Đại biểu Quốc hội "sốt ruột" về tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở nông thôn

Thứ tư, 04/11/2020 15:10 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đại biểu Quốc hội Vũ Thị Nguyệt (đoàn Hưng Yên) cho biết, lượng nước thải ở khu vực nông thôn thải ra môi trường rất là lớn, gây ô nhiễm môi trường sống, làm ô nhiễm các dòng sông, nguồn nước dùng trong sinh hoạt và cả sản xuất nông nghiệp cũng bị ảnh hưởng.

Tiếp theo chương trình kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, hôm nay (4/11), Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về tình hình kinh tế - xã hội.

Phát biểu tại thảo luận liên quan đến vấn đề ô nhiễm nguồn nước tại các khu vực nông thôn, Đại biểu Vũ Thị Nguyệt (đoàn Hưng Yên) bày tỏ sự "sốt ruột" về mức độ ô nhiễm môi trường từ rác và nước thải bởi nó đã trở thành nỗi ám ảnh của người dân. 

Đại biểu Quốc hội Vũ Thị Nguyệt (đoàn Hưng Yên). Ảnh: quochoi.vn

Đại biểu Quốc hội Vũ Thị Nguyệt (đoàn Hưng Yên). Ảnh: quochoi.vn

“Hình ảnh những con sông êm đềm, xanh ngát đã dần dần thay thế bằng những dòng sông chết, bởi chúng phải hứng chịu chất thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi của người dân, bên cạnh nước thải từ các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu làng nghề. Lượng nước thải này ngấm xuống đất làm ô nhiễm không chỉ nước mặt mà đối với cả nước ngầm, tồn tại từ năm này sang năm khác, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, sinh hoạt, môi trường sinh thái cũng như sản xuất của người dân”, đại biểu nói.

Đại biểu Vũ Thị Nguyệt cũng nêu rõ những tác động của ô nhiễm nguồn nước tới tới cuộc sống. Theo đó, ảnh hưởng đầu tiên đó là, ảnh hưởng về cảnh quan môi trường không được đẹp, có rất nhiều mùi khó chịu, ruồi muỗi cũng như côn trùng phát triển xung quanh.

Ảnh hưởng thứ hai là, tới nuôi trồng thủy sản. Theo đại biểu, mặc dù, đây là nguồn ô nhiễm chất hữu cơ nhưng khi lượng chất hữu cơ này vượt quá khả năng tiếp nhận nguồn nước thì sẽ tiêu thụ hết hết lượng ôxy, dẫn đến các loài thủy sản không có ôxy và bị chết. Tình trạng cá chết hoặc giảm năng suất, chất lượng của các loài thủy sản cũng là khá phổ biến.

Ảnh hưởng thứ ba là, nhiều khu vực ở nông thôn không thể lấy nước mặn để xử lý phục vụ cho vấn đề cấp nước sinh hoạt cho người dân.

Ảnh hưởng thứ tư là, đối với cây trồng thì chúng ta cũng không thể nói rằng cây trồng không thể bị ảnh hưởng khi mà được tưới các loại chất ô nhiễm như thế này và nghiêm trọng nhất là ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân. 

Theo đại biểu Nguyệt, tình trạng bức tử các dòng sông vẫn âm thầm diễn ra hằng ngày mà chưa có hồi kết. Ảnh: ô nhiễm sông Bắc Hưng Hải.

Theo đại biểu Nguyệt, tình trạng bức tử các dòng sông vẫn âm thầm diễn ra hằng ngày mà chưa có hồi kết. Ảnh: ô nhiễm sông Bắc Hưng Hải.

Đại biểu cũng chỉ rõ 6 nguyên nhân dẫn đến thực trạng này. Cụ thể, thứ nhất là, do lượng rác thải và mức độ ô nhiễm của nguồn nước thải ngày nay càng tăng. Thứ hai là, nước thải sinh hoạt ở khu vực nông thôn hầu như chưa được xử lý mà đều để tự ngắm hoặc là đổ thẳng ra môi trường.

Thứ ba là, do đầu tư cơ sở hạ tầng ở nông thôn chưa được quan tâm ở các giai đoạn trước đây. Rất nhiều địa phương chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt cũng như là nước thải trong chăn nuôi.

Thứ tư là, người dân chưa thực sự ý thức được trách nhiệm và vai trò của mình trong việc quản lý nguồn nước thải cũng như chưa được hướng dẫn một cách đầy đủ các biện pháp để xử lý các nguồn nước thải này.

Thứ năm là, công nghệ và chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình xử lý nước thải và cơ chế vận hành của các công trình này thì còn hạn chế.

Thứ sáu là, vẫn còn tình trạng các hộ chăn nuôi lớn vẫn còn nằm xen kẽ ở trong các khu dân cư.

“Trên diễn đàn Quốc hội đã có rất nhiều các vị đại biểu Quốc hội phát biểu về các dòng sông chết, cũng như tiếng kêu cứu từ các dòng sông, thế nhưng tình trạng bức tử các dòng sông vẫn âm thầm diễn ra hằng ngày mà chưa có hồi kết. Trước thực trạng môi trường nông thôn bị rác thải sinh hoạt, chăn nuôi gây ô nhiễm thì người dân cũng hết sức bức xúc và nhiều lần kiến nghị tới các cấp chính quyền. Đặc biệt là, trong các buổi tiếp xúc cử tri của nhiều đoàn đại biểu Quốc hội thì cử tri cũng phản ánh nội dung này”, đại biểu Nguyệt nhấn mạnh.

Tại Quốc hội, đại biểu cũng nêu các giải pháp. Thứ nhất là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân trong việc kiểm soát nguồn nước thải từ chính gia đình cũng như từ khu vực xung quanh.

Thứ hai là, chính quyền các địa phương cần có phương án và quyết liệt di dời các hộ chăn nuôi còn xen kẽ trong các vùng dân cư ra khu vực tập trung riêng để thuận tiện cho việc thu gom cũng như là xử lý nước thải về chăn nuôi.

Thứ ba là, áp dụng công nghệ tiên tiến phù hợp và nhà nước cần phải hỗ trợ kinh phí để xây dựng các công trình thu gom, xử lý nước thải và đặc biệt là hỗ trợ kinh phí để có thể duy trì vận hành các công trình này.

Theo số liệu nghiên cứu của Viện Nước tưới tiêu và môi trường ở một địa phương về nước mặt, nước ngầm và hệ thống tưới tiêu cho thấy ở ao, hồ có khoảng 13% mẫu nước ô nhiễm ở mức độ nghiêm trọng và không sử dụng được cho một mục đích nào, có 25% chỉ sử dụng được cho mục đích giao thông thủy lợi, có 48% có thể sử dụng được cho mục đích tưới tiêu và chỉ có khoảng 18% có thể sử dụng được cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

Quốc Trần

Tin khác

Người lao động nhọc nhằn mưu sinh dưới nắng gắt tại Hà Nội

Người lao động nhọc nhằn mưu sinh dưới nắng gắt tại Hà Nội

(CLO) Những ngày qua, Hà Nội liên tục ghi nhận mức nhiệt cao với nhiệt độ ngoài trời có thể lên đến 50 độ C. Vì cuộc sống mưu sinh, nhiều người lao động, lái xe ôm, nhân viên giao hàng vẫn phải làm việc dưới cái nắng cháy da cháy thịt.

Đời sống
Liên tiếp xảy ra tai nạn đuối nước thương tâm ở Nghệ An

Liên tiếp xảy ra tai nạn đuối nước thương tâm ở Nghệ An

(CLO) Chỉ mới vào đầu hè nhưng trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã xảy ra nhiều vụ đuối nước thương tâm, trong đó nạn nhân hầu hết là học sinh.

Đời sống
Hàng trăm người nỗ lực chữa cháy rừng phòng hộ ven biển ở Quảng Bình

Hàng trăm người nỗ lực chữa cháy rừng phòng hộ ven biển ở Quảng Bình

(CLO) Hơn 300 người dân cùng các lực lượng chức năng đã nỗ lực chữa cháy rừng phòng hộ trên cát chưa rõ nguyên nhân, xảy ra ở xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình).

Đời sống
Du khách chen chân 'giải nhiệt' ở biển Sầm Sơn

Du khách chen chân "giải nhiệt" ở biển Sầm Sơn

(CLO) Bãi biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) trong những ngày đầu nghỉ lễ dịp 30/4 - 1/5 đã đón hàng chục nghìn du khách từ các tỉnh lân cận đổ về "giải nhiệt".

Đời sống
Dự báo thời tiết 30/4/2024: Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Dự báo thời tiết 30/4/2024: Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết 30/4/2024, Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng gay gắt với nhiệt có nơi trên 42 độ.

Đời sống