Đại biểu Quốc hội: Diện tích rừng tăng từ 9 lên 14 triệu là đáng phấn khởi, nhưng con số này rất “vô lý”!

Thứ năm, 05/11/2020 18:36 PM - 0 Trả lời

(CLO) “Mỗi một kỳ họp chúng ta liên tục nghe những dự án, công trình liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, trong đó có rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ là rừng tự nhiên. Do vậy con số 14 triệu không thể là diện tích rừng tự nhiên tăng lên được”.

Đây là phát biểu của đại biểu KSor H'Bơ Khăp (đoàn Đại biểu tỉnh Gia Lai) khi tranh luận với Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường (NN&PTNT) tại buổi thảo luận chiều nay (5/11) của Quốc hội liên quan đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội…

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP Hồ Chí Minh).

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP Hồ Chí Minh).

Trong 14-15 triệu ha rừng là bao nhiêu rừng tự nhiên, bao nhiêu rừng trồng?

Sáng 5/11, tại phiên thảo luận của Quốc hội, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP Hồ Chí Minh) đã có ý kiến tranh luận với Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường về bản chất của những con số liên quan đến diện tích rừng hiện nay của nước ta.

Đại biểu Nghĩa trình bày: Hôm qua, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nói, chúng ta trước đây có 9 triệu ha rừng, bây giờ có 14 triệu ha rừng, đó là tốt, là ưu điểm. Tôi muốn hỏi thêm, mấy chục năm trước chúng ta có 9 triệu ha rừng nhưng mà bao nhiêu rừng tự nhiên và bao nhiêu rừng trồng? Bây giờ chúng ta có 14-15 triệu ha rừng là bao nhiêu rừng tự nhiên, bao nhiêu rừng trồng.

“Bởi vì, đã có đại biểu thể hiện rồi và tài liệu cũng cho thấy vai trò chức năng bảo vệ, năng lực bảo vệ đất đai, bảo vệ rừng rồi tích lũy nước ngầm của rừng tự nhiên rất là khác với rừng trồng. Rừng trồng được phép khai thác, 3 năm đến 5 năm là chặt đi, trồng mới thì nó khác. Ngay chỗ này, tôi đề nghị là mình không thể nói chung chung như thế để mình so sánh đơn giản thế được” , đại biểu Trương Trọng Nghĩa đề nghị.

Sau 30 năm, tăng được 1,3 triệu ha rừng tự nhiên

Tại phiên thảo luận buổi chiều ngày 5/11, phát biểu giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, trong tổng số 14,6 triệu ha rừng hiện nay (của cả nước – PV) thì riêng rừng tự nhiên có 10,3 triệu ha. Như vậy, so với cách đây 30 năm chỉ có 9 triệu ha, thì đã tăng được 1,3 triệu ha rừng tự nhiên.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường.

Tuy nhiên, phải khẳng định, chất lượng rừng tự nhiên của chúng ta hiện nay chưa được tốt. Trong tổng số 10,3 triệu ha, chỉ có 15% là rừng giàu về trữ lượng; 50% là rừng trung bình; còn 35% còn lại là rừng nghèo kiệt” , Bộ trưởng Cường khẳng định.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cũng chia sẻ: Quốc hội yêu cầu tới đây, phải có chính sách khoanh nuôi bảo vệ rừng tự nhiên, phải tăng hơn nữa định mức để cho người dân tham gia chăm sóc ngày càng đảm bảo độ giàu về đa dạng sinh học và tăng lên về trữ lượng. Kể cả 4,3 triệu ha rừng trồng tới đây chúng ta cũng phải thay đổi bằng kết cấu rừng lâu năm, cơ cấu hài hòa kết hợp đặc biệt là những nhóm cây bản địa.

“Tới đây trong chương trình dự án phát triển rừng giai đoạn 2021-2030 chính phủ đã lấy ý kiến các bộ ngành và các địa phương, tới đây sẽ trình phê duyệt. Chúng ta sẽ đảm bảo mọi khả năng cung ứng tốt nhất để chúng ta có được chất lượng rừng ngày càng đảm bảo”, Bộ trưởng cho biết.

Cây cao su, cà phê, tiêu cũng được tính vào tỷ lệ cây phủ rừng

Tranh luận với Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, đại biểu Tạ Văn Hạ (đoàn Bạc Liêu) nói: Tôi đề nghị Bộ trưởng Bộ NN&PTNT làm rõ thêm về Dự án Hồ chứa nước Bản Mồng (tỉnh Nghệ An).

Theo đại biểu, qua nghiên cứu nhận thấy, ngày 28/6/2017, Bộ NN&PTNT đã có Quyết định 2749 phê duyệt điều chỉnh dự án này.

Đại biểu Tạ Văn Hạ (đoàn Bạc Liêu). Ảnh: quochoi.vn

Đại biểu Tạ Văn Hạ (đoàn Bạc Liêu). Ảnh: quochoi.vn

Đại biểu Hạ cũng cho biết, theo báo cáo của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, dự án này gồm 2 hợp phần là xây dựng công trình và di dân tái định cư, giải phóng mặt bằng mặt. Nhưng khi điều chỉnh dự án này, diện tích tăng từ 90ha lên 312ha rừng phòng hộ đầu nguồn. Tuy nhiên, Điểm B, Khoản 2 của Điều 7 Luật Đầu tư công quy định rất từ 50ha rừng phòng hộ đầu nguồn thì Quốc hội phải cho ý kiến.

“Thế thì không hiểu ở hợp phần nào thì đây cũng là dự án, trong quá trình điều chỉnh dự án này mà chuyển đổi một diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn lớn như vậy mà chưa có ý kiến của Quốc hội thì căn cứ nào để cho Bộ điều chỉnh ở Quyết định 2749? Rất mong Bộ trưởng làm rõ nội dung này, đây nó là quy trình đầu tư xây dựng cơ bản”, đại biểu Tạ Văn Hạ đặt câu hỏi.

Tiếp tục tranh luận với Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, đại biểu KSor H'Bơ Khăp (đoàn Đại biểu tỉnh Gia Lai) phát biểu: Bộ trưởng NN&PTNT nói con số từ 9 triệu lên 14 triệu là con số đáng phấn khởi, nhưng con số này rất “vô lý” và có điều gì đó thực sự là “sai sai”.

Đại biểu KSor H'Bơ Khăp (đoàn Đại biểu tỉnh Gia Lai) phát biểu tranh luận.

Đại biểu KSor H'Bơ Khăp (đoàn Đại biểu tỉnh Gia Lai) phát biểu tranh luận.

Theo đại biểu cho biết, trong kỳ họp Quốc hội này, mỗi một kỳ họp chúng ta liên tục nghe những dự án, công trình liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, trong đó có rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ là rừng tự nhiên. Do vậy con số 14 triệu không thể là diện tích rừng tự nhiên tăng lên được.

“Cây cao su, cà phê, tiêu cũng được tính vào tỷ lệ cây phủ rừng. Thế tỷ lệ che phủ rừng là gì? rừng là nơi cây xanh hấp thụ CO2 để thải ra O2; nhưng cây cao su tôi đã phát biểu rồi, cây cao su là loại cây ngược lại hút O2 và thải ra CO2, do vậy không có một con gì có thể sống được trong rừng cây cao su. Cây cao su không chỉ là cây trồng ở các dự án ở Tây Nguyên mà còn ở Tây Bắc”, đại biểu nêu ý kiến.

Từ đó, nữ đại biểu cho rằng Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cần phải nghiên cứu lại, xem các dự án này phải điều chỉnh thế nào với cây gỗ rừng tự nhiên.

Quốc Trần

Tin khác

Đồng ý về việc khởi tố đối với ông Dương Văn Thái

Đồng ý về việc khởi tố đối với ông Dương Văn Thái

(CLO) Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về việc khởi tố, bắt tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Dương Văn Thái, đại biểu Quốc hội khóa XV.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các lực lượng chức năng khẩn trương làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả, ổn định sản xuất, điều tra, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan đến vụ nổ lò hơi tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại gỗ Bình Minh, xử lý nghiêm vi phạm theo quy định pháp luật (nếu có).

Tin tức
Tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trong phòng cháy, chữa cháy rừng

Tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trong phòng cháy, chữa cháy rừng

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục quyết liệt triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng trên phạm vi cả nước. Đặc biệt, đây mới là thời điểm bắt đầu mùa hè, vì vậy, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, nhất là trong thời kỳ cao điểm về nắng, nóng.

Tin tức
Hơn 61.000 lượt người vào Lăng viếng Bác dịp lễ 30/4 - 1/5

Hơn 61.000 lượt người vào Lăng viếng Bác dịp lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Theo Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 (từ 27/4 - 1/5, riêng thứ Hai ngày 29/4 không tổ chức Lễ viếng Bác), đã có 61.417 lượt người vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có 3.919 lượt khách nước ngoài.

Tin tức
Triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV để xem xét nội dung về công tác nhân sự

Triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV để xem xét nội dung về công tác nhân sự

(CLO) Ngày 1/5/2024, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường ban hành văn bản số 3561/TTKQH-TT về Thông cáo báo chí dự kiến chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Tin tức