Đầu năm 2022, tiến hành rà soát, đánh giá hiệu quả học tập trực tuyến

Chủ nhật, 28/11/2021 08:35 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đó là một trong những nội dung của Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV đã được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ký ban hành.

Việc chất vấn và trả lời chất vấn được cử tri, nhân dân đánh giá cao

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành Nghị quyết số 41/2021/QH15 về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV.

Nghị quyết nêu rõ: Việc tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn cơ bản đáp ứng yêu cầu đề ra, được cử tri, dư luận, nhân dân đánh giá cao. Qua chất vấn và trả lời chất vấn đã làm rõ thêm, trong bối cảnh hết sức khó khăn do tác động nặng nề của đại dịch COVID-19, ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân, doanh nghiệp; dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cả hệ thống chính trị, các ngành, các cấp đã tập trung cao độ, chung sức, đồng lòng, vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa bảo đảm đời sống của người dân và đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Tuy nhiên, tình hình diễn biến dịch COVID-19 còn rất phức tạp, khó lường, khó khăn, thách thức còn nhiều, cần tiếp tục phát huy các kết quả đã đạt được, tập trung khắc phục những tồn tại, hạn chế, đề ra các giải pháp cả trước mắt và lâu dài để thực hiện thành công "mục tiêu kép" vừa kiểm soát hiệu quả, linh hoạt phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

dau nam 2022 tien hanh ra soat danh gia hieu qua hoc tap truc tuyen hinh 1

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ điều hành Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XV (ảnh TTXVN).

Quốc hội yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ tập trung thực hiện những giải pháp, cam kết, khắc phục những tồn tại, hạn chế, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực được chất vấn.

Triển khai kế hoạch tiêm vaccine mũi thứ ba

Trong các nội dung của Nghị quyết, có nội dung đối với lĩnh vực y tế, Quốc hội yêu cầu tổng kết việc thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch COIVID-19 đã triển khai thực hiện trong các đợt dịch vừa qua để xây dựng chiến lược tổng thể phòng, chống dịch trong thời gian tới; tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, toàn diện, có hiệu quả trên phạm vi cả nước Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ quy định tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; đẩy mạnh việc xã hội hóa, kết hợp công - tư trong công tác phòng, chống dịch, trong đó có cơ chế huy động hiệu quả các tổ chức y tế tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ y tế trong phòng, chống dịch.

Bên cạnh đó, từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về áp dụng các biện pháp đặc biệt trong tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh, phòng, chống bệnh truyền nhiễm, khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm y tế, quản lý và sử dụng thuốc chữa bệnh, quản lý và mua sắm trang thiết bị y tế; khẩn trương nghiên cứu xem xét, đưa một số loại trang thiết bị, vật tư y tế (bao gồm kit xét nghiệm COVID-19) vào danh mục quản lý giá, bình ổn giá; ban hành quy định về mức giá trần xét nghiệm COVID-19 đối với cơ sở y tế tư nhân. Trong năm 2022, nghiên cứu trình Quốc hội sửa đổi Luật Khám bệnh, chữa bệnh và Luật Bảo hiểm y tế. Đầu năm 2022, phấn đấu hoàn thành tỷ lệ tiêm chủng đủ liều vaccine bao phủ dân số trên 18 tuổi đạt 100%, ưu tiên sớm tiêm vaccine cho người trên 50 tuổi (trừ đối tượng thuộc diện chống chỉ định tiêm vaccine); nghiên cứu chuẩn bị kỹ việc tiêm vaccine cho trẻ dưới 18 tuổi; triển khai kế hoạch tiêm mũi thứ ba.

Quốc hội đề nghị Chính phủ tăng cường công tác quản lý nhà nước về giá, đấu thầu và mua sắm trong lĩnh vực y tế; đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát và hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát, bảo đảm thực hiện nghiêm các quy định pháp luật trong lĩnh vực y tế; chủ động kiểm tra, giám sát các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập trong việc triển khai xét nghiệm COVID-19, bảo đảm đúng quy định về giá. Trong năm 2022, tổ chức thanh tra, kiểm toán chuyên sâu về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19, bảo đảm công khai, minh bạch, đúng quy định pháp luật...

Đánh giá hiệu quả học tập trực tuyến

Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Chính phủ cần đánh giá đầy đủ, chính xác tác động của dịch COVID-19, cả thách thức và cơ hội đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo, chủ động xây dựng chiến lược tổng thể, kế hoạch triển khai của ngành Giáo dục và Đào tạo thích ứng với dịch bệnh; triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 88/2014/QH13, tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; kiểm soát chặt chẽ chất lượng biên soạn, thẩm định sách giáo khoa.

Đầu năm 2022, tiến hành rà soát, đánh giá hiệu quả học tập trực tuyến, học tập qua truyền hình của các nhóm đối tượng học sinh, sinh viên, nhất là học sinh tiểu học; có giải pháp bảo đảm chất lượng, bổ sung kiến thức cho học sinh khi trở lại trường học. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế và các địa phương nghiên cứu kỹ, sớm triển khai chương trình tiêm vaccine phòng COVID-19 cho học sinh; thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn trường học, hệ thống y tế trường học; xây dựng chiến lược, lộ trình, phương án cụ thể cho học sinh, sinh viên trở lại trường học tập trung…

N.Hường

Bình Luận

Tin khác

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

CLO) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.

Tin tức
Việt Nam là một hình mẫu về hàn gắn, khôi phục sau chiến tranh

Việt Nam là một hình mẫu về hàn gắn, khôi phục sau chiến tranh

(CLO) Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, việc thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam – Pháp, khẳng định nỗ lực của hai bên cùng nhau "gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng đến tương lai", cho thấy Việt Nam là một hình mẫu về hàn gắn, khôi phục sau chiến tranh, biến thù thành bạn, chuyển đối đầu thành đối thoại.

Tin tức
Lãnh đạo TP Hà Nội dâng hương tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Lãnh đạo TP Hà Nội dâng hương tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp

(CLO) Ngày 6/5, nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Đoàn đại biểu Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân Thủ đô, do Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến dẫn đầu, đã đến dâng hương tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng Tư lệnh chiến dịch Điện Biên Phủ, tại nhà số 30 Hoàng Diệu, quận Ba Đình.

Tin tức
Xúc động ký ức của các cựu chiến binh Điện Biên Phủ về một thời 'hoa lửa'

Xúc động ký ức của các cựu chiến binh Điện Biên Phủ về một thời "hoa lửa"

(CLO) Trong những ngày này, khi thành phố Điện Biên (tỉnh Điện Biên) đang sôi động với nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, không ít cựu chiến binh đã quay trở lại thăm chiến trường xưa. Dù tuổi đã cao, sức yếu nhưng ký ức về những ngày “khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt, máu trộn bùn non" vẫn đọng mãi trong tâm trí họ.

Tin tức
Đại Tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an thăm, tặng quà tri ân các gia đình có công với cách mạng tại Thanh Hóa

Đại Tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an thăm, tặng quà tri ân các gia đình có công với cách mạng tại Thanh Hóa

(CLO) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên phủ, chiều 5/5, Đại tướng Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã dâng hương, dâng hoa tại Khu văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và đến thăm hỏi, tặng quà 2 gia đình thương binh, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh sống trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.

Tin tức