Đài Phát thanh truyền hình Hà Giang: Nỗ lực chuyển đổi số

Thứ sáu, 04/02/2022 14:05 PM - 0 Trả lời

(CLO) Là địa bàn miền núi cao, điều kiện phát triển gặp nhiều khó khăn, nhưng đứng trước những thách thức của thời đại công nghệ số, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Giang đã không ngừng đổi mới, chú trọng ứng dụng công nghệ hiện đại nâng cao nội dung chương trình, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khán thính giả.

Đưa đường lối của Đảng, Nhà nước đến với đồng bào nhanh hơn, gần hơn

Trong suốt tiến trình phát triển, việc đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình luôn được Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Giang (PTTH) xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.

Bài liên quan
dai phat thanh truyen hinh ha giang no luc chuyen doi so hinh 1

Cột cờ Lũng Cú – Dấu ấn thiêng liêng nơi địa đầu Tổ Quốc.

Bước vào năm 2010, khi ngành công nghệ thông tin và truyền thông có những bước phát triển nhanh chóng, trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân. Đóng góp ngày càng nhiều vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Hòa chung với sự phát triển ấy, Đài PTTH Hà Giang cũng đã có bước chuyển mình quan trọng để tiến vào thời đại công nghệ số. Năm 2010, các kênh của Đài PTTH Hà Giang được kết nối với kênh truyền hình của MyTV để phục vụ các thuê bao, đồng thời thực hiện chế độ truyền dẫn tại đài PTTH các huyện, chấm dứt thời kỳ truyền dữ liệu bằng băng ghi hình. Ngày 15/1/2014 Đài PTTH Hà Giang đã chính thức phát sóng kênh truyền của đài lên vệ tinh Vinasart.

Nhà báo Trần Việt Tuyên, Phó Giám đốc Đài PTTH Hà Giang cho biết: Xuất phát từ địa hình, điều kiện tự nhiên của tỉnh Hà Giang nhiều đồi núi cao, các khu dân cư tập trung vào những vùng thung lũng nhỏ hẹp, việc truyền dẫn phát sóng bằng sóng mặt đất cũng như hạ tầng internet cực kỳ khó khăn. Cho nên đến năm 2014 sóng truyền hình Hà Giang đến với bà con là bước ngoặt lớn, qua đó tất cả các vùng sâu vùng xa chỉ cần một chảo thu sóng có thể xem các chương trình của Đài. Dần đài trở thành công cụ phương tiện quan trọng để tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, nhà nước đến với đồng bào nhanh hơn, gần hơn.

Không chỉ đầu tư nâng cao chất lượng các chương trình, thời sự, phóng sự, qua các thời kỳ phát triển, thời lượng phát sóng có sự chuyển biến đột phá, từ 2 chương trình một tuần (mỗi chương trình chỉ từ 15 đến 20 phút) năm 2014, sang năm 2015 và cho đến nay đã phát sóng 18h một ngày. Các sản phẩm truyền hình được khán thính giả, đặc biệt đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa đón đợi, dần trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu hàng ngày.

dai phat thanh truyen hinh ha giang no luc chuyen doi so hinh 2

Đài PTTH Hà Giang thực hiện lắp đặt máy móc, thiết bị hiện đại vào thu phát sóng.

Công nghệ tạo đột phá trong tư duy, cách thức tác nghiệp cho phóng viên vùng cao

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin cũng tạo ra những thay đổi, đột phá trong tư duy và cách thức tác nghiệp của những người làm phát thanh truyền hình. Tận dụng thành quả khoa học công nghệ trong lĩnh vực chuyên môn hiện nay các chương trình của Đài PTTH Hà Giang cũng được đổi mới để bắt kịp xu hướng.

Một trong những nội dung đó là thiết kế đồ họa, thực hiện kỹ xảo tạo sự sống động hiện đại cho mỗi chương trình. Ngoài hình ảnh chân thực bằng các máy quay việc đưa thêm kỹ xảo đồ họa vào trong mỗi thước phim đã mang khán giả có những trải nghiệm thị giác đặc biệt nhất.

Trong sản xuất tiền kỳ, ngoài sử dụng camera chuyên dụng, các thiết bị ghi hình chỉ xuất hiện trong kỷ nguyên công nghệ cũng được sử dụng để hỗ trợ cho camera, như smartphone, gimbal (thiết bị chống rung), flycam... cùng với kỹ thuật quay mới đã mang lại hình ảnh lạ mắt, sống động, chân thực nhiều cảm xúc cho khán giả.

Sự phát triển của công nghệ thông tin mang đến sự kết nối nhanh chóng, thuận tiện và đơn giản nhất, thay vì làm việc theo phương pháp truyền thống phải thường xuyên có mặt ở tòa soạn để viết, biên tập, dựng phim thì hiện nay phóng viên có thể ngồi ở bất kỳ đâu có kết nối internet để tự dựng hình. Dễ dàng gửi dữ liệu qua sever, mạng xã hội, hệ thống, các biên tập viên ngay lập tức có thể nhận sản phẩm, tin bài gửi về mà không phải mất thời gian chờ đợi. Chính vì thế việc cập nhật nhanh thông tin của báo chí được đảm bảo.

Mô hình làm việc phi tòa soạn này đang, phát huy ưu thế và trở thành xu hướng được Đài áp dụng, nhất là trong tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp như hiện nay.

Nhờ chủ động trong việc sử dụng công nghệ các phóng viên có thể mở rộng kết nối, tiến hành phỏng vấn các chuyên gia, nhà khoa học, nghệ sỹ ở trung ương và khai thác các đề tài ngoài địa phương thông qua hình thức trực tuyến.

dai phat thanh truyen hinh ha giang no luc chuyen doi so hinh 3

Một chương trình của Đài PTTH Hà Giang năm 2022.

Công nghệ thay đổi nhưng bản lĩnh và nhiệt huyết không thay đổi

Làm thế nào để thông tin hình ảnh đến được nhanh với người dân luôn là bài toán đặt ra với các đài PTTH, nếu ở giai đoạn trước, bài toán này được giải đáp bằng việc lắp đặt nhiều các trạm thu phát sóng lại truyền hình nhằm tăng diện phủ sóng thì trong thời đại hiện nay đài PTTH Hà Giang tận dụng tối ưu công nghệ sẵn có để mở rộng diện kết nối và tương tác.

Ngoài nền tảng phát sóng truyền thống hiện nay, các chương trình của Đài còn được đăng tải trên các nền tảng số như website, youtube, facebook, zalo… khiến cho diện phủ sóng trên môi trường mạng được tăng lên, từng bước tạo được sự quan tâm và tương tác của đông đảo người dân.

Việc cạnh tranh thông tin với mạng xã hội cũng tạo động lực cho mỗi nhà báo phóng viên cố gắng tìm tòi, sáng tạo để có những tác phẩm hay nhất đến khán thính giả.

Nhờ có sự hỗ trợ của công nghệ, trong suốt thời gian qua, có thể nói không có mặt trận quan trọng nào, không có nơi nguy hiểm nào lại không in dấu chân phóng viên Đài PTTH Hà Giang, họ chấp nhận rủi ro lao vào nhiều điểm nóng, thời sự. Đó là các vụ việc tiêu cực, tệ nạn, tội phạm, vùng tâm dịch hay nơi thiên tai nguy hiểm để làm công việc của người đưa tin, phản ánh sự kiện. Từ đó góp tiếng nói phản biện xã hội, nhân lên những tấm gương, những tấm lòng cao cả truyền tải thông điệp tốt đẹp, cổ vũ cộng đồng chung tay thực hiện các nhiệm vụ chính trị, an ninh quốc phòng của địa phương.

Nhờ tinh thần dấn thân, cống hiến không mệt mỏi, các thế hệ nhà báo phóng viên, BTV, kỹ thuật viên của Đài đã và đang chung tay cùng nhau tạo dựng một đài PTTH chuyên nghiệp uy tín.

Trao đổi với phóng viên báo Nhà Báo và Công Luận, nhà báo Hoàng Thị Hằng, Giám đốc Đài PTTH Hà Giang chia sẻ: Qua nhiều giai đoạn khác nhau, sự phát triển công nghệ khác nhau, nhiệm vụ đặt ra đối với đài PTTH tỉnh đối với từng giai đoạn có khác nhau nhưng có một phẩm chất không thay đổi của thế hệ những người làm báo ở đài là đó chính là bản lĩnh và nhiệt huyết.

“Nhiệt huyết của mỗi nhà báo phóng viên đó chính là ý thức xã hội, đạo đức nghề nghiệp luôn luôn được trau dồi bồi dưỡng, đó chính là nguồn cảm xúc để chúng tôi liên tục sáng tạo, bám sát thực tiễn vào phản ánh tốt nhất những hơi thở cuộc sống để tạo nên sự hấp dẫn, trong mỗi chương trình phát sóng”, nhà báo Hoàng Thị Hằng cho biết thêm.

Vũ Phong

Bình Luận

Tin khác

“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

(CLO) Nói về tác phẩm “Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp” nhà báo Trần Thu Hà cho biết: “Bộ phim chỉ 50 phút, nhưng chúng tôi cố gắng chuyển tải được giá trị từ khối lượng thông tin đồ sộ, thành những câu chuyện dễ hiểu, mới mẻ và thu hút được khán giả, nhưng vẫn phải đảm bảo tính chính xác của thông tin”.

Nghề báo
Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

(CLO) Chiều 1/5, tại khu vực hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), Báo Quân đội nhân dân (QĐND) phối hợp với Liên đoàn Xe đạp - Mô tô thể thao Việt Nam và một số đơn vị tổ chức Lễ khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”.

Nghề báo
Nhà báo Đinh Quang Thành với giờ phút may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp

Nhà báo Đinh Quang Thành với giờ phút may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp

(CLO) Theo nhà báo Đinh Quang Thành: “Trưa ngày 30/4/1975, tôi không nghĩ mình có thể vào được Dinh Độc Lập ở giây phút lịch sử đó. Sau bao ngày cùng các đơn vị bộ đội trải qua gian khổ…, có mặt ở thời khắc lịch sử quan trọng ấy, đối với tôi đó là điều vô cùng may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp”.

Nghề báo
Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

(NB&CL) “Đối với chúng tôi, những năm tháng làm phóng viên chiến trường là thời gian ghi lại những ký ức hào hùng của dân tộc và cũng là thời gian tích lũy kinh nghiệm, hiểu biết về nghề làm báo, viết báo. Thật tự hào mỗi khi vào lại Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, tôi lại đắm chìm trong nỗi nhớ ngày 30/4/1975”- Nhà báo Đậu Ngọc Đản - người phóng viên miền Bắc đầu tiên có mặt tại Dinh Độc Lập 30/4/1975, sau 50 năm, vẫn xúc động khi trò chuyện về những năm tháng lịch sử.

Nghề báo
Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(CLO) Trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo