Dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam giúp con đường trở về nhà của phạm nhân ngắn lại

Thứ sáu, 03/06/2022 13:48 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo đại biểu Quốc hội, việc Quốc hội cho phép thí điểm tổ chức hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam giúp cho phạm nhân có tay nghề vững vàng để dễ tìm được việc làm sau khi mãn hạn tù, để cho con đường về nhà của phạm nhân ngắn lại.

Sáng nay (3/6), tiếp tục Chương trình làm việc Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV, dưới sự điều hành của Thượng tướng Trần Quang Phương - Phó Chủ tịch Quốc hội, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam.

day nghe cho pham nhan ngoai trai giam giup con duong tro ve nha cua pham nhan ngan lai hinh 1

Thượng tướng Trần Quang Phương - Phó Chủ tịch Quốc hội điều hành Phiên thảo luận.

Giúp cho những người đã từng lầm lỡ sẽ dễ dàng hơn khi mở lại cánh cửa cuộc đời

Phát biểu tại thảo luận, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thủy – Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn bày tỏ tán thành cao với đề nghị ban hành Nghị quyết của Quốc hội thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam. 

Bên cạnh những lý do như Tờ tình của Chính phủ, đại biểu Nguyễn Thị Thủy đã phân tích rõ sự cần thiết ban hành Nghị quyết này.

Cụ thể, thứ nhất, rất cần thiết phải tổ chức lao động dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam. Theo đại biểu Nguyễn Thị Thủy, đây là việc làm không chỉ cần thiết đối với việc cải tạo phạm nhân mà còn rất cần thiết cho việc tái hòa nhập cộng đồng sau này.

Theo thống kê thì tổng số phạm nhân hiện đang chấp hành án phạt tù khoảng 150.000 người. Trong đó, có tới 67 % mới chỉ học hết cấp 1, cấp 2; cá biệt có 4,7% không biết chữ; 54% trước khi phạm tội không có nghề nghiệp hoặc lao động tự do. Trung bình mỗi năm có khoảng 46.000 phạm nhân trong độ tuổi lao động ra trại cho thấy nhu cầu tìm việc làm rất lớn. "Do đó, nếu như không tổ chức tốt việc lao động hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân thì sẽ rất khó khăn với họ trong tìm kiếm việc làm và dễ rơi vào tâm lý mặc cảm, tự ti và nguy cơ tái phạm sẽ rất lớn", Đại biểu Nguyễn Thị Thủy nói.

day nghe cho pham nhan ngoai trai giam giup con duong tro ve nha cua pham nhan ngan lai hinh 2

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thủy – Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn phát biểu tại thảo luận.

Thứ hai, là vì lý do bất khả kháng, nhiều trại đã không tổ chức tốt việc lao động, dạy nghề cho phạm nhân. Đại biểu Nguyễn Thị Thủy cho biết, về nguyên tắc, việc tổ chức lao động, dạy nghề cho phạm nhân được tiến hành trong trại là tốt nhất.

Theo bà Thủy, thời gian qua phương án thu hút các doanh nghiệp để tạo việc làm cho phạm nhân ngay trong khuôn viên của doanh nghiệp đã được đặt ra nhưng chỉ thực hiện một số trại, bởi trong số 54 trại trên cả nước có 34 trại ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế xã hội khó khăn, không thuận tiện dẫn tới chi phí sản xuất cao, nên các doanh nghiệp không đầu tư. "Ví dụ như trại Cồn Cát ở Sóc Trăng. Thời gian vừa qua, rất nhiều trại chỉ tổ chức cho phạm nhân trồng rau, chăn nuôi mang tính chất tự cấp, tự túc, không có việc để làm, giá trị ngày công lao động của phạm nhân thời gian rất thấp, chỉ khoảng 15 nghìn đồng/1 ngày", đại biểu đoàn Bắc Kạn nêu.

Thứ ba, để tháo gỡ những khó khăn nêu trên thì thời gian qua Bộ Công an đã tổ chức thí điểm bước đầu cho phạm nhân lao động ngoài trại giam để làm cơ sở báo cáo với Quốc hội. 

