Đại biểu Quốc hội: Giáo dục lối sống văn hóa, văn minh chính là gốc của việc chống lãng phí

Thứ hai, 31/10/2022 16:31 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đại biểu Quốc hội cho rằng, khi chú trọng giáo dục lối sống văn hóa, văn minh chính là gốc của việc chống lãng phí và đặc biệt là trong khu vực công phải làm sao cho tiết kiệm, chống lãng phí không chỉ là việc thực thi những quy định của pháp luật mà phải trở thành lối sống của mỗi cá nhân.

Cùng một cá nhân nhưng cách ứng xử với tài sản công khác hẳn với tài sản tư

Tham gia thảo luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2021 trước Quốc hội ngày 31/10, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương bày tỏ băn khoăn khi trong khu vực công hiện tượng lãng phí luôn xảy ra nhiều hơn và trầm trọng hơn khu vực tư, mặc dù vẫn theo đánh giá của Đoàn giám sát trong báo cáo là các cấp, các ngành cơ bản đều ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 5 năm, hàng năm và tổ chức triển khai trên cơ sở quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chương trình do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

dai bieu quoc hoi giao duc loi song van hoa van minh chinh la goc cua viec chong lang phi hinh 1

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương.

Theo đại biểu đoàn Hải Dương, nguyên nhân căn bản khiến cho việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí còn có nhiều hạn chế. Đó là, do ý thức cá nhân chỉ chú trọng đến những lợi ích của bản thân, vì bản thân.

"Căn nguyên sâu xa của việc lãng phí của công chính là lối sống thực dụng, ích kỷ sẽ dẫn đến việc con người chỉ quan tâm nhất đến quyền lợi vật chất của cá nhân mình, không vì cái chung, không vì tập thể và lối sống ấy sẽ dẫn đến tư duy không nỗ lực vì lợi ích chung. Tiết kiệm, chống lãng phí trong khu vực công đòi hỏi con người phải đặt lợi ích của cộng đồng, của tập thể, của quốc gia lên trên hết để nỗ lực trong mọi hành động từ nhỏ nhất như tiết kiệm thời gian cho đến lớn hơn là sử dụng một cách hiệu quả nhất, hợp lý nhất mọi tài sản công", bà Nga nói.

Theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, có một thực tế vẫn đang diễn ra là cùng một cá nhân nhưng cách ứng xử với tài sản công khác hẳn với tài sản tư, với tài sản của bản thân. Tiết kiệm, chống lãng phí không chỉ là việc chấp hành mọi quy định của pháp luật về tiết kiệm, chống lãng phí mà trước tiên phải thuộc về lối sống và ý thức, đó là lối sống văn minh, văn hóa, là ý thức luôn luôn đặt lợi ích của cộng đồng, của tập thể, của quốc gia, của dân tộc lên trên.

dai bieu quoc hoi giao duc loi song van hoa van minh chinh la goc cua viec chong lang phi hinh 2

Đại biểu Quốc hội tham dự thảo luận.

Cho nên, bà Nguyễn Thị Việt Nga đề nghị, bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, công tác điều tra, xét xử việc thực hiện chính sách, pháp luật về tiết kiệm, chống lãng phí như báo cáo đã nêu thì còn cần đặc biệt chú trọng đến việc bồi đắp, nâng cao ý thức đạo đức của con người và đối tượng không chỉ là cho học sinh các trường phổ thông.

Theo bà Nga, khi chú trọng giáo dục lối sống văn hóa, văn minh chính là gốc của việc chống lãng phí và đặc biệt là trong khu vực công phải làm sao cho tiết kiệm, chống lãng phí không chỉ là việc thực thi những quy định của pháp luật mà phải trở thành lối sống của mỗi cá nhân và đây mới là gốc rễ sâu xa nhất của vấn đề. Nếu không, dù hệ thống pháp luật về tiết kiệm, chống lãng phí có đồng bộ, chặt chẽ đến đâu mà tiết kiệm chưa trở thành lối sống, thành phẩm chất của mỗi cá nhân thì chừng đó việc chấp hành vẫn chỉ mang tính chất đối phó và vẫn còn rất nhiều vi phạm.

Khắc phục triệt để tình trạng luật đã có hiệu lực thi hành nhưng còn phải chờ Nghị định

Tranh luận với đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga về xác định nguyên nhân chính dẫn đến lãng phí, đại biểu Quốc hội Nguyễn Việt Thắng - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang cho rằng, lãng phí chủ yếu là do lợi ích cá nhân không phải là nguyên nhân chính.

Theo đại biểu Nguyễn Việt Thắng, một trong những nguyên nhân chủ yếu, xuyên suốt của những tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra đó là thể chế liên quan đến công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí còn nhiều bất cập.

dai bieu quoc hoi giao duc loi song van hoa van minh chinh la goc cua viec chong lang phi hinh 3

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Việt Thắng - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang.

Cụ thể, qua kết quả giám sát cho thấy, công tác tham mưu xây dựng, ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật về quy chuẩn, tiêu chuẩn, đơn giá, định mức kinh tế, kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, chưa đầy đủ, thiếu chặt chẽ, có trường hợp còn sơ hở, dẫn đến lãng phí, thất thoát lớn về nguồn vốn, tài sản Nhà nước, tài nguyên đất đai, khoáng sản, nguồn nhân lực.

Theo báo cáo của Chính phủ, năm 2019 các bộ, ngành vẫn còn nợ 9 văn bản hướng dẫn các luật, năm 2020 còn nợ 7 Nghị định và còn 30 văn bản quy định chi tiết các luật, pháp lệnh có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 nhưng chưa được ban hành. Kiểm toán Nhà nước cũng đã chỉ ra hàng loạt những lỗ hổng về cơ chế, chính sách đối với nhiều lĩnh vực như đầu tư theo hình thức hợp đồng BT, BOT, quản lý đất đai, đô thị, tài nguyên khoáng sản...

Trước Quốc hội, đại biểu đoàn Kiên Giang kiến nghị một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cũng như hoàn thiện hệ thống pháp luật. Cụ thể: Thứ nhất, Quốc hội, Chính phủ cần nghiên cứu quy định các chế tài xử lý đối với tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm, vi phạm các quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Thứ hai, Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu, đánh giá thực trạng bố trí nguồn lực cho hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, qua đó có giải pháp bố trí hợp lý cả về kinh phí, nhân lực. Trong đó, chú trọng đội ngũ công tác làm công tác pháp chế và các điều kiện cần thiết khác đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ cải cách thể chế, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật trong giai đoạn tới.

Thứ ba, các cơ quan, đơn vị có liên quan cần phải thực hiện nghiêm các quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là khi trình các văn bản luật, các bộ, ngành cần phải tham mưu Chính phủ chuẩn bị đầy đủ các văn bản hướng dẫn thi hành (nếu có), nhằm khắc phục triệt để tình trạng luật đã có hiệu lực thi hành nhưng còn phải chờ nghị định và các văn bản dưới luật mới thực hiện được.

Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

Hà Nội mới khai thác, sử dụng được 57/1.620 bãi đỗ xe theo quy hoạch

Hà Nội mới khai thác, sử dụng được 57/1.620 bãi đỗ xe theo quy hoạch

(CLO) Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, quy hoạch giao thông tĩnh của Thủ đô là 1.620 bãi đỗ xe nhưng hiện nay mới đưa vào khai thác được 57 bãi đỗ xe, còn lại đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư và còn rất nhiều vướng mắc.

Tin tức
Lãnh đạo TP Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ sạt lở tại Ba Vì

Lãnh đạo TP Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ sạt lở tại Ba Vì

(CLO) Nhận được thông tin vụ tai nạn đêm 12/5 khiến 03 cháu nhỏ tử vong tại huyện Ba Vì, ngày 13/5, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn cùng các đồng chí lãnh đạo sở, ban, ngành Thành phố và lãnh đạo huyện Ba Vì đã đến thăm hỏi, động viên, chia buồn và trao hỗ trợ cho gia đình các nạn nhân bị sạt lở vùi lấp.

Tin tức
Việt Nam mong muốn WHO hỗ trợ tái cấu trúc và củng cố hệ thống y tế cơ sở

Việt Nam mong muốn WHO hỗ trợ tái cấu trúc và củng cố hệ thống y tế cơ sở

(CLO) Tại cuộc tiếp Tiến sĩ Saia Ma'u Piukala, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, Việt Nam mong muốn WHO hỗ trợ tái cấu trúc và củng cố hệ thống này, xác định rõ yêu cầu, nhiệm vụ, nguồn lực, nhân lực triển khai.

Tin tức
Hà Nội chỉ đạo làm rõ thông tin về giải poker 'WPT VietNam 2024'

Hà Nội chỉ đạo làm rõ thông tin về giải poker "WPT VietNam 2024"

(CLO) Văn phòng UBND TP Hà Nội mới có văn bản truyền đạt ý kiến của Chủ tịch UBND TP chỉ đạo các đơn vị kiểm tra, xử lý thông tin báo chí phản ánh về tổ chức giải WTP VietNam 2024 tại Hà Nội.

Tin tức
Bổ sung dao có tính sát thương cao vào nhóm “vũ khí thô sơ”

Bổ sung dao có tính sát thương cao vào nhóm “vũ khí thô sơ”

(CLO) Tại Kỳ họp thứ 7 tới đây, Quốc hội sẽ tiếp tục cho ý kiến về dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (sửa đổi). Hiện nay, đang có một số nội dung người dân rất quan tâm, đó là bổ sung dao có tính sát thương cao vào nhóm vũ khí thô sơ; bổ sung một số loại vũ khí vào nhóm vũ khí quân dụng.

Tin tức