Đạo mẫu đang ở đâu sau ba năm được USESCO ghi danh?

Thứ năm, 01/08/2019 08:59 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Hiện nay, có nhiều tổ chức, hội nhóm về đạo Mẫu phát triển ồ ạt, xuất hiện nhiều tổ chức trá hình hoặc lợi dụng danh nghĩa của đạo Mẫu để trục lợi.

Xuất hiện tình trạng người thực hành tín ngưỡng phải nộp tiền để nhận “danh hiệu”; các sự kiện giao lưu diễn xướng, hội thảo… chỉ nhằm vào việc kêu gọi tài trợ... Các hoạt động liên quan tới tín ngưỡng này đang có dấu hiệu biến tướng phức tạp.

Ngày 1/12/2016, tại Phiên họp Uỷ ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 11 của UNESCO diễn ra tại thành phố Addis Ababa, nước Cộng hòa dân chủ Liên bang Ethiopia, di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Đến nay, sau gần ba năm được UNESCO công nhận, thực tiễn thực hành tín ngưỡng này trong đời sống đã nảy sinh nhiều vấn đề đặt ra đòi hỏi phải có bàn tay quản lý của Nhà nước đối với hoạt động trong thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu.

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ - một hình thức thờ cúng người mẹ hóa thân ở các miền trời, sông nước, rừng núi. Hình thành và phát triển mạnh mẽ từ thế kỷ XVI, việc thực hành tín ngưỡng này trở thành một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội và tâm thức người dân Việt.

Hoạt động tín ngưỡng lành mạnh luôn nhận được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân. Ảnh: Hoàng Anh.

Hoạt động tín ngưỡng lành mạnh luôn nhận được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân. Ảnh: Hoàng Anh.

Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là sự hỗn dung tín ngưỡng bản địa và một số yếu tố của tôn giáo du nhập như Đạo giáo, Phật giáo. Các Thánh Mẫu, các vị thần trong điện thần tam phủ có nguồn gốc không chỉ của người Kinh, mà còn của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam như người Mường, Tày, Nùng, Dao,… thể hiện sự giao lưu văn hóa, mối quan hệ bình đẳng, gắn bó mật thiết giữa các dân tộc ở Việt Nam.

Thông qua việc kết hợp một cách nghệ thuật các yếu tố văn hóa dân gian như trang phục, âm nhạc, hát chầu văn, múa, diễn xướng dân gian trong lên đồng… hoạt động thờ Mẫu Tam phủ đã lưu giữ lịch sử, di sản và bản sắc văn hóa của người Việt. Sức mạnh và ý nghĩa của Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ chính là đáp ứng nhu cầu và khát vọng của đời sống thường nhật của con người, cầu tài, cầu lộc, cầu sức khỏe.

Do đặc thù Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam tứ phủ của người Việt xuất phát từ việc lưu truyền trong dân gian từ đời này sang đời khác và do truyền khẩu nên đến nay thể thức của tín ngưỡng không theo một khuôn mẫu nhất định. Mặt khác, do tính chất đặc thù riêng của vùng miền nên khó có quy chuẩn… và sẽ dẫn đến việc “mỗi nơi một kiểu”, khó khăn cho cả người thực hành và quản lý về mặt Nhà nước.

Hiện nay, việc thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu hiện nay diễn ra rất nhiều ở các địa phương. Tín ngưỡng của Đạo Mẫu khác với các tôn giáo khác như Phật giáo, Ki-tô giáo… ở chỗ đạo Mẫu cầu xin sức khỏe, hạnh phúc, học vấn, công danh, tiền bạc… ngay trong đời sống hiện tại. Chính vì vậy, có hiện tượng lễ vật là tiền bạc với số lượng lớn được sử dụng nhiều trong các vấn hầu.

Một vấn đề khác là hiện nay, có nhiều tổ chức, hội nhóm, câu lạc bộ về đạo Mẫu phát triển ồ ạt, xuất hiện nhiều tổ chức trá hình hoặc lợi dụng danh nghĩa của đạo Mẫu để làm lợi cho cá nhân, như những chuyến đi thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu ở một số nước, người thực hành tín ngưỡng phải nộp tiền để nhận “danh hiệu”, nhưng thực chất các chuyến đi chẳng khác gì một tour du lịch rẻ tiền.

Báo Công luận

Những việc này đã làm biến tướng, phá hoại giá trị văn hóa, mất đi hình ảnh tốt đẹp của Đạo Mẫu.

Thực tế cũng bắt đầu diễn ra các sự kiện giao lưu diễn xướng, xưng danh là “hội thảo khoa học”… nhưng các giao lưu, diễn xướng chỉ nhằm vào việc lên đồng, các hội thảo, tọa đàm lại lấy hầu đồng làm trọng tâm mà không đặt ra hay giải quyết bất kỳ một vấn đề khoa học nào.

Bên cạnh đó, việc đốt vàng mã quá nhiều cũng gây ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường, đi ngược lại với ý nghĩa tốt đẹp vốn có của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ.

Trong hoạt động nghi lễ, lời ca tiếng hát văn đàn là một phần không thể thiếu và lời hát mang ý nghĩa quan trọng đến thành công trong vấn hầu. Lời ca nêu được sự tích hay chiến công hiển hách của người được hầu. Kết hợp sự điêu luyện của trang phục, điệu múa, âm nhạc… mà khiến cho “bóng” đồng được lung linh. Thế nhưng, gần đây có hiện tượng “thanh đồng” (người thực hành hầu đồng – NV) hát lời văn... tự chế, ghép lời các bài hát khác gây hiện tượng quá khích làm giảm đi tính chất thiêng liêng của buổi lên đồng, thậm chí, phi lý tới mức có những văn đàn đã tự sáng tác, tự thêm bớt lời hát, hát cả “đôi dép đơn sơ” đến “tiếng chày trên sóc Bom Bo”, có thanh đồng hầu cả cậu bé đá bóng… làm biến tướng, phá bỏ lề lối truyền thống trong bảo tồn văn hóa đạo Mẫu.

Sự tiếp biến văn hóa là không thể tránh khỏi, tuy vậy, cũng cần các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu, những người thực hành tín ngưỡng… có những ý kiến để giữ được nguyên cái “gốc” của văn đàn khi hát trong buổi hầu.

Người Việt Nam có rất nhiều lễ hội trong một năm, để cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, bình an, cầu mong sức khỏe, tiền tài… là việc làm giúp cho con người được an nhiên, hạnh phúc. Trong đạo Mẫu, như đã nói ở trên về việc cầu xin trong thế giới hiện tại, thì còn nhiều việc cúng như: Tôn nhang bản mệnh, cầu con, khoán, bán con, chuộc con… Cắt vong âm, cắt duyên âm… trả nghiệp duyên trần; tiến căn; di cung hoán số; Khất đồng; Trả nợ bốn phủ; Xuất thủ trình đồng; cầu công danh, sự nghiệp, học hành… rất đa dạng và phong phú.

Những yếu tố trên trong việc thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu đã được coi là văn hóa, được nhiều người, nhiều đời noi theo và giữ gìn đến nay. Tuy vậy, gần đây, hiện tượng Tôn nhang bản mệnh, cầu con, khoán, bán con, chuộc con; Cắt vong âm, cắt duyên âm; Trả nghiệp duyên trần; Tiến căn; Di cung hoán số; Khất đồng; Trả nợ bốn phủ; Xuất thủ trình đồng; Cầu công danh, sự nghiệp, học hành… diễn ra rất phức tạp. Có một số đền, bản đền đã có hiện tượng “cò mồi” lôi kéo, dẫn dắt người đi hành hương vào chỗ mê muội, làm sai lệch bản chất của tín ngưỡng.

Bản thân từ xưa tới nay, Đạo Mẫu vốn có những “mật truyền”, cùng với đó là việc không có “giáo lý, giáo luật” thể hiện trên văn tự như nhiều tôn giáo, tín ngưỡng khác. Thế nên, việc thực hành tín ngưỡng này đang ở dạng “trăm hoa đua nở”. Kể từ khi được coi là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, hoạt động thực hành tín ngưỡng đang diễn ra nhiều vấn đề phức tạp, đòi hỏi các nhà quản lý văn hóa phải có biện pháp chấn chỉnh, thậm chí răn đe các hành vi phản văn hóa. Nếu không, cái danh “di sản thế giới” sẽ trở thành mảnh đất gây ra sự mê muội trong đời sống một cách không kiểm soát.

Tử Hưng

Tin khác

Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

(CLO) Triển lãm ảnh “Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới” trưng bày 70 hình ảnh, tư liệu quý hiếm về 2 sự kiện lịch sử nổi bật của dân tộc ta trong thế kỷ XX.

Đời sống văn hóa
Hơn 300 hiện vật về Chiến thắng Điện Biên Phủ trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh

Hơn 300 hiện vật về Chiến thắng Điện Biên Phủ trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh

(CLO) Chiều 26/4, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hà Nội đã diễn ra triển lãm "Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt", với hơn 300 ảnh, tài liệu, hiện vật được trưng bày giúp công chúng hiểu rõ hơn về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của của cuộc chiến 56 ngày đêm của ông cha ta.

Đời sống văn hóa
Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

(CLO) Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Trần Phú” của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).

Đời sống văn hóa
6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

(CLO) 6 bộ phim sẽ được chiếu miễn phí phục vụ công chúng trong “Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

(CLO) Nằm trong khuôn khổ của Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) còn có hoạt động giã gạo truyền thống. Loại gạo ngon nhất thế vừa bén rễ trên vùng sâm tốt nhất.

Đời sống văn hóa