Để không bùng dịch COVID-19 dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Mỗi người cần nâng cao ý thức phòng dịch!

Thứ năm, 27/04/2023 14:32 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo chuyên gia Trần Đắc Phu, việc người dân đi lại trong dịp nghỉ lễ khi dịch bệnh đang diễn biến phức tạp sẽ khiến lây lan bệnh vì thế mỗi người cần có ý thức phòng bệnh như đeo khẩu trang, khử khuẩn.

Nguy cơ dịch bệnh có thể lây lan rộng trong dịp lễ

Thời gian qua số ca mắc COVID-19 liên tục tăng, trung bình hơn 2 nghìn ca mỗi ngày. Đây là những con số cho thấy dịch COVID-19 đang có diễn biến phức tạp.

Bên cạnh đó, số ca tử vong do COVID-19 vẫn xảy ra ở một số địa phương. Trước tình hình này, nhiều người lo lắng trong đợt nghỉ lễ tới đây việc người dân đi lại, đi du lịch sẽ khiến cho dịch có thể lây lan nhanh trong cộng đồng.

de khong bung dich covid 19 dip nghi le 30 4  1 5 moi nguoi can nang cao y thuc phong dich hinh 1

Dịch COVID-19 hiện đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ (ảnh TL).

Trước nguy cơ trên, trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, PGS.TS Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp các sự kiện y tế công cộng (Bộ Y tế) đã bày tỏ quan ngại nếu người dân không có ý thức phòng dịch tốt.

Theo đó, việc số ca mắc COVID-19 đang có dấu hiệu tăng trở lại có nguyên nhân sau một thời gian tiêm vaccine thì miễn dịch giảm. Miễn dịch của người đã nhiễm COVID-19 cũng giảm nên có nguy cơ mắc lại.

Việc người dân tăng giao lưu đi lại, tạo điều kiện thuận lợi cho virus gây COVID-19 lây lan trong cộng động. Người dân chủ quan, lơ là không thực hiện tốt biện pháp phòng bệnh cũng là một nguyên nhân.

Tuy nhiên ông cho rằng, số ca mắc COVID-19 tăng giảm thất thường là chuyện không ngạc nhiên và không nằm ngoài dự đoán.

Bởi, trên thế giới cũng thường xuyên xuất hiện các làn sóng ca mắc COVID-19 như làn sóng dịch mới đang xảy ra tại Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore…

Hiện Tổ chức Y tế thế giới vẫn chưa công bố hết tình trạng y tế công cộng khẩn cấp đáng quan ngại đối với dịch COVID-19 do tình hình dịch chưa ổn định.

“Số ca mắc như hiện nay vẫn chưa phải số liệu thực tế vì người nhiễm COVID-19 nhưng không xét nghiệm hoặc xét nghiệm dương tính nhