Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường: Cần kiểm soát chặt chẽ đào tạo ngành y

Thứ năm, 14/01/2021 13:31 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo các chuyên gia, khi các yếu tố đảm bảo chất lượng đầu ra chưa chắc chắn mà cho phép mở đào tạo ngành y thì rất đáng lo ngại.

Việc nhiều trường đại học tham gia mở đào tạo ngành y, mặc dù các cơ sở này chưa hề có kinh nghiệm cũng không sở hữu bất cứ một trung tâm chăm sóc sức khỏe danh tiếng nào đang khiến dư luận rất lo lắng.

Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Nhà báo & Công luận đã trao đổi với đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (Đoàn ĐBQH Hà Nội).

Ông Hoàng Văn Cường cho rằng, việc nhiều trường mở ngành y chứng tỏ nhu cầu của xã hội đang thiếu nguồn nhân lực về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

Điều này cũng chứng tỏ nhu cầu về học hành ngành này rất cao, triển vọng nghề nghiệp cũng rất hấp dẫn.

ĐBQH Hoàng Văn Cường (ảnh nguồn internet).

ĐBQH Hoàng Văn Cường (ảnh nguồn internet).

"Chuyện nhiều trường mong muốn đào tạo ngành y vì thế rất dễ hiểu. Tuy nhiên, đào tạo ngành y, ngành về sức khỏe là ngành có điều kiện, kiểm soát nhà nước không phải các trường tự được mở" - ông Hoàng Văn Cường chia sẻ.

Theo vị này, hiện muốn đào tạo ngành y, ngành chăm sóc sức khỏe phải đảm bảo các điều kiện theo quy định, được Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào thẩm định cấp phép.

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường nhận định: "Về mặt quy định là tương đối chặt chẽ trong việc đào tạo ngành sức khỏe.

Những trường đảm bảo đầy đủ để chắc chắn rằng người đào tạo ngành y tại các cơ sở này đạt được yêu cầu tốt nghiệp của một người hành nghề theo tiêu chuẩn thì không phải là vấn đề đáng ngại.

Tuy nhiên, nếu những cơ sở đào tạo không phải là truyền thống đào tạo chăm sóc sức khỏe;

Không phải là những nơi có được các cơ sở khám chữa bệnh đã được đánh giá có đạt được tiêu chuẩn, chất lượng, xã hội thừa nhận khả năng để chăm sóc sức khỏe giờ mở ngành y thì đáng lo ngại.

Bởi các yếu tố để đảm bảo chất lượng đầu ra không chắc chắn".

Cuối cùng vị này nhấn mạnh: "Cần phải kiểm soát chặt chẽ trong đào tạo ngành y. Vì đây là lĩnh vực liên quan trực tiếp đến vấn đề sinh mạng, sức khỏe của người dân.

Đó là vấn đề chỉ có bác sĩ mới biết còn người dân rất khó để biết được người bác sĩ đào tạo ra chất lượng như thế nào".

Cũng liên quan vấn đề này, tiến sĩ Lê Viết Khuyến, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam chia sẻ với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận rằng, nếu mở ồ ạt các chuyên ngành y khoa mà không đảm bảo chất lượng là điều có hại, ảnh hưởng đến xã hội.

Vị này cho rằng, nhu cầu về bác sĩ hiện lớn nên mở rộng rộng quy mô là nên làm nhưng không làm ào ào.

Bởi, hiện nay tỉ lệ bác sĩ/ 1 vạn dân của Việt Nam là rất thấp. Điều này, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. 

Tuy nhiên, đào tạo nhân lực ngành y không đơn giản vì bác sĩ liên quan đến con người, sức khỏe, sinh mệnh. Nhu cầu tuy rất lớn nhưng đào tạo phải thận trọng.

"Tôi lo ngại vấn đề chất lượng không đảm bảo khi quá nhiều trường đại học tham gia đào tạo. Khi mở ồ ạt thì chất lượng không đảm bảo là rất có hại, ảnh hưởng đến xã hội.

Việc cho phép các trường mở các chương trình đào tạo bác sĩ đòi hỏi phải chặt chẽ, thận trọng không thể ào ào", chuyên gia này nói.

Được biết, hiện nay có hàng loạt các trường đại học nhảy vào mở đào tạo y dược như Trường Đại học Hoa Sen, Trường Đại học Văn Lang, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học quốc tế Hồng Bàng.

Trước đó, đã có nhiều trường tham gia vào lĩnh vực này như Trường Đại học Duy Tân, Phan Châu Trinh, Buôn Ma Thuột, Nguyễn Tất Thành, Nam Cần Thơ, Kinh doanh và công nghệ Hà Nội, Đại Nam…

Nếu tính thêm số lượng các trường đại học đào tạo các chuyên ngành liên quan đến y dược có truyền thống thì phải nói rằng đang có tình trạng mở ngành đào tạo y dược như “nấm mọc sau mưa”.

Trinh Phúc

Tin khác

Quy định về ảnh thí sinh sử dụng khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Quy định về ảnh thí sinh sử dụng khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

(CLO) Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ảnh của thí sinh trên hệ thống phải bảo đảm độ phân giải là 400x600 pixels, được chụp theo kiểu căn cước công dân và trước thời gian nộp hồ sơ không quá 6 tháng.

Giáo dục
Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(CLO) Năm học 2023-2024, toàn tỉnh Bắc Ninh có 17.296 học sinh lớp 12 (tăng hơn 1 nghìn học sinh lớp 12 so với năm 2023), cùng với khoảng 400 thí sinh tự do sẽ đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Giáo dục
Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

(CLO) Đại học Quốc gia Hà Nội và tỉnh Hà Tĩnh thí điểm hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong nhiều lĩnh vực từ năm học 2024-2025 theo cơ chế đặt hàng.

Giáo dục
Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Theo quy định, thí sinh chịu hoàn toàn trách nhiệm về thông tin khai trong phiếu đăng ký dự thi, vì vậy cần cẩn trong khi thực hiện điền các thông tin.

Giáo dục
Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

(CLO) Chiều 25/4, UBND thành phố Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) thông tin cập nhật kết quả điều tra, xử lý vụ tố cáo một chủ nhóm lớp mẫu giáo bạo hành trẻ em trên địa bàn.

Giáo dục