Dấn thân để có những khoảnh khắc đẹp

Chủ nhật, 21/06/2020 12:13 PM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ ảnh đẹp luôn phải giàu cảm xúc, ý nghĩa và mang tính thời sự cao, khi xem ảnh giúp độc giả hiểu được nội dung trong từng bức ảnh. Để có bức ảnh đẹp, hấp dẫn, sẽ không phải là may mắn mà là cả một quá trình trau dồi kinh nghiệm và dấn thân tác nghiệp không ngừng nghỉ.

Đó là chia sẻ của phóng viên Ngô Nhung - tác giả bộ ảnh “Những phận đời mưu sinh trên rác”, là tác phẩm thứ hai được lọt Top 50 Giải “Khoảnh khắc báo chí năm 2019" do Báo Nhà báo & Công luận tổ chức.

Tự tin, tập trung và nhiệt huyết sẽ thành công

Phóng viên ảnh Ngô Nhung - Ban thể thao Báo Người lao động.

Phóng viên ảnh Ngô Nhung - Ban thể thao Báo Người lao động.

Phóng viên Ngô Nhung – Ban thể thao Báo Người lao động vốn là người có nhiều năm kinh nghiệp trong nghề phóng viên ảnh, anh là tác giả của rất nhiều đề tài hay, nhiều bức ảnh đẹp làm nên tên tuổi trong làng ảnh Việt Nam. Nhưng có lẽ bộ ảnh mang đề tài “Những phận đời mưu sinh trên rác” do anh thực hiện luôn mang đậm chất riêng và ấn tượng nhất.

Phóng viên Ngô Nhung cho rằng: Để tạo ra được bộ ảnh chất lượng, sâu sắc nhất, thì việc đầu tiên là khâu chuẩn bị trang thiết bị cho thật tốt. Đồng thời, cần nhiều thời gian nghiên cứu, tính toán thật sâu những góc máy đẹp, chân thật nhất để ghi lại những hình ảnh ấn tượng về công việc hàng ngày của người dân khu bãi rác Sóc Sơn – Hà Nội.

Để chuẩn bị kỹ cho sự ra đời của bộ ảnh “Những phận đời mưu sinh trên rác”, bản thân khi nhận được thông tin trên Sóc Sơn xuất hiện bãi rác lớn, anh phải đi trực tiếp địa bàn cùng đó tìm hiểu thêm trên các trang báo, các trang mạng xã hội về thông tin khu bãi rác. Sau nhiều ngày quan sát và tìm hiểu, Ngô Nhung đã quyết định lên kế hoạch triển khai thực hiện đề tài lần này.

Bãi rác lớn tại Sóc Sơn - Hà Nội.

Bãi rác lớn tại Sóc Sơn - Hà Nội.

Theo nguồn thông tin từ Bộ TN-MT ước tính, mỗi năm có hơn 1,8 triệu tấn rác thải được thải ra tại Việt Nam nhưng chỉ 27% trong số đó được tái chế. Việt Nam cũng đang đối mặt với nguy cơ trở thành bãi tập kết rác toàn cầu với lượng rác thải tăng đến 200% trong mỗi năm. Thời điểm đó có rất nhiều nhà báo, phóng viên thực hiện viết bài, chụp ảnh về đề tài rác thải, nhưng trong số đó, bộ ảnh của phóng viên Ngô Nhung chụp về bãi rác lớn tại Sóc Sơn là để lại ấn tượng và có chiều sâu nhất.

Nhớ lại kỷ niệm thời khắc ra đời của bức ảnh, anh kể:

Đầu tiên, để ghi lại hình ảnh làm việc hăng say của người dân, tôi phải đến khu vực bãi rác lúc đó hơn 12h đêm, người dân làm việc từ 2h đến 6h sáng.

Khi những xe rác ngừng hoạt động thì con người nơi đây mới bắt tay vào làm việc, vào được hiện trường rất khó khăn, trời thì mưa lầy lội.

Những người dân tập trung đến khu bãi rác để làm việc.

Những người dân tập trung đến khu bãi rác để làm việc.

Trước khi vào trong bãi rác thì phải mua ủng và mặc áo vì trong đó có những điểm lún qua đầu gối, rất nguy hiểm. Đặc biệt, để chụp được hình ảnh “chân thật” ở môi trường ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe, điều kiện ánh sáng thì kém, vài cái bóng đèn điện cao áp chiếu lờ mờ, nên ghi lại hình ảnh ấn tượng rất là khó. Chính vì thế, tôi phải thực hiện bố cục và nội dung làm sao vào được điểm sáng thì bức ảnh mình tạo ra mới chất lượng, hấp dẫn độc giả.

Khó khăn, áp lực người phóng viên sẽ trưởng thành hơn

Là một phóng viên từng tác nghiệp rất nhiều đề tài, nhưng có lẽ đề tài lần này để lại cho anh nhiều ấn tượng, nhiều cảm xúc khi chứng kiến sự miệt mài, cần cù chịu khó của người dân Sóc Sơn không quản ngày đêm làm việc.

Vốn theo ngành báo ảnh và được trang bị đầy đủ kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn, phóng viên Ngô Nhung đã quá quen thuộc với những lần tác nghiệp nhanh và nắm bắt cơ hội như này. Tất nhiên, đối với anh, người phóng viên ảnh ngoài những khó khăn áp lực phải đối mặt thì luôn cần chủ động, nhiệt huyết và dấn thân với nghề.

Anh tâm sự: “Nghề phóng viên ảnh luôn khó khăn hơn những nghề làm báo khác, có lẽ vì vậy mà người làm báo ảnh đa phần là nam giới. Gọi là phóng viên ảnh nhưng cũng cần tư duy báo chí, nghĩa là người phóng viên ảnh cũng phải thành thạo tin, bài như các phóng viên khác.Tuy nhiên ảnh báo chí không chỉ chứa thông tin mà còn mang nhiều thông điệp, giúp độc giả hiểu và cảm nhận được ý nghĩa của từng bức ảnh”.

Những người dân đang cặm cụi làm việc, do ánh sáng yếu nên họ phải chuẩn bị cả đèn pin để hỗ trợ thêm ánh sáng.

Những người dân đang cặm cụi làm việc, do ánh sáng yếu nên họ phải chuẩn bị cả đèn pin để hỗ trợ thêm ánh sáng.

Phóng viên Ngô Nhung cho biết: Trong lần tác nghiệp lần này anh mới có cơ hội được tiếp xúc trực tiếp với những người dân lao động khu bãi rác lớn, được chứng kiến hình ảnh “người dân đang cặm cụi làm việc, không biết ngày hay đêm, họ nhặt những gì còn sót lại ở bãi rác như mảnh túi, mảnh chai, những đồ sắt vụn đã cũ kỹ, mục đích để kiếm tiền trang trải cuộc sống”. Đó là những kỷ niệm một lần tác nghiệp khó quên, anh đã mang cảm xúc của mình gửi gắm trong từng bức ảnh.

“Qua tác phẩm đoạt giải lần này tôi muốn nêu lên ý tưởng, truyền thông điệp tới độc giả. Tôi luôn nghĩ “Rác không còn là phế phẩm khi nó được sử dụng đúng cách”. Những người dân Sóc Sơn là những người giàu nên vì rác. Tại sao chúng ta lại không lấy rác để tạo ra những thứ không còn là phế phẩm và gây hại cho chúng ta nữa”, Ngô Nhung cho hay.

Đây là thành quả cả một đêm dài miệt mài lao động của người dân khu bãi rác Sóc Sơn - Hà Nội.

Đây là thành quả cả một đêm dài miệt mài lao động của người dân khu bãi rác Sóc Sơn - Hà Nội.

Nói về đạo đức nghề nghiệp, Ngô Nhung cho biết, người làm báo ảnh không phải để thể hiện với mọi người, mà chủ yếu và hơn hết cho chính bản thân họ. Bởi khi ảnh lên báo, chỉ có người phóng viên ảnh mới biết tấm ảnh ấy được chụp trong hoàn cảnh như thế nào. Còn công chúng chỉ quan bức ảnh này chụp gì, nói về cái gì...

Bên cạnh đó, ngoài những quy chuẩn đạo đức chung làm nghề, người phóng viên ảnh cần luôn tự nhắc mình đừng vô cảm và hãy luôn chấp nhận dấn thân.

Đình Trung

Tin khác

Bổ nhiệm ông Trần Văn Biên làm Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu lập pháp

Bổ nhiệm ông Trần Văn Biên làm Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu lập pháp

(CLO) Sáng 2/5, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, Viện Nghiên cứu Lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu lập pháp.

Nghề báo
“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

(CLO) Nói về tác phẩm “Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp” nhà báo Trần Thu Hà cho biết: “Bộ phim chỉ 50 phút, nhưng chúng tôi cố gắng chuyển tải được giá trị từ khối lượng thông tin đồ sộ, thành những câu chuyện dễ hiểu, mới mẻ và thu hút được khán giả, nhưng vẫn phải đảm bảo tính chính xác của thông tin”.

Nghề báo
Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

(CLO) Chiều 1/5, tại khu vực hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), Báo Quân đội nhân dân (QĐND) phối hợp với Liên đoàn Xe đạp - Mô tô thể thao Việt Nam và một số đơn vị tổ chức Lễ khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”.

Nghề báo
Nhà báo Đinh Quang Thành với giờ phút may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp

Nhà báo Đinh Quang Thành với giờ phút may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp

(CLO) Theo nhà báo Đinh Quang Thành: “Trưa ngày 30/4/1975, tôi không nghĩ mình có thể vào được Dinh Độc Lập ở giây phút lịch sử đó. Sau bao ngày cùng các đơn vị bộ đội trải qua gian khổ…, có mặt ở thời khắc lịch sử quan trọng ấy, đối với tôi đó là điều vô cùng may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp”.

Nghề báo
Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

(NB&CL) “Đối với chúng tôi, những năm tháng làm phóng viên chiến trường là thời gian ghi lại những ký ức hào hùng của dân tộc và cũng là thời gian tích lũy kinh nghiệm, hiểu biết về nghề làm báo, viết báo. Thật tự hào mỗi khi vào lại Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, tôi lại đắm chìm trong nỗi nhớ ngày 30/4/1975”- Nhà báo Đậu Ngọc Đản - người phóng viên miền Bắc đầu tiên có mặt tại Dinh Độc Lập 30/4/1975, sau 50 năm, vẫn xúc động khi trò chuyện về những năm tháng lịch sử.

Nghề báo