Đầu tư nông nghiệp công nghệ cao: Sạch nhưng thiếu thị trường

Thứ tư, 05/07/2017 11:46 AM - 0 Trả lời

“Vốn đầu tư cho dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch là rất lớn và giá thành trên một đơn vị sản phẩm khá cao. Trong khi đó, hầu hết các sản phẩm đầu tư nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch đang thiếu thị trường tiêu thụ ổn định, chưa có đủ công cụ cần thiết để phân biệt và bảo vệ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch trên thị trường nên hiệu quả đầu tư còn hạn chế".

(CLO) “Vốn đầu tư cho dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch là rất lớn và giá thành trên một đơn vị sản phẩm khá cao. Trong khi đó, hầu hết các sản phẩm đầu tư nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch đang thiếu thị trường tiêu thụ ổn định, chưa có đủ công cụ cần thiết để phân biệt và bảo vệ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch trên thị trường nên hiệu quả đầu tư còn hạn chế". Đó là chia sẻ của ông Trần Văn Tần, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế tại Hội thảo "Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tín dụng nông nghiệp công nghệ cao" do Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Bộ NN&PTNT tổ chức, tại Hà Nội. [caption id="attachment_171468" align="aligncenter" width="660"]Báo Công luận hầu hết các sản phẩm của nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch đang thiếu thị trường tiêu thụ ổn định, chưa có đủ công cụ cần thiết để phân biệt và bảo vệ sản phẩm dạng này trên thị trường. (Ảnh internet)[/caption]   Gần 28.000 tỷ đồng cho vay nông nghiệp công nghệ cao Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về việc triển khai gói tín dụng 100.000 tỷ đồng để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch với lãi suất phù hợp, NHNN đã phối hợp với Bộ NN&PTNT ban hành Quyết định 813/QĐ ngày 24/4/2017 về gói tín dụng này, đồng thời tổ chức cuộc họp với các ngân hàng thương mại có dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn lớn để bàn về việc triển khai chương trình. Đến nay có 8 ngân hàng thương mại đã đăng ký số vốn hơn 100.000 tỷ đồng dành cho các đối tượng đầu tư công nghệ cao trong nông nghiệp, nông thôn. Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lại Xuân Môn nhấn mạnh: “Việc Chính phủ cam kết có một gói tín dụng 100.000 tỷ đồng cho vay hỗ trợ và việc 8 ngân hàng thương mại đồng tình ủng hộ chủ trương của Chính phủ, dành số tiền hơn 100.000 tỷ đồng để cho vay với lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 0,5%/năm đến 1,5%/năm so với các chương trình cho vay khác đã mang đến nhiều hy vọng cho doanh nghiệp cũng như người dân làm nông nghiệp công nghệ cao nhằm phát triển nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại, bền vững”.
Tính đến hết tháng 5, cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch ước khoảng 32.339 tỷ đồng với 4.125 khách hàng (3.957 khách hàng cá nhân và 168 khách hàng doanh nghiệp). Trong đó, cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm 86% đạt 27.737 tỷ đồng, cho vay nông nghiệp sạch đạt 4.602 tỷ đồng. Tuy nhiên, đại diện Ngân hàng Nhà nước, ông Trần Văn Tần cho rằng, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch là một hướng phát triển nông nghiệp mới, nhưng chưa có tiền lệ, vì vậy tiềm ẩn rủi ro khi triển khai dự án. "Bên cạnh đó, vốn đầu tư cho dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch là rất lớn và giá thành trên một đơn vị sản phẩm khá cao. Trong khi đó, hầu hết các sản phẩm đầu tư nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch đang thiếu thị trường tiêu thụ ổn định, chưa có đủ công cụ cần thiết để phân biệt và bảo vệ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch trên thị trường nên hiệu quả đầu tư còn hạn chế", ông Tần nhận định. Bài toán đầu ra
Theo ông Lê Thành- Viện trưởng Viện Kinh tế nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp mà chỉ xây một nhà máy trị giá tiền tỷ rồi vẫn để nông dân “tự bơi” thì đầu tư vào công nghệ cao cho nông nghiệp cũng lại uổng phí. Bởi vậy, vấn đề ở đây là kéo được doanh nghiệp vào đầu tư nhưng doanh nghiệp đó có chủ động đầu ra, chủ động thị trường cho sản phẩm nông sản hay không? “Nếu doanh nghiệp tham gia đầu tư, xây dựng những nhà máy, dây chuyền sản xuất công nghệ cao trị giá lớn rồi một thời gian sau đó lại bỏ ngỏ thị trường, mặc kệ nông dân tự bơi thì đâu lại vào đấy”- ông Lê Thành nói. Theo ông Thành, nông nghiệp công nghệ cao là một phương thức sản xuất chứ không phải mô hình kinh tế, nó phải gắn liền với chuỗi giá trị mới gọi là nông nghiệp công nghệ cao. Vậy nên, nông nghiệp công nghệ cao nếu đầu tư tới 3.000 - 4.000 tỷ đồng mà không có thị trường cũng sẽ trở thành gánh nặng cho các ngân hàng, doanh nghiệp và nhà đầu tư. Bên lề Hội thảo, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp cũng cho biết phải làm “ngơ” với nông nghiệp công nghệ cao, không phải là ngân hàng cho vay bao nhiêu, lãi suất như thế nào, mà vay xong, sản xuất ra thành phẩm rồi bán sản phẩm như thế nào? Để phát triển nông nghiệp công nghệ cao bền vững, ông Thành cho rằng, nhà đầu tư phải quyết định thị trường, phải tìm được đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp mình sản xuất. Bên cạnh đó, nhà đầu tư phải tự liên kết với những nhà cung ứng. Cuối cùng, phải sử dụng công nghệ để làm nền tảng tạo thị trường. “Chuỗi giá trị công nghệ cao thành công phải gắn chặt các đơn hàng từ tập đoàn lớn bởi chỉ có các đơn hàng lớn mới có thể tổ chức chuỗi giá trị sản xuất được”, ông Thành nhấn mạnh. Ông Thành kiến nghị, Nhà nước cần quan tâm tâm xây dựng cơ chế, tạo điều kiện cho nhà đầu tư để họ có thể thực hiện được mô hình chuỗi cung ứng này. Khi đó, Nhà nước cũng sẽ được lợi khi thu được thuế và giải quyết được việc làm, giảm gánh nặng cho xã hội.
Về phía NHNN, ông Trần Văn Tần cũng đưa ra kiến nghị Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ Công Thương đánh giá, dự báo và cảnh báo về nhu cầu thị trường đối với sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao làm cơ sở định hướng phát triển nông nghiêp công nghệ cao; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm để việc triển khai chương trình tín dụng nông nghiệp công nghệ cao theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đạt hiệu quả.

Bảo Quyên

   

Tin khác

Dự án nguồn điện chậm tiến độ, Bộ Công Thương đưa ra một số đề xuất xử lý

Dự án nguồn điện chậm tiến độ, Bộ Công Thương đưa ra một số đề xuất xử lý

(CLO) Việc các dự án nguồn điện chậm tiến độ được coi là tình trạng thường xuyên trong lĩnh vực điện lực, vì vậy, Bộ Công Thương đã đưa ra một số đề xuất xử lý.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bộ Tài chính đề xuất gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân trong năm 2024

Bộ Tài chính đề xuất gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân trong năm 2024

(CLO) Bộ đã có công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, tiền thuê đất, thuế tiêu thụ đặc biệt trong năm 2024.

Tài chính - Bảo hiểm
Kinh doanh vàng giả nhãn hiệu có thể chịu án hình sự

Kinh doanh vàng giả nhãn hiệu có thể chịu án hình sự

(CLO) Thời gian qua, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) đồng loạt ra quân kiểm tra, phát hiện xử lý nhiều vụ việc đối với mặt hàng vàng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bắc Ninh “hút” được 997,1 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài trong 4 tháng đầu năm 2024

Bắc Ninh “hút” được 997,1 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài trong 4 tháng đầu năm 2024

(CLO) 4 tháng đầu năm 2024, các nhà đầu tư nước ngoài (FDI) tiếp tục rót vốn vào tỉnh Bắc Ninh hơn 100 dự án, đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 998,3 triệu USD, chiếm gần 10,8% tổng vốn đầu tư cả nước.

Kinh tế vĩ mô
Hải Phát Invest (HPX) có lãi trở lại trong Quý 1/2024, gánh nặng chi phí tài chính vẫn còn

Hải Phát Invest (HPX) có lãi trở lại trong Quý 1/2024, gánh nặng chi phí tài chính vẫn còn

(CLO) Doanh thu tăng trong Quý 1/2024, Hải Phát Invest (HPX) có lãi trở lại. Chi phí tài chính vẫn đang là gánh nặng đối với hoạt động kinh doanh.

Tài chính - Bảo hiểm