Đẩy lùi số ca chuyển nặng và tử vong do COVID-19: Các địa phương không được “buông trôi, thả lỏng”!

Thứ sáu, 17/12/2021 06:20 AM - 0 Trả lời

(CLO) Chuyên gia y tế cho rằng, khi số ca nhiễm COVID-19 tăng cao, mặc dù nhẹ nhưng vẫn có những ca chuyển nặng, tử vong. Trong khi đó, các địa phương đã nới lỏng các hoạt động thì vẫn phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh, trong đó có phòng bệnh cá nhân; đặc biệt, không được “buông trôi, thả lỏng”.

Số ca tử vong tăng tại một số địa phương

Thời gian vừa qua, khi cả nước chuyển sang chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19 (thực hiện Nghị quyết 128), kinh tế - xã hội đã có những bước phục hồi nhanh chóng. Tuy nhiên, trong những ngày gần đây, dịch bệnh diễn biến phức tạp, số ca mắc mới hằng ngày có xu hướng gia tăng, số ca tử vong tăng tại một số địa phương.

Cụ thể, theo báo cáo của Bộ Y tế, từ ngày 9 đến ngày 15/12 cả nước ghi nhận thêm 106.918 ca mắc mới (64.723 ca cộng đồng, chiếm 60,5% số mắc mới). Trong đó, khu vực miền Nam ghi nhận 71,2% ca mắc mới trong cộng đồng; miền Bắc 12%; miền Trung 15,6% và Tây Nguyên 1,1%. So với tuần trước, số mắc trong cộng đồng tăng 15,1%, số ca khỏi bệnh tăng 66,5%, số bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện tăng 8,3%, số ca nặng, nguy kịch tăng 16,2%...

day lui so ca chuyen nang va tu vong do covid 19 cac dia phuong khong duoc buong troi tha long hinh 1

Ngày 16/12, cả nước ghi nhận 15.270 ca nhiễm mới tại 60 tỉnh, thành phố. Ảnh: Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân.

Bài liên quan

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, trong khi đó, số bệnh nhân nhiễm COVID-19 chuyển nặng và tử vong có chiều hướng gia tăng, trong cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch với 63 tỉnh, thành phố ngày 10/12/2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đặc biệt nhấn mạnh: Khi thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh thì phải thực hiện bằng được mục tiêu kiểm soát rủi ro, giảm tối đa số ca chuyển nặng và tử vong.

Trong Công văn số 9136/VPCP-KGVX (ngày 14/12/2021) do Văn phòng Chính phủ phát đi chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long tổ chức hội nghị với các chuyên gia, các nhà khoa học trong tháng 12/2021 để có giải pháp ngăn chặn, kiểm soát, đẩy lùi các trường hợp nhiễm COVID-19 chuyển nặng và tử vong.

8 nguyên nhân chính dẫn đến tăng số ca chuyển nặng và tử vong do COVID-19

Theo ông Nguyễn Trọng Khoa - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, có 8 nguyên nhân chính dẫn đến tăng số ca chuyển nặng và tử vong do COVID-19.

Cụ thể, trong thời gian đầu của đợt dịch lần này, số ca mắc mới tăng nhanh, đột ngột gây quá tải hệ thống bệnh viện; trong khi đó, biến chủng Delta lây lan nhanh, tỷ lệ nhập viện, tăng nặng cao hơn biến chủng trước. Đối với việc quản lý F0 tại nhà, một số trường hợp tự phát hiện nhưng không báo cơ sở y tế hoặc báo cáo nhưng chưa được can thiệp kịp thời; phân loại nguy cơ chưa sát theo hướng dẫn.

Bên cạnh khó khăn về nhân lực, đặc biệt ở tầng 2, 3 do các lực lượng hỗ trợ các địa phương đã rút về.

day lui so ca chuyen nang va tu vong do covid 19 cac dia phuong khong duoc buong troi tha long hinh 2

Bác sĩ khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương tất bật điều trị bệnh nhân COVID-19. Hiện mỗi ngày khoa này tiếp nhận thêm khoảng 10 bệnh nhân diễn biến nặng, phải hỗ trợ hô hấp với oxy liều cao.

Cũng theo ông Nguyễn Trọng Khoa, một số địa phương điều phối chuyển viện, chuyển tầng còn lúng túng, không theo sát nguy cơ và gây quá tải hệ thống bệnh viện. Một số trường hợp sử dụng thuốc tại nhà chưa theo hướng dẫn của Bộ Y tế như dùng thuốc chống đông, chống viêm quá sớm.

Trong khi đó, việc quản lý phân loại nguy cơ F0 tại cơ sở cách ly tập trung còn chưa được phát hiện kịp thời, dẫn đến các ca chuyển nặng. Năng lực hồi sức ở các bệnh viện tuyến tỉnh còn hạn chế, cần thời gian để nâng cao năng lực, trong khi đó, còn bỏ sót xử trí bệnh nền; chưa chú trọng đúng mức chẩn đoán điều trị bội nhiễm (nhiễm nấm, vi khuẩn đa kháng).

Vắc xin ý thức là tối quan trọng

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 với 63 tỉnh, thành phố ngày 16/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu rõ: Để giảm các ca mắc COVID-19 chuyển nặng thì phải tăng cường năng lực của y tế cơ sở để người bệnh được tiếp cận từ sớm, từ xa; kết hợp với công tác xét nghiệm tầm soát; không để xảy ra tình trạng người dân phải gọi điện nhiều lần mới tiếp cận được y tế; đảm bảo đủ dinh dưỡng, thuốc điều trị, động viên tinh thần, kết hợp đông - tây y để chữa trị cho người bệnh.

Các địa phương có nhiều ca nhiễm và ca chuyển nặng phải thành lập các trạm xá lưu động để thu dung, điều trị kịp thời. Những địa phương có dịch diễn biến phức tạp, quá năng lực đáp ứng thì phải khẩn trương báo cáo Trung ương để được chi viện, hỗ trợ kịp thời.

day lui so ca chuyen nang va tu vong do covid 19 cac dia phuong khong duoc buong troi tha long hinh 3

PGS. TS Trần Đắc Phu - Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam.

Trao đổi với phóng viên báo Nhà báo và Công luận, PGS. TS Trần Đắc Phu - Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết, để có thể ngăn chặn, kiểm soát, đẩy lùi các trường hợp nhiễm COVID-19 chuyển nặng và tử vong thì không được để số ca nhiễm tăng cao, tức là phải khống chế được số ca mắc COVID-19.

Theo PGS. TS Trần Đắc Phu, khi số ca nhiễm COVID-19 tăng cao, mặc dù nhẹ nhưng vẫn có những ca chuyển nặng, tử vong. Trong khi đó, các địa phương đã nới lỏng các hoạt động, thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ thì vẫn phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh, trong đó có phòng bệnh cá nhân. Đặc biệt, các địa phương không được “buông trôi, thả lỏng”, phải tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch.

“Vừa qua, đâu đó còn có nơi chủ quan, cứ coi người dân tiêm đầy đủ vắc xin rồi thì không chú ý đến phòng bệnh. Do đó, các địa phương phải tuyên truyền, người dân phải có ý thức phòng bệnh”, ông Trần Đắc Phu nói.

PGS. TS Trần Đắc Phu cũng cho biết, cần đẩy nhanh việc tiêm vắc xin, bởi vắc xin rất quan trọng trong việc chống lại virus, giảm tỷ lệ chuyển nặng và tử vong. Trong đó, cần hoàn thành sớm nhất việc tiêm mũi thứ 2 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tiến hành tiêm mũi tăng cường cho những người già, người có bệnh nền.

Nhấn mạnh vắc xin ý thức là tối quan trọng, ông Trần Đắc Phu lưu ý, người dân cần thực hiện nghiêm túc 5K. Trong lúc này khi số ca nhiễm COVID-19 tại cộng đồng tăng cao, ông khuyến cáo người dân nên hạn chế đi lại, hạn chế tiếp xúc, chỉ ra đường khi có việc cần thiết.

“Nếu người dân cứ ra đường tụ tập ăn uống, liên hoan… không tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch thì khó ngăn được số ca nhiễm COVID-19 tăng cao”, PGS. TS Trần Đắc Phu nói.

Một lưu ý rất quan trọng được PGS. TS Trần Đắc Phu đưa ra đó là, trong thời điểm hiện nay, các hoạt động cần phải có điều kiện. Trong đó, duy trì các hoạt động thiết yếu để phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế; đưa ra các điều kiện cụ thể trong các hoạt động khác, nếu không cần thiết có thể tạm dừng.

Gia Phát

Bình Luận

Tin khác

Chỉnh phủ chỉ đạo kiên quyết không để thiếu điện, chủ động thu hút đầu tư FDI quy mô lớn

Chỉnh phủ chỉ đạo kiên quyết không để thiếu điện, chủ động thu hút đầu tư FDI quy mô lớn

(CLO) Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương kiên quyết không để thiếu điện cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng; Tích cực, chủ động thu hút đầu tư FDI có quy mô lớn, công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, điện tử, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, Hydrogen...

Tin tức
Hà Nội xem xét đề án tổng thể hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô

Hà Nội xem xét đề án tổng thể hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô

(CLO) UBND thành phố xem xét tờ trình, dự thảo Nghị quyết về việc thông qua đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô.

Tin tức
Thí điểm cơ chế, chính sách mới, đột phá về đất đai nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn nóng bỏng

Thí điểm cơ chế, chính sách mới, đột phá về đất đai nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn nóng bỏng

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, việc xây dựng các nghị quyết của Quốc hội để thí điểm cơ chế, chính sách mới, đột phá về đất đai nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn nóng bỏng của địa phương, doanh nghiệp.

Tin tức
Xây dựng các cung triển lãm quy hoạch để nhà đầu tư, người dân, doanh nghiệp giám sát thực hiện quy hoạch

Xây dựng các cung triển lãm quy hoạch để nhà đầu tư, người dân, doanh nghiệp giám sát thực hiện quy hoạch

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ 12 chữ mang tính chất "từ khóa" trong triển khai Quy hoạch và phát triển, liên kết vùng đồng bằng sông Hồng thời gian tới: Truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững. Đặc biệt, Thủ tướng gợi ý các địa phương xây dựng các cung triển lãm quy hoạch để nhà đầu tư, người dân, doanh nghiệp thuận tiện tìm hiểu và giám sát thực hiện quy hoạch…

Tin tức
Việt Nam phấn đấu có ít nhất 10 doanh nhân lọt vào danh sách tỷ phú đô la Mỹ thế giới

Việt Nam phấn đấu có ít nhất 10 doanh nhân lọt vào danh sách tỷ phú đô la Mỹ thế giới

(CLO) Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2030 có ít nhất 10 doanh nhân Việt Nam lọt vào danh sách tỷ phú đô la Mỹ thế giới, 05 doanh nhân quyền lực nhất châu Á do các tổ chức uy tín thế giới bình chọn.

Tin tức