Đánh giá tổng thể khi thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư

Thứ năm, 16/11/2023 10:37 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Việc Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đưa ra nội dung thu phí đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư tại dự thảo Luật Đường bộ đã thu hút được sự quan tâm của dư luận, đòi hỏi những đánh giá tổng thể, phù hợp với thực tiễn.

San sẻ gánh nặng cho ngân sách, huy động nguồn lực

Ngày 10/11 vừa qua, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV; Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Đường bộ trước Quốc hội.

Một trong những điểm mới đáng chú ý là Dự thảo luật bổ sung quy định thu phí sử dụng đường cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường cao tốc do Nhà nước đầu tư, sở hữu, quản lý và khai thác (Điều 45).

Mới đây nhất, việc chính thức đưa vào khai thác 2 dự án cao tốc thành phần Quốc lộ 45 - Nghi Sơn và Nghi Sơn - Diễn Châu được thực hiện bằng vốn đầu tư công đã nâng tổng số km đường cao tốc trục Bắc - Nam lên khoảng 1.050km. Qua đó góp phần tạo động lực lớn cho phát triển kinh tế - xã hội, tạo liên kết vùng, người dân di chuyển được thuận tiện hơn.

danh gia tong the khi thu phi cao toc do nha nuoc dau tu hinh 1

Nhiều tuyến đường bộ cao tốc hoàn thành, đi vào khai thác đã góp phần pháp triển kinh tế, bảo đảm an ninh quốc phòng. Ảnh: Quang Hùng.

Ước tính đến năm 2030, toàn quốc cần 813.000 tỷ đồng đầu tư cao tốc; tới năm 2025 cần 393.000 tỷ đồng để hoàn thành 2.000km và khởi công 925km. Trong 10 năm tới đây, ngân sách cần đầu tư 239.000 tỷ đồng xây mới cao tốc, bình quân 24.000 tỷ đồng/năm.

Với phương án thu phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư, Bộ GTVT cho rằng sẽ thu hút nguồn lực khu vực tư nhân và đảm bảo mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam có 5.000km cao tốc. Thu phí còn giảm gánh nặng ngân sách Nhà nước; nhất là với công trình đường bộ quy mô lớn, tổng mức đầu tư cao.

Cùng với đó việc triển khai thí điểm thu phí sử dụng đường bộ cao tốc trên một số đoạn/tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư trong giai đoạn ngắn hạn sẽ giúp cơ quan quản lý đường bộ giảm áp lực về kinh phí duy tu, bảo dưỡng.

Dự kiến đến năm 2025, trường hợp 1.624km đường cao tốc đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước hoàn thành và đi vào hoạt động, yêu cầu kinh phí cho quản lý, bảo trì đường cao tốc hằng năm sẽ rất lớn. Tổng nhu cầu kinh phí quản lý, bảo trì giai đoạn 2021 - 2025 là 9.067 tỷ đồng, bình quân 1.813 tỷ đồng/năm.

Người dân, doanh nghiệp tốn thêm phí sử dụng cao tốc nhưng được thụ hưởng dịch vụ chất lượng, tiết kiệm chi phí nhiên liệu, thời gian, tăng hiệu quả kinh doanh. Giải pháp này tương thích với các điều ước quốc tế về giao thông đường bộ mà Việt Nam là thành viên.

Mức thu phí sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư được xác định trên ba nguyên tắc cơ bản: phù hợp với lợi ích của người sử dụng đường cao tốc; được xây dựng trên cơ sở tổng số phí thu được sau khi bù đắp chi phí tổ chức thu phải đảm bảo còn dư để cân đối vào ngân sách nhà nước để bố trí kinh phí bảo trì dự án và hoàn vốn đầu tư; được tính toán theo từng đoạn/tuyến đường bộ cao tốc cụ thể để đảm bảo phù hợp với điều kiện khai thác, kinh tế xã hội theo từng khu vực.

Đánh giá đầy đủ, bảo đảm tính hợp lý

Việc thực hiện thu phí các tuyến đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư chắc chắn sẽ có những tác động lớn tới nhiều mặt của đời sống xã hội. Anh Quang Minh (một lái xe tải đường dài) băn khoăn, hiện ô tô lưu hành thì chủ xe phải đóng phí bảo trì đường bộ, khi thu phí cao tốc liệu có gây “phí chồng phí”.

Thêm nữa những tuyến đường cao tốc do Nhà nước đầu tư là vốn ngân sách bỏ ra mà bản chất vốn ngân sách là tiền của người dân đóng góp, xây dựng. Trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn, việc thu phí có thể gia tăng thêm áp lực cho doanh nghiệp và người dân.

danh gia tong the khi thu phi cao toc do nha nuoc dau tu hinh 2

Thu phí trên các tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư sẽ giảm gánh nặng cho ngân sách, huy động nguồn lực đầu tư hạ tầng giao thông. Ảnh: Quang Hùng.

Nhà nước sử dụng tiền thuế để xây dựng các loại đường giao thông, giờ lại tiếp tục thu phí cao tốc là chưa hợp lý. Nếu thiếu nguồn để bảo trì đường bộ và đầu tư cao tốc mới thì cần xem lại việc sử dụng ngân sách đã hiệu quả hay chưa, anh Minh bày tỏ.

Còn theo anh Văn Tâm (trú tại quận Hà Đông, TP. Hà Nội), ngành giao thông cần có cơ chế thu hút đầu tư cao tốc theo hình thức xã hội hóa để huy động nhiều nguồn lực hơn thay vì sử dụng ngân sách. Khi đặt mục tiêu 3.000km hay 5.000km đường cao tốc thì chắc chắn sẽ phải được đánh giá kỹ lưỡng về khả năng huy động vốn.

Đặc biệt, khi cao tốc Bắc - Nam phía Đông được xây dựng với kỳ vọng giảm tải áp lực cho Quốc lộ 1. Nhưng khi thu phí trên cao tốc chắc chắn nhiều phương tiện, nhất là xe tải sẽ không đi vào mà vẫn chọn Quốc lộ 1, ùn tắc lại hoàn ùn tắc.

Đánh giá về chủ trương thu phí trên các tuyến đường do Nhà nước đầu tư, chuyên gia giao thông TS. Nguyễn Xuân Thủy cho rằng, chủ trương là cần thiết. Nói vui, anh nào nhà giàu, có tiền thì đi đường này, nếu không anh vẫn có thể đi đường khác.

Tuy nhiên ông Thủy cũng đề cập, thu trên đường cao tốc nào thì cần cân nhắc và xây dựng tiêu chí cụ thể. Đường cao tốc không thu trên đường độc đạo, tạo điều kiện để người dân có quyền lựa chọn. Do là tiền ngân sách đầu tư nên thời gian thu phí có thể kéo dài, đây cũng là điều kiện để mức thu phí thấp xuống. 

Nhất là phải thực hiện thu phí không dừng, minh bạch việc thu và tránh thất thoát. Đời sống của người dân hiện nay vẫn còn khó khăn. Mỗi ô tô lăn bánh đã chịu rất nhiều loại phí, nếu tiếp tục thu phí đường cao tốc do Nhà nước đầu tư sẽ là “đụng” vào túi tiền, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân, doanh nghiệp.

Nếu thu phí với tất cả các tuyến đường cao tốc do Nhà nước đầu tư, phải giảm bớt phí bảo trì đường bộ. Mức giảm như thế nào thì Bộ GTVT, Bộ Tài chính cùng bàn thảo để đưa ra con số hợp lý.

Theo ông Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, Nhà nước nên đấu giá quyền thu phí công khai, minh bạch và giao cho nhà cung cấp dịch vụ thu phí hưởng bao nhiêu phần trăm để chi trả chi phí tổ chức thu, còn lại nộp vào ngân sách để hoàn vốn cho công trình.

Bên cạnh đó, cũng cần xem xét thu phí ở tuyến nào và không thu tuyến nào, chứ không nhất thiết phải thu trên tất cả các tuyến do Nhà nước đầu tư.

Nhiều chuyên gia cũng bày tỏ quan điểm đồng tình với đề xuất thu phí trên các tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư. Người dân và doanh nghiệp cần “thông cảm” cho Nhà nước vì hiện nay tiền ngân sách không nhiều mà hệ thống đường bộ cao tốc Việt Nam còn đang rất thiếu, cần nhiều nguồn lực để đầu tư.

Thế Anh

Bình Luận

Tin khác

Thu hồi đăng ký tuyến với nhà xe chạy dưới 70% tổng số chuyến trong tháng

Thu hồi đăng ký tuyến với nhà xe chạy dưới 70% tổng số chuyến trong tháng

(CLO) Quy định mới về việc thu hồi đăng ký tuyến với doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô chạy dưới 70% tổng số chuyến trong tháng sẽ góp phần giảm tình trạng xe khách bỏ bến ra ngoài chạy dù.

Giao thông
Đề xuất chưa mở rộng vành đai 3 TP. HCM để dành vốn làm thêm cao tốc khác

Đề xuất chưa mở rộng vành đai 3 TP. HCM để dành vốn làm thêm cao tốc khác

(CLO) UBND TP. HCM đưa đề xuất chưa mở rộng đường vành đai 3 của thành phố nhằm dành vốn làm thêm cao tốc khác.

Giao thông
Gia Lai: Tai nạn giao thông liên hoàn trên Quốc lộ 14, hai người tử vong tại chỗ

Gia Lai: Tai nạn giao thông liên hoàn trên Quốc lộ 14, hai người tử vong tại chỗ

(CLO) Xe mô tô do anh Hiếu điều khiển sau khi tông vào đuôi taxi đã ngã ra đường và bị một chiếc xe khách tông trúng. Sau đó, chiếc xe khách tiếp tục tông vào một xe mô tô khác. Vụ tai nạn khiến 4 người thương vong.

Giao thông
Kỷ niệm 20 năm khai thác chuyến bay thương mại đầu tiên đến sân bay Cam Ranh

Kỷ niệm 20 năm khai thác chuyến bay thương mại đầu tiên đến sân bay Cam Ranh

(CLO) Chiều ngày 17/5, Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh phối hợp Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam - Vietnam Airlines tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm khai thác chuyến bay thương mại đầu tiên đến sân bay Cam Ranh.

Giao thông
Thay đổi phương thức quản lý kết cấu hạ tầng đường thủy

Thay đổi phương thức quản lý kết cấu hạ tầng đường thủy

(CLO) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam vừa tổ chức Hội nghị công bố kết quả Dự án “Hệ thống thông tin quản lý tích hợp hỗ trợ cải thiện giao thông thủy nội địa” (Dự án IW-MIS).

Giao thông