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy cho biết, theo báo cáo của Bộ Công an, tại nhiều điểm lao động đều được xây dựng theo mẫu thiết kế của trại, nằm trong khuôn viên của doanh nghiệp, có tường rào bao quanh và tách biệt với khu dân cư. Kết quả thí điểm đã giúp đa dạng hóa các ngành nghề như xây dựng, may mặc, cơ khí thay vì thuần túy chỉ là làm nông nghiệp và tại nhiều điểm lao động thì còn tổ chức hội thi tay nghề giỏi. Nhiều phạm nhân từ chỗ không biết làm nghề gì nay đã có tay nghề vững vàng, được tiếp nhận việc làm ngay sau khi ra trại.

Thứ tư, cũng có những ý kiến e ngại là việc tổ chức cho phạm nhân lao động học tập, học nghề tại ngoài trại giam thì có thể ảnh hưởng đến an ninh, an toàn. Do đó, cần thiết để Bộ Công an triển khai một cách chặt chẽ nếu được Quốc hội thông qua. Tuy nhiên, theo đại biểu đoàn Bắc Kạn không vì e ngại mà bỏ đi cơ hội và nhu cầu chính đáng của phạm nhân được cải tạo thông qua lao động.

"Kết quả khảo sát của Bộ Công an cho thấy, hầu hết phạm nhân đều mong muốn được đào tạo nghề để sau khi mãn hạn tù dễ dàng tìm được việc làm. Đoàn công tác của chúng tôi khi đến khảo sát các trại, phạm nhân tâm sự với chúng tôi rằng, ban đầu khi mới vào trại thì cuộc đời đã chấm hết nhưng với môi trường lao động tích cực, tự tay làm ra những sản phẩm, từ đó quên đi sự chán nản và tìm được niềm vui trong lao động. Mong sớm có một ngày trở về", bà Thủy nêu.

Thứ năm, một trong những chính sách rất nhân văn đối với phạm nhân đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ năm 2018, đó là chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện. Theo đó, phạm nhân chỉ cần chấp hành được 1 phần 2 thời hạn tù có ý thức cải tạo tốt và đáp ứng một số điều kiện khác có thể được tha tù sớm để tự cải tạo xã hội. Do đó, việc hướng nghiệp ở ngoài trại, dưới sự quản lý chặt chẽ của trại giam thì cũng cần thiết được đặt ra và bước đầu cho phép thí điểm.

Đại biểu đoàn Bắc Kạn nhấn mạnh: "Việc Quốc hội cho phép thí điểm tổ chức hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam chính là một trong những giải pháp quan trọng đóng góp cho việc tái hòa nhập cộng đồng. Giúp cho phạm nhân có tay nghề vững vàng để dễ tìm được việc làm sau khi mãn hạn tù, để cho con đường về nhà của phạm nhân ngắn lại, để giúp cho những người đã từng lầm lỡ sẽ dễ dàng hơn khi mở lại cánh cửa cuộc đời".

day nghe cho pham nhan ngoai trai giam giup con duong tro ve nha cua pham nhan ngan lai hinh 3

Đại biểu Lê Thanh Hoàn - Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa.

Phạm nhân cần được trả công theo quy định của pháp luật về lao động

Phát biểu ý kiến đóng góp cho dự thảo Nghị quyết, đại biểu Quốc hội Lê Thanh Hoàn - Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tán thành với nội dung Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp, trong đó nêu rõ chủ trương của Đảng và Nhà nước là coi trọng việc hoàn thiện chính sách hình sự và thủ tục tố tụng tư pháp, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý đối với người phạm tội, từng bước thực hiện việc xã hội hóa và quy định những hình thức, thủ tục để giao cho tổ chức không phải là cơ quan nhà nước thực hiện một số công việc thi hành án.

Đại biểu Lê Thanh Hoàn cũng đồng tình với quan điểm thực hiện thí điểm mô hình lao động hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam không vi phạm Công ước quốc tế về lao động cưỡng bức, đại biểu đề nghị sửa đổi Khoản 3, Điều 3 dự thảo Nghị quyết theo hướng phạm nhân tham gia lao động hướng nghiệp, học nghề ngoài trại giam được trả công theo quy định của pháp luật về lao động.

Theo đại biểu đoàn Thanh Hóa, cần chú ý đến các biện pháp phòng ngừa, để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người lao động, cần có những quy định bảo đảm cho phạm nhân đề phòng tai nạn lao động, kể cả bệnh nghề nghiệp với những điều khoản không kém thuận lợi hơn so với quy định pháp luật áp dụng đối với lao động tự do.

Để làm rõ phạm vi điều chỉnh dự thảo Nghị quyết, đại biểu Nguyễn Thanh Hoàn đề nghị cần làm rõ hơn về hoạt động hướng nghiệp, hoạt động dạy nghề. Ví dụ, trường hợp phạm nhân tham gia lao động với mục đích là được học nghề hướng nghiệp thì cơ chế thế nào, thời gian kéo dài bao lâu, khi nào thì chuyển sang lao động có trả công?

Bên cạnh đó, đại biểu đoàn Thanh Hóa cũng đề nghị Ban soạn thảo làm rõ thêm trong quá trình phạm nhân tham gia lao động học nghề ngoài trại giam, các quyền của phạm nhân như hoạt động thể dục thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, chế độ y tế được đảm bảo như thế nào?

Theo dự thảo Nghị quyết thi hành ngành nghề được tổ chức hoạt động lao động, dạy nghề là ngành nghề mà pháp luật không cấm, tập trung vào các ngành nghề sản xuất hàng hóa tiêu thụ trong nước. Về ngành nghề tổ chức hoạt động lao động, đại biểu Nguyễn Thanh Hoàn đề nghị cần quy định rõ đây là ngành nghề phải được sản xuất theo quy định của pháp luật.

Ông Nguyễn Thanh Hoàn cũng cho rằng cần quy định rõ là chỉ sản xuất hàng hóa tiêu thụ trong nước, bởi quy định theo dự thảo có nghĩa là vẫn được phép sản xuất hàng hóa được xuất khẩu.

Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

Thủ tướng Chính phủ kỷ luật khiển trách ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội

Thủ tướng Chính phủ kỷ luật khiển trách ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội

(CLO) Thủ tướng Chính phủ quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức Khiển trách đối với ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhiệm kỳ 2016-2021 do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và Bộ Chính trị đã thi hành kỷ luật đảng.

Tin tức
Công bố 3 đồ án quy hoạch phân khu đô thị tại huyện Sóc Sơn

Công bố 3 đồ án quy hoạch phân khu đô thị tại huyện Sóc Sơn

(CLO) Chiều 14/5, Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội phối hợp Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội và UBND huyện Sóc Sơn công bố 3 đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn, tỷ lệ 1/2000.

Tin tức
Cắt giảm, đơn giản hóa quy định của 6 ngành nghề kinh doanh thuộc quản lý của Bộ Tài chính

Cắt giảm, đơn giản hóa quy định của 6 ngành nghề kinh doanh thuộc quản lý của Bộ Tài chính

(CLO) Chính phủ quyết định cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến 6 ngành nghề kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính giai đoạn 2024 - 2025 gồm: Dịch vụ kế toán; dịch vụ thẩm định giá; lĩnh vực tài chính ngân hàng; lĩnh vực thuế; lĩnh vực hải quan; lĩnh vực chứng khoán.

Tin tức
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Cuối tuần này phải công bố quyết định thanh tra thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Cuối tuần này phải công bố quyết định thanh tra thị trường vàng

(CLO) Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chậm nhất cuối tuần này phải công bố quyết định thanh tra. Đề nghị các cơ quan, bộ ngành, địa phương qua thanh tra, kiểm tra thị trường vàng và hoạt động kinh doanh vàng nếu phát hiện vi phạm chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan Công an xử lý theo quy định của pháp luật.

Tin tức
Mua bán điện trực tiếp qua đường dây riêng: Không quy định về giới hạn quy mô công suất

Mua bán điện trực tiếp qua đường dây riêng: Không quy định về giới hạn quy mô công suất

(CLO) Đối với hình thức mua bán điện trực tiếp qua đường dây riêng, hoặc đầu tư thêm hệ thống lưu trữ điện, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gợi mở hướng không quy định về giới hạn quy mô công suất, không phụ thuộc vào quy hoạch, được quản lý theo các quy định pháp luật về thuế, môi trường, phòng chống cháy nổ, an toàn xây dựng…

Tin tức