Đầu tư vào đặc khu ở Việt Nam: Làm sao để tạo thương hiệu?

Chủ nhật, 20/05/2018 06:30 AM - 0 Trả lời

(CLO) Chủ trương, định hướng quy hoạch tầm quốc gia về các đặc khu là như thế nào? Và Việt Nam sẽ có kế hoạch gì để thu hút đầu tư vào các đặc khu? Liệu đặc khu kinh tế có phát sinh "cuộc đua xuống đáy" của ưu đãi? Đó là những câu hỏi được đặt ra trong Hội thảo "Đặc khu - Thể chế, chính sách và kỳ vọng thành công" được tổ chức tại Hà Nội mới đây.

Dự án Luật Đặc khu kinh tế được xây dựng trên cơ sở không trái với Hiến pháp, không ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng, chủ quyền quốc gia, môi trường, sức khoẻ của người dân. Luật quy định quyền tự do kinh doanh những gì pháp luật không cấm gắn với chính sách vượt trội, cạnh tranh như ưu đãi về thuế và đất đai, tổ chức chính quyền, thẩm quyền người đứng đầu. Các đặc khu kinh tế này được định hướng phát triển với hai mục tiêu chính là hình thành 3 khu vực tăng trưởng kinh tế cao có tác động lan toả với khu vực và toàn bộ nền kinh tế, thu hút công nghệ cao với lĩnh vực cạnh tranh phù hợp về kinh tế, phát triển bền vững về môi trường, nâng cao đời sống người dân. 

Đồng thời, chủ động tạo ra sân chơi mới với các thể chế chính sách đặc biệt thuận lợi, vượt trội, cạnh tranh quốc tế cho phát triển khởi nghiệp. Trong ít ngày tới, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV sẽ chính thức được khai mạc. Một trong những đạo luật đáng chú ý nhất sẽ được đưa ra thảo luận và có thể thông qua lần này chính là Luật Đơn vị Hành chính Kinh tế đặc biệt, hay còn gọi là Luật Đặc khu bởi lần đầu tiên, đạo luật này được xây dựng, cho sự ra đời chính thức của 3 đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt ở 3 miền: Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang). 

Các đặc khu được kỳ vọng sẽ là những cực tăng trưởng mới, lan tỏa sự phát triển ra toàn nền kinh tế. Đồng thời, đây cũng sẽ là nơi thí điểm những thể chế vượt trội, những chính sách ưu đãi đặc biệt, chưa từng có tiền lệ để thu hút đầu tư. Tại Hội thảo "Đặc khu - Thể chế, chính sách và kỳ vọng thành công" được tổ chức sáng 18/5, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, việc phát triển ba đặc khu kinh tế Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hoà), Phú Quốc (Kiên Giang) thể hiện Việt Nam mạnh dạn xây dựng sân chơi mới, luật chơi mới với thể chế chính sách vượt trội để cạnh tranh thu hút đầu tư trong nước và quốc tế ngay tại lãnh thổ Việt Nam. 

Báo Công luận
Hội thảo "Đặc khu - thể chế, chính sách và kỳ vọng thành công". Ảnh: BTC

Tuy nhiên, những hạn chế đầu tư ở các đặc khu hiện nay là việc phân mảnh môi trường pháp quy, tạo ra sân chơi không bằng phẳng, chỉ có ở địa phương. Thứ nữa là hiệu ứng nghịch, một số ưu đãi về thuế có thể bị lạm dụng, điều này không có lợi cho việc đảm bảo đầu tư vào đặc khu có đóng góp cho phát triển tổng thể ở Việt Nam bền vững hơn. Ông Sebastian Eckardt, Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, cho rằng khi thành lập đặc khu, Việt Nam cần phải tận dụng hết các cơ hội, nhưng cũng cần giảm thiểu tối đa các rủi ro có thể gặp phải. Ông nhấn mạnh, không chỉ ưu đãi về thuế, muốn xây dựng đặc khu thành công thì phải tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi và hạ tầng tốt. “Việt Nam cần đầu tư vào cái giúp tạo ra việc làm, tăng năng suất trong tương lai. Không nên quá tập trung vào ưu đãi thuế mà nên nhắm vào các ngành kinh tế mang tính chiến lược. Ngoài ra chính quyền phải có cách quản trị tốt, nâng cao tính minh bạch, trách nhiệm giải trình”, ông nói. 

Đồng quan điểm trên, ông Teo Eng Cheong, Tổng giám đốc Tập đoàn Surbana Jurong (Singapore), nhấn mạnh Việt Nam cần phải xác định tầm nhìn, mục tiêu rõ ràng với các đặc khu. Chính sách ưu đãi cho đặc khu rất quan trọng nhưng quan trọng hơn là môi trường đầu tư, làm sao thấy rằng nhà đầu tư nước ngoài cảm thấy tới đây cảm nhận như nước họ. Nhà đầu tư Singapore tới Phú Quốc phải cảm thấy như họ đang ở Singapore. Muốn thực hiện mô hình thành công, chủ yếu phụ thuộc vào môi trường đầu tư, vị trí các đặc khu, tập trung vào khả năng kết nối, gắn kết với nền sản xuất trong nước. 

