Đầu năm Mão về Thanh Hoá thăm chùa Mèo

Chủ nhật, 22/01/2023 09:52 AM - 0 Trả lời

(CLO) Khi Xuân sang, những người dân trong vùng lại nô nức kéo về chùa Mèo nhất tâm nhất ý cầu nguyện Quốc thái – Dân an – Thế giới hòa bình chúng sinh an lạc.

Chốn thờ tự thiêng liêng

Chùa Mèo toạ lạc trên một quả đồi thuộc làng Chiềng Ban, xã Quang Hiến, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa. Bên tả có dãy núi Pù Bằng, bên hữu có dãy núi Pù Rinh. Trước mặt lại có dòng sông Âm chảy ngang qua.

dau nam mao ve thanh hoa tham chua meo hinh 1

Chùa Mèo có địa chỉ tại xã Quang Hiến, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa

Chùa Mèo hay còn gọi là đỉnh Miêu Tự được xây dựng từ thế kỷ XIII. Chùa được hình thành từ thời Trần lúc bấy giờ chùa có tên là Chùa Chu và được mệnh danh là một trong 3 ngôi chùa lớn nhất xứ Thanh lúc bấy giờ.

Ngôi chùa gắn liền với mọi biến cố thăng trầm của lịch sử dân tộc. Nhiều sự kiện chống ngoại xâm thời Lê đã xảy ra trên địa bàn vùng chùa Mèo và huyện Lang Chánh. Vì vậy, chùa Mèo khá linh thiêng và có nhiều dấu ấn huyền tích.

Tương truyền, công chúa nhà Trần là Chu Huyền đi lánh nạn lên Mường Chếnh có mang theo hai quả chuông và một số người theo hầu. Về Mường Chếnh, công chúa cùng với nhà Lang dựng một ngôi chùa.

dau nam mao ve thanh hoa tham chua meo hinh 2

Hiện chùa Mèo còn lưu giữ được một phần tượng mèo đá

Khi chùa dựng xong, công chúa Chu Huyền cùng nhà Lang cho rước tượng đá Quan Âm ở miếu làng lên chùa thờ phụng. Để ghi nhớ công ơn của công chúa, nhà Lang báo cho dân biết tên gọi ngôi chùa là chùa Chu. Tiếng tăm chùa Chu ngày càng lan rộng nên dân gian trong vùng có câu ví: “Nhất Chuông, Nhì Hạ, Ba Chu”.

Trong thời kỳ Lê Lợi phát động khởi nghĩa Lam Sơn (1418), tương truyền có lần Lê Lợi cùng nghĩa quân Lam Sơn đi qua vùng chùa Chu, ông đã vào chùa lễ Phật, cầu nguyện cho sự nghiệp kháng chiến chống Minh thắng lợi. Tại chùa, Lê Lợi thấy chỉ còn lại một con mèo còn sư sãi chẳng biết đi lánh nạn về đâu, ông cho lính bắt con mèo mang theo trên đường rút quân vào Hòn Oi. Khi có tin cấp báo, phía sau giặc Minh đang đuổi theo ráo riết nghĩa quân, Lê Lợi thả con mèo ở một rãnh đồi, cách chùa Chu chừng 700m. Ngày nay, nơi này nhân dân vẫn gọi là Hón Bỏ Mèo.

dau nam mao ve thanh hoa tham chua meo hinh 3

Chùa Mèo có không gian thoáng đãng, thanh tịnh mang đến cho người dân, du khách cảm giác bình yên, thanh tịnh

Sau cuộc kháng chiến chống Minh thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi vua, sắc chỉ cho quan Lê Khả vào Mường Chếnh đốc thúc thổ lang Mường tu sửa lại chùa Chu để thờ phụng Phật. Lê Lợi cho đổi tên chùa Chu thành chùa Mèo.Khi Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc, đại phá quân Thanh thắng lợi, ông đã chiếu chỉ cho thổ ty lang Mường sửa lại chùa Mèo. Vì thế, chùa Mèo ngoài thờ Phật còn thờ Đức Vua Lê và thờ Vua Quang Trung. 

Đến nay, chùa Mèo là một di tích lịch sử văn hóa có niên đại từ thế kỷ thứ XIII được khởi công tôn tạo năm 2013 và được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh năm 2005.

Điểm du lịch văn hóa tâm linh

dau nam mao ve thanh hoa tham chua meo hinh 4

Chùa được trang hoàng đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Chùa Mèo cách trung tâm TP Thanh Hoá 110 km về phía Tây. Trải qua bao thăng trầm, nơi đây trở thành trung tâm sinh hoạt văn hoá, tâm linh của nhân dân trong vùng, là nơi giáo dục đạo đức hướng thiện cho tất cả mọi người đồng thời là công trình kiến trúc nghệ thuật thể hiện bề dày văn hoá, lịch sử của địa phương. Đây cũng là điểm du lịch văn hóa tâm linh trong tuyến du lịch số 5 của tỉnh Thanh Hóa.

Theo các cụ già trong vùng cho biết, chùa Mèo xưa có tam quan, lợp ngói mũi, có gác chuông chùa, xung quanh có thưng bằng ván. Trong chùa có thờ các pho tượng Phật Quan Âm, phật Thích Ca Mâu Ni… Còn thờ các vị thần Trần Hưng Đạo, vua Lê Thái Tổ, vua Quang Trung, Nguyễn Trãi, Lê Thạch…

dau nam mao ve thanh hoa tham chua meo hinh 5

Cây ước nguyện được các sư thầy dày công chuẩn bị

Vào dịp mùa xuân, nhân dân trong vùng Mường Chếch, Mường Khạt, Mường Bo, Mường Nang… lại nô nức kéo về dự lễ hội ở chùa. Không gian thoáng đãng, thanh tịnh của chùa Mèo mang đến cho người dân, du khách cảm giác bình yên, thư thái. Hiện chùa Mèo còn lưu giữ được tượng mèo đá.

Để tô đẹp cho mùa xuân Quý Mão 2023, những ngày giáp Tết các sư Thầy và Phật tử chùa Mèo đã gấp rút tạo dựng các mô hình, trang trí các tiểu cảnh nhằm mang thêm niềm vui và sự ấm áp cho mọi người khi đến chùa tham quan, lễ Phật và xin lộc đầu năm.

Lễ hội truyền thống chùa Mèo vào ngày mùng 6 - 7 tháng Giêng hàng năm thu hút đông đảo đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Lang Chánh và du khách thập phương tham dự. Đặc biệt, năm Quý Mão nhiều du khách đã lựa chọn chùa Mèo làm nơi tham quan, du Xuân đầu năm.

Hà Anh

Bình Luận

Tin khác

Giáo hội Phật giáo Việt Nam lên tiếng về người được cho là 'Sư Thích Minh Tuệ'

Giáo hội Phật giáo Việt Nam lên tiếng về người được cho là 'Sư Thích Minh Tuệ'

(CLO) Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) vừa có văn bản khẳng định, người được cho là 'Sư Thích Minh Tuệ' không phải là tu sĩ Phật giáo, không tu tập và không là nhân sự của bất cứ ngôi chùa, cơ sở tự viện nào.

Đời sống văn hóa
Độc đáo lễ Tậc ka coong của đồng bào Cơ Tu ở Thừa Thiên Huế

Độc đáo lễ Tậc ka coong của đồng bào Cơ Tu ở Thừa Thiên Huế

(CLO) Đồng bào Cơ Tu ở tỉnh Thừa Thiên Huế lần đầu tiên tổ chức tái hiện lễ hội cúng thần núi Tậc ka koong với các nghi thức truyền thống.

Đời sống văn hóa
20 đoàn nghệ thuật tham gia Liên hoan Tiếng hát Làng Sen 2024

20 đoàn nghệ thuật tham gia Liên hoan Tiếng hát Làng Sen 2024

(CLO) Liên hoan tiếng hát Làng Sen 2024 là bản hòa tấu ngân vang được cất lên bằng những lời ca, điệu múa ca ngợi công ơn trời biển của Bác Hồ, những thành tựu đổi mới của quê hương, đất nước.

Đời sống văn hóa
Hình bàn chân trên đá

Hình bàn chân trên đá

(CLO) Nhân kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại dọc Trường Sơn, nhà báo, nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh - người đã hai lần vào Trường Sơn làm nhiệm vụ phóng viên chiến trường trong những năm tháng chống Mỹ cứu nước đã đến thăm Bảo tàng Trường Sơn, xúc động viết bài thơ "Hình bàn chân trên đá". Tòa soạn trân trọng giới thiệu bài thơ này cùng bạn đọc.

Đời sống văn hóa
Đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa, khẩu hiệu kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa, khẩu hiệu kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

(CLO) Những ngày này, đường phố tại Thủ đô Hà Nội được trang hoàng băng rôn, áp phích, cờ đỏ sao vàng... để hướng tới kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024).

Đời sống văn hóa