Đầu tư hơn 8.300 tỷ đồng cho dự án phát triển thuỷ sản bền vững

Thứ ba, 06/08/2019 15:20 PM - 0 Trả lời

(CLO) Với tổng mức đầu tư dự kiến là 8.359 tỷ đồng (tương đương 363 triệu USD), dự án Phát triển thuỷ sản bền vững sẽ thực hiện trong 6 năm (2021 - 2026) với sự tham gia của 10 tỉnh, thành phố ven biển nhằm nâng cao năng lực quản lý và giá trị gia tăng sản phấm thuỷ sản, hội nhập quốc tế.

Dự án với mục tiêu nâng cao năng lực quản lý và giá trị gia tăng sản phẩm thuỷ sản, hội nhập quốc tế, thích ứng biến đổi khí hậu. (Ảnh minh họa)

Dự án với mục tiêu nâng cao năng lực quản lý và giá trị gia tăng sản phẩm thuỷ sản, hội nhập quốc tế, thích ứng biến đổi khí hậu. (Ảnh minh họa)

Trưởng Ban quản lý các dự án nông nghiệp (Bộ NN&PTNT) Lê Văn Hiền cho biết: Dự tính dự án thực hiện trong 6 năm (2021 - 2026), mục tiêu là nâng cao năng lực quản lý và giá trị gia tăng sản phẩm thuỷ sản, hội nhập quốc tế, thích ứng biến đổi khí hậu. 

Cụ thể, Bộ NN&PTNT sẽ thực hiện việc xây dựng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cho ngành kiểm ngư phục vụ khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản hiệu quả, bền vững; nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, trang thiết bị thiết yếu phục vụ chọn tạo giống tôm bố mẹ nhằm chủ động sản xuất trong nước tôm bố mẹ có chất lượng cao, sạch bệnh.

Đồng thời, tăng cường quản lý, tổ chức sản xuất chống khai thác bất hợp pháp, không khai báo, không theo quy định (IUU); giảm tổn thất sau khai thác hải sản, giảm dịch bệnh, nâng cao chất lượng, năng suất, giá trị sản phẩm tôm nuôi, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu.

Đối với các địa phương, xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng cảng cá hiện đại, đồng bộ; hình thành và phát triển các trung tâm nghề cá lớn có quy mô cấp quốc gia, tạo động lực hỗ trợ khai thác hải sản đặc biệt là khai thác hải sản xa bờ, nâng cao hiệu quả khai thác hải sản, giảm tổn thất sau thu hoạch.

Bên cạnh đó, nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng thiết yếu các vùng sản xuất tôm giống, vùng nuôi tôm nước lợ tập trung nhằm sản xuất tôm giống có chất lượng cao, sạch các tác nhân gây bệnh, nuôi tôm có hiệu quả...

Trong phạm vi của dự án, đối với cấu phần do Bộ NN&PTNT thực hiện sẽ đầu tư hạ tầng tại Cơ quan Kiểm ngư Vùng I (Hải Phòng), các cơ sở nghiên cứu chọn tạo giống tôm bố mẹ thuộc Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I, II, và III tại Hải Phòng, Nghệ An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu và Khánh Hoà.

Các đầu tư phi công trình cần thiết như: xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về thuỷ sản, nâng cao năng lực quản lý khai thác hải sản tuân thủ IUU, ứng dụng, chuyển giao công nghệ mới, tiến tiến trong khai thác, bảo quản sau khai thác... triển khai trên toàn quốc, tập trung ở 28 tỉnh, thành phố ven biển. Trong đó đặc biệt ưu tiên các tỉnh dự án: Thanh Hoá, Quảng Trị, Bình Định, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang là các địa phương trọng điểm về khai thác hải sản và nuôi tôm nước lợ.

Đối với cấu phần do các tỉnh thực hiện, dự án sẽ triển khai tại 33 huyện của 10 tỉnh gồm: Thanh Hoá, Quảng Trị, Bình Định, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang.

Dự kiến tổng mức đầu tư của toàn dự án là 8.359 tỷ đồng, tương đương 363 triệu USD. Trong đó, vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB) là 6.605 tỷ đồng; vốn viện trợ không hoàn lại của Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) là 138 tỷ đồng; vốn đối ứng trong nước là 1.616 tỷ đồng.

Dự án Phát triển thuỷ sản bền vững là dự án có tính chất quan trọng, giúp giải quyết những khó khăn, thách thức đối với ngành khai thác hải sản và nuôi tôm nước lợ. Việc triển khai dự án sẽ mang lại hiệu quả to lớn về mặt kinh tế, xã hội và môi trường, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và điều kiện sống cho hàng triệu lao động nghề cá và các đối tượng làm việc trong các lĩnh vực có liên quan thông qua các hoạt động giúp gia tăng giá trị sản phẩm thuỷ sản, thúc đẩy hội nhập quốc tế và thích ứng biến đổi khí hậu.

Hùng Quang

Tin khác

23% tài phiệt không nói cho người thừa kế biết mình giàu đến mức nào

23% tài phiệt không nói cho người thừa kế biết mình giàu đến mức nào

(CLO) Các gia đình giàu có toàn cầu quan tâm đến việc làm thế nào để chuẩn bị cho con cái quản lý tài sản của mình, nhưng rất ít người thực sự chuẩn bị cho việc đó.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, giá xăng có thể tăng trở lại

Sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, giá xăng có thể tăng trở lại

(CLO) Ngày mai (2/5), tức sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày, giá xăng trong nước có thể tăng nhẹ. 

Thị trường - Doanh nghiệp
Châu Âu có thể áp thuế lên tới 55% để hạn chế nhập khẩu xe điện từ Trung Quốc

Châu Âu có thể áp thuế lên tới 55% để hạn chế nhập khẩu xe điện từ Trung Quốc

(CLO) Theo một phân tích mới của Rhodium Group, Liên minh châu Âu sẽ cần đánh thuế cao hơn dự kiến, lên tới 55% đối với xe điện của Trung Quốc để hạn chế nhập khẩu vào khối.

Thị trường - Doanh nghiệp
TS. Lê Duy Bình: “Gia tăng đầu tư tư nhân là dư địa lớn để nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững”

TS. Lê Duy Bình: “Gia tăng đầu tư tư nhân là dư địa lớn để nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững”

(NB&CL) Trao đổi với Báo Nhà báo & Công luận, TS. Lê Duy Bình - Giám đốc điều hành Economica Việt Nam cho rằng: Sau mỗi cuộc khủng hoảng, doanh nghiệp (DN) Việt Nam lại mạnh mẽ hơn, vững vàng hơn. Nhưng việc hơn 200 nghìn DN rời thị trường cho thấy yêu cầu cấp bách phải nâng cao năng lực nội sinh và bài học về quản trị rủi ro và xây dựng chiến lược để DN có sức chống chọi cao hơn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Trung Quốc cảnh báo nguồn cung điện mùa hè thắt chặt do nắng nóng

Trung Quốc cảnh báo nguồn cung điện mùa hè thắt chặt do nắng nóng

(CLO) Đầu tuần này, cơ quan quản lý năng lượng của Trung Quốc dự kiến phụ tải điện tối đa trong mùa hè sẽ tăng hơn 100 triệu kilowatt so với năm ngoái, đe dọa gây căng thẳng nguồn cung ở một số khu vực, đặc biệt là trong thời tiết khắc nghiệt.

Thị trường - Doanh nghiệp