Ông lưu ý Việt Nam cần có những ưu đãi thông minh, chú trọng tới đầu tư chiến lược thay vì cào bằng và ưu đãi bằng thuế. Đối với các nhà đầu tư chiến lược, hiện nay các luật định rất chồng chéo. Nhiều nhà đầu tư có ý kiến rằng khi lên đặc khu, chính sách một cửa phân quyền về đầu tư, quy hoạch, phê duyệt được phân quyền về đặc khu. Đồng thời mong muốn các thể chế minh bạch, cởi mở chứ không phải cơ chế xin cho. Kinh nghiệm quốc tế thành công thì đòi hỏi có chiến lược công nghiệp tổng thể, các yếu tố như môi trường, cơ sở hạ tầng chính sách cần đồng bộ, hiệu quả để đầu tư lan toả. Việt Nam phải kết hợp với ưu đãi, dựa trên tài sản có được ở những lĩnh vực chiến lược cho tương lai của Việt Nam có lợi thế. Đơn cử như lợi thế về nguồn nhân lực, lợi thế cửa ngõ châu Á, lợi thế trung tâm phát triển của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. 

Các chuyên gia cho rằng trong tương lai, chúng ta nên tập trung vào tạo ra công việc làm cho tương lai, năng suất cao, sáng kiến về chi phí và lợi ích. Hơn nữa, cần tập trung vào trách nhiệm giải trình, không nên tập trung vào ưu đãi thuế, phải định hướng vào các ngành chiến lược và tránh phân mảnh chính sách. Điều kiện quốc tế thay đổi, đưa ra yêu cầu mới cho phát triển, trong đó có cách tiếp cận đặc khu. Đặc khu không dừng lại ở một thế hệ mà đây là cơ hội cho chúng ta có cơ hội vượt lên, xây dựng nền tảng cho tương lai. Tuy nhiên, có sẵn sàng vượt lên hay không lại là chuyện khác. Việc xây dựng đặc khu kinh tế của Việt Nam lúc này cũng vậy, chúng ta đi sau nên phải làm khác biệt và vượt trội. Nhiều nước đi sau cũng theo cách này để vượt trội lên. Đó là bài học đi sau thì vượt trước. Khi đó, các đặc khu của Việt Nam sẽ phát triển được./.

Bảo Anh

Tin khác

Tận dụng dòng khách thuê ổn định, căn hộ tại Bình Dương thu hút nhiều nhà đầu tư nắm giữ dài hạn

Tận dụng dòng khách thuê ổn định, căn hộ tại Bình Dương thu hút nhiều nhà đầu tư nắm giữ dài hạn

(CLO) Không chỉ hấp dẫn nguồn cầu ở thực từ TP HCM, Bình Dương còn là điểm đến của nhiều nhà đầu tư căn hộ chung cư trong giai đoạn hiện tại nhờ khả năng kinh doanh dòng tiền, giúp tăng tỷ suất sinh lời khi nắm giữ dài hạn.

Bất động sản
Huyện 'cửa ngõ' phía bắc của Tây Nam Bộ được quy hoạch 13 khu công nghiệp và 46 dự án nhà ở

Huyện 'cửa ngõ' phía bắc của Tây Nam Bộ được quy hoạch 13 khu công nghiệp và 46 dự án nhà ở

(CLO) Mới đây, Bộ Xây dựng tổ chức hội nghị thẩm định nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị Bến Lức (Long An) đến năm 2045. Định hướng đến năm 2045, xây dựng huyện này thành đô thị loại II và phát triển theo mô hình đô thị thông minh.

Bất động sản
Tiềm năng đột phá từ các BĐS “2 trong 1” tại đô thị cửa khẩu Vinhomes Golden Avenue

Tiềm năng đột phá từ các BĐS “2 trong 1” tại đô thị cửa khẩu Vinhomes Golden Avenue

(CLO) Loại hình BĐS có thể vừa ở, vừa kinh doanh của Vinhomes Golden Avenue (Móng Cái, Quảng Ninh) ngày càng hiện diện nhiều hơn trong “giỏ hàng” phải có của các nhà đầu tư cũng như người mua ở thực, nhờ đẳng cấp sống vượt trội và lợi nhuận hấp dẫn cả trong ngắn và dài hạn.

Bất động sản
TP HCM: Dừng hợp đồng BT Nhà thi đấu Phan Đình Phùng, chuyển sang đầu tư công

TP HCM: Dừng hợp đồng BT Nhà thi đấu Phan Đình Phùng, chuyển sang đầu tư công

(CLO) Chủ tịch UBND TP HCM thống nhất đề xuất dừng đầu tư dự án Nhà thi đấu Phan Đình Phùng theo hình thức đối tác công tư (hợp đồng BT). Đồng thời, chuyển dự án này sang phương thức đầu tư công.

Bất động sản
Các địa phương ồ ạt đấu giá đất nền, thị trường sắp “dậy sóng”?

Các địa phương ồ ạt đấu giá đất nền, thị trường sắp “dậy sóng”?

(CLO) Bộ Xây dựng cho biết, việc tổ chức đấu giá đất nền tại một số địa phương cũng được coi là một yếu tố có thể tác động giúp thị trường đất nền sôi động hơn trong thời gian tới.

Bất động sản