Tổ trưởng Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Tin tức
Đến 2030, quy mô kinh tế vùng trung du và miền núi phía Bắc đạt khoảng 2.100 nghìn tỷ đồng

Đến 2030, quy mô kinh tế vùng trung du và miền núi phía Bắc đạt khoảng 2.100 nghìn tỷ đồng

(CLO) Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phấn đấu trong kỳ quy hoạch đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn vùng (GRDP) bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt 8,5 - 9,0%/năm; quy mô kinh tế vùng đạt khoảng 2.100 nghìn tỷ đồng (giá hiện hành).

Tin tức
Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh được chọn xây dựng các trung tâm dịch vụ lớn

Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh được chọn xây dựng các trung tâm dịch vụ lớn

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đáng chú ý, Quy hoạch xác định hình thành các trung tâm dịch vụ lớn mang tầm khu vực và thế giới về thương mại, du lịch, tài chính, logistics ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.

Tin tức
Thực hiện cải cách tiền lương: Bảo đảm lương khởi điểm của công chức sẽ trên 5 triệu đồng

Thực hiện cải cách tiền lương: Bảo đảm lương khởi điểm của công chức sẽ trên 5 triệu đồng

(CLO) Theo ông Vũ Minh Đăng, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ cho biết, việc thực hiện cải cách tiền lương đảm bảo cán bộ, công chức có thu nhập thấp nhất cũng không thấp hơn 5 triệu đồng. Con số này sẽ phải xin ý kiến của Bộ Chính trị.

Tin tức
Điện mặt trời mái nhà: Khuyến khích tự sản, tự tiêu dùng tại chỗ, không kinh doanh và mua bán

Điện mặt trời mái nhà: Khuyến khích tự sản, tự tiêu dùng tại chỗ, không kinh doanh và mua bán

(CLO) Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, việc phát triển nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu tập trung vào tận dụng điện mặt trời mái nhà trên các công trình xây dựng, đồng thời khuyến khích phải tự sản, tự tiêu dùng tại chỗ chứ không phục vụ cho mục đích kinh doanh, mua bán điện.

Tin tức