Đầu tư PPP: Vốn chủ sở hữu quy định phải từ 10-20% tổng mức đầu tư

Thứ sáu, 11/05/2018 14:16 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Nghị định 63/2018/NĐ-CP ngày 4/5/2018 của Chính phủ quy định về lĩnh vực, điều kiện, trình tự, thủ tục thực hiện đầu tư theo hình thức đối tác công - tư, vốn chủ sở hữu và vốn huy động của nhà đầu tư phải từ 10-20% mới đủ điều kiện thực hiện dự án.

Theo đó, Chính phủ vừa ký ban hành Nghị định 63/2018/NĐ-CP ngày 4/5/2018 về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) thay thế Nghị định 15/2015/NĐ-CP năm 2015.

Theo nghị định này, tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư được xác định theo nguyên tắc: Đối với dự án có tổng vốn đầu tư đến 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư không được thấp hơn 20% tổng vốn đầu tư; đối với dự án có tổng vốn đầu tư trên 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu không được thấp hơn 10%.

Phần Nhà nước tham gia trong dự án PPP không tính vào tổng vốn đầu tư để xác định tỷ lệ vốn chủ sở hữu.

Báo Công luận
 Dự án xây dựng hoàn thiện hệ thống đê bờ Hữu, đê bờ Tả sông Cầu đoạn qua thành phố Thái Nguyên theo hình thức. (Ảnh: TTXVN)

Đối với hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (hợp đồng BT), nhà đầu tư phải đáp ứng thêm yêu cầu về vốn chủ sở hữu (nếu có) theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, nhà ở, kinh doanh bất động sản và pháp luật có liên quan để thực hiện dự án khác.

Về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia. Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư các dự án nhóm A sử dụng vốn ngân sách Trung ương từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 300 tỷ đồng trong tổng vốn đầu tư của dự án; dự án nhóm A áp dụng loại hợp đồng BT.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư dự án không thuộc hai trường hợp nêu trên của bộ, ngành mình.

Không chỉ quy định rõ hơn về thẩm quyền, trình tự, thủ tục phê duyệt chủ trương đầu tư đối với dự án PPP, Nghị định 63 áp dụng cả trường hợp dự án có sử dụng hoặc không sử dụng vốn đầu tư công trên cơ sở đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật về đầu tư công. 

Cụ thể, trình tự thực hiện dự án gồm: Lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, quyết đinh chủ trương đầu tư và công bố dự án; lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi; tổ chức chọn nhà đầu tư; đàm phán, thành lập doanh nghiệp dự án, ký kết hợp đồng dự án và cuối cùng là triển khai thực hiện dự án, quyết toán, chuyển giao công trình.

Nhiều điểm mới tại Nghị định 63 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các dự án PPP. Đồng thời, tăng hấp dẫn, mở ra nhiều cơ hội đối với nhà đầu tư, đơn giản hóa quy trình thủ tục và nâng cao hiệu quả dự án, hiệu lực quản lý trong thời gian tới.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 19/6/2018.

 H.Lâm (T/h)

Tin khác

23% tài phiệt không nói cho người thừa kế biết mình giàu đến mức nào

23% tài phiệt không nói cho người thừa kế biết mình giàu đến mức nào

(CLO) Các gia đình giàu có toàn cầu quan tâm đến việc làm thế nào để chuẩn bị cho con cái quản lý tài sản của mình, nhưng rất ít người thực sự chuẩn bị cho việc đó.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, giá xăng có thể tăng trở lại

Sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, giá xăng có thể tăng trở lại

(CLO) Ngày mai (2/5), tức sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày, giá xăng trong nước có thể tăng nhẹ. 

Thị trường - Doanh nghiệp
Châu Âu có thể áp thuế lên tới 55% để hạn chế nhập khẩu xe điện từ Trung Quốc

Châu Âu có thể áp thuế lên tới 55% để hạn chế nhập khẩu xe điện từ Trung Quốc

(CLO) Theo một phân tích mới của Rhodium Group, Liên minh châu Âu sẽ cần đánh thuế cao hơn dự kiến, lên tới 55% đối với xe điện của Trung Quốc để hạn chế nhập khẩu vào khối.

Thị trường - Doanh nghiệp
TS. Lê Duy Bình: “Gia tăng đầu tư tư nhân là dư địa lớn để nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững”

TS. Lê Duy Bình: “Gia tăng đầu tư tư nhân là dư địa lớn để nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững”

(NB&CL) Trao đổi với Báo Nhà báo & Công luận, TS. Lê Duy Bình - Giám đốc điều hành Economica Việt Nam cho rằng: Sau mỗi cuộc khủng hoảng, doanh nghiệp (DN) Việt Nam lại mạnh mẽ hơn, vững vàng hơn. Nhưng việc hơn 200 nghìn DN rời thị trường cho thấy yêu cầu cấp bách phải nâng cao năng lực nội sinh và bài học về quản trị rủi ro và xây dựng chiến lược để DN có sức chống chọi cao hơn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Trung Quốc cảnh báo nguồn cung điện mùa hè thắt chặt do nắng nóng

Trung Quốc cảnh báo nguồn cung điện mùa hè thắt chặt do nắng nóng

(CLO) Đầu tuần này, cơ quan quản lý năng lượng của Trung Quốc dự kiến phụ tải điện tối đa trong mùa hè sẽ tăng hơn 100 triệu kilowatt so với năm ngoái, đe dọa gây căng thẳng nguồn cung ở một số khu vực, đặc biệt là trong thời tiết khắc nghiệt.

Thị trường - Doanh nghiệp