Dạy học trực tuyến: Vẫn còn tình trạng chín người, mười ý!

Thứ năm, 25/02/2021 14:34 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tâm lý ngại dạy trực tuyến, không chịu thay đổi, tẩy chay dạy học online trong bộ phận không nhỏ của giáo viên, phụ huynh thực sự đáng lo ngại.

Tình hình dịch COVID -19 vẫn còn nhiều diễn biến bất thường. Mặc dù, dịch bệnh trong nước đang được kiểm soát tốt nhưng tình hình quốc tế, khu vực vẫn phức tạp.

Chính vì thế, dịch COVID -19 có thể quay lại và bùng phát bất cứ lúc nào. Chưa nói đến nguy cơ từ những đột biến vi rút SARS - CoV - 2 mới.

Chính vì lẽ đó, việc dạy học luôn phải trong tình trạng sẵn sàng chuyển trạng thái từ trực tiếp sang trực tuyến.

Tuy nhiên, gần đây có tâm lý muốn bỏ dạy học trực tuyến của giáo viên dạy trong các trường công lập và phụ huynh có con học trường công. Đây là một xu hướng tâm lý gây nên trì trệ trong giáo dục.

Dạy học trực tuyến cần được duy trì một cách thường xuyên (ảnh nguồn internet).

Dạy học trực tuyến cần được duy trì một cách thường xuyên (ảnh nguồn internet).

Quy định hiện nay của Bộ Giáo dục & Đào tạo thừa nhận vai trò của dạy học trực tuyến. Trong Thông tư về quản lý tổ chức dạy học trực tuyến đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Dạy học trực tuyến nhằm mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho học sinh. Đặc biệt là khi học sinh không thể đến trường tham gia học tập vì những lí do khách quan.

Mục đích của dạy học trực tuyến là bổ trợ cho phương thức dạy học trên lớp học truyền thống (sau đây gọi tắt là dạy học trực tiếp) nhằm nâng cao hiệu quả công tác dạy và học, khuyến khích sự sáng tạo phát triển kỹ năng số của giáo viên và học sinh.

Tạo cơ hội cho giáo viên và học sinh được quyền chủ động tiếp cận nguồn học liệu hữu ích trên Internet phục vụ cho việc giảng dạy và học tập của mình.

Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học cho giáo viên và học sinh, góp phần đổi mới phương pháp dạy và học, kiểm tra đánh giá và nâng cao chất lượng giáo dục. Góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành Giáo dục và Đào tạo.

Trong bối cảnh sau Tết nguyên Đán, đa số các tỉnh thành cho học sinh nghỉ học để phòng dịch.

Nhiều địa phương tổ chức dạy học trực tuyến bài bản thì cũng có một số địa phương không tổ chức, hoặc tổ chức hời hợt.

Thậm chí, từ bỏ dạy online tương tác trực tiếp cô trò, chuyển sang dạy chạy theo kiểm xem video.

Đơn cử như Hải Phòng, trong công văn 298, Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hải Phòng chỉ đạo do học sinh lớp 1, lớp 2 chưa được học tin học, còn quá nhỏ, bố mẹ đi làm không thể trực tiếp truy cập tài khoản học trực tuyến, tiềm ẩn nguy cơ không an toàn về chập, cháy điện.

Vì thế, các cô thầy giáo, chuyển video, tài liệu học tập của học sinh lớp 1, lớp 2 vào máy của bố mẹ. Sau khi làm xong, bố mẹ trả bài tập đến thầy cô qua các hình thức điện tử.

Tại Ninh Bình, một hiệu trưởng của trường THPT ở Ninh Bình chia sẻ với phóng viên báo Công luận, do thời nghỉ học có ít ngày nên nhà trường chỉ ra bài tập, không dạy trực tuyến. Nếu tiếp tục nghỉ thì mới tổ chức dạy trực tuyến.

Nhiều chuyên gia cho rằng, tư duy ngại dạy trực tuyến trở thành sức ì đối với sự thay đổi của ngành giáo dục khi thời đại 4.0 đòi hỏi con người học mọi lúc, mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh.

Để tổ chức dạy trực tuyến đòi hỏi tâm sức của thầy, trò, phụ huynh nhiều hơn với dạy trực tiếp trên trường.

Trong khi nhiều giáo viên dạy trực tiếp không soạn giáo án hay soạn một cách qua loa, đối phó cũng có thể lên lớp được.

Nên khi dạy trực tuyến giáo viên cảm thấy nặng nề, lười suy nghĩ, thay đổi thành ra không muốn dạy.

Để tổ chức dạy học trực tuyến đối với học sinh, đặc biệt với bậc học còn nhỏ là điều không hề dễ dàng.

Tâm sự với phóng viên, một phụ huynh có con học trong trường công cho rằng: “Vẫn biết là vì dịch Covid-19 mà các nhà trường phải cho các con học online qua phần mềm Zoom.

Phụ huynh như em cũng rất ủng hộ. Tuy nhiên, thực sự em cảm thấy căng thẳng, thậm chí còn áp lực hơn cả con mình khi ngồi học cùng con.

Chuyện là em có hai con, một bạn lớp 3 và một bạn học lớp 1. Bạn lớp 3 đã lớn biết sử dụng điện thoại thì em không nói. Nhưng bạn lớp 1 thì thực sự khiến em vô cùng áp lực và lo lắng.

Trước hết, em thấy thương cô giáo phải ngồi dạy các con vì cô nói mỏi mồm mà các con chẳng tập trung học gì.

Thời lượng học dài các con lại mệt nên cũng chẳng có hứng thú học (Nói chẳng phải điêu chứ đã có lần em "phát" vào mông con em vì thấy con chả nghiêm túc học).

Tuy nhiên lại thấy thương con vì các cháu còn quá nhỏ để phải nhìn vào màn hình máy tính hay cái điện thoại bé tí hàng giờ đồng hồ liền…”.

Qua tâm sự của phụ huynh có thể thấy khó khăn để tổ chức dạy trực tuyến lớn hơn dạy trực tiếp. Tuy nhiên, không phải thấy khó mà dừng dạy học. Bởi, dừng đến trường nhưng không dừng việc học đó là mệnh lệnh.

Trẻ không đến trường nhưng cũng không thể ngồi chơi đợi hết dịch. Nhà trường không tổ chức dạy học thì trẻ cũng chỉ xem ti vi, chơi game. Điều đó còn nguy hại hơn việc theo học trực tuyến.

Trái ngược với tâm lý chung của giáo viên, phụ huynh trường công thì các trường tư có ý thức đầu tư và chú trọng chăm chút hơn cho việc dạy học online.

Bà Trần Thị Hải Yến, Giám đốc điều hành Hệ thống giáo dục Alpha School tâm sự, tại Alpha School, học sinh được nghỉ Tết đến hết ngày 21/2.

Sau nghỉ Tết, nhà trường sẽ tiếp tục dạy trực tuyến 2 tuần (từ 22/2 đến hết 5/3).

Kể cả trong trường hợp dịch bệnh được kiểm soát, học sinh Hà Nội được đi học trực tiếp, tại Trường Alpha vẫn triển khai học trực tuyến trong 2 tuần trên.

Lý do là trong kì nghỉ Tết, các cán bộ giáo viên, học sinh đều có lịch trình di chuyển và tiếp xúc phức tạp, nên việc học trực tuyến sẽ giúp cho thầy cô và các con có đủ từ 14 đến 20 ngày tự cách ly để đảm bảo an toàn.

Việc kiểm tra, đánh giá thực hiện theo kế hoạch năm học.

Để đảm bảo việc dạy và học, Alpha School dạy học online qua MS Team với 100% tài khoản được mua và cung cấp cho học sinh toàn trường, kết hợp với các ứng dụng ngoài giúp tạo sự sinh động, thu hút trong quá trình dạy học: Quizizz, Google Keep. Thi và kiểm tra qua nền tảng 789.vn.

Giáo viên và học sinh tương tác với nhau không gặp trở ngại gì vì đã quen với hình thức học này từ năm ngoái.

Trước khi nghỉ dịch, nhà trường đã có buổi đào tạo, hướng dẫn với các khối lớp mới về cách sử dụng. Toàn bộ tài khoản học trực tuyến của học sinh trên MS Team đã được cấp đầy đủ và bàn giao, hướng dẫn cho cha mẹ học sinh.

Trước việc cha mẹ học sinh lo lắng về thời gian học sinh ngồi trước máy vi tính nhiều ảnh hưởng sức khỏe nhà trường Alpha đã lắng nghe và bố trí mỗi tiết học online kéo dài 30 phút.

Sau đó là thời gian học sinh rời khỏi bàn học, vận động nhẹ nhàng và mát-xa mắt theo bài tập được thầy cô hướng dẫn…

Qua theo dõi có thể thấy, việc thích ứng với dạy học trực tuyến các trường tư làm tốt hơn trường công.

Họ chủ động thực hiện kế hoạch chứ không ngồi chờ có nghỉ hay không nghỉ, nghỉ lâu hay nghỉ dài ngày rồi mới tổ chức dạy học.

Dạy online là hình thức dạy học tiến bộ với nhiều điểm ưu việt. Do đó, thay vì phải đối, tẩy chay thì các nhà trường, giáo viên, học sinh nên tìm cánh để nâng cao chất lượng dạy học.

Trinh Phúc

Tin khác

Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(CLO) Năm học 2023-2024, toàn tỉnh Bắc Ninh có 17.296 học sinh lớp 12 (tăng hơn 1 nghìn học sinh lớp 12 so với năm 2023), cùng với khoảng 400 thí sinh tự do sẽ đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Giáo dục
Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

(CLO) Đại học Quốc gia Hà Nội và tỉnh Hà Tĩnh thí điểm hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong nhiều lĩnh vực từ năm học 2024-2025 theo cơ chế đặt hàng.

Giáo dục
Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Theo quy định, thí sinh chịu hoàn toàn trách nhiệm về thông tin khai trong phiếu đăng ký dự thi, vì vậy cần cẩn trong khi thực hiện điền các thông tin.

Giáo dục
Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

(CLO) Chiều 25/4, UBND thành phố Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) thông tin cập nhật kết quả điều tra, xử lý vụ tố cáo một chủ nhóm lớp mẫu giáo bạo hành trẻ em trên địa bàn.

Giáo dục
Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

(CLO) Tại buổi họp báo chiều 25/4, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP HCM Lê Hoài Nam đã thông tin về sự việc trẻ bị cô giáo đánh tại lớp mẫu giáo Tí Bo (phường Linh Đông, TP Thủ Đức, TP HCM).

Giáo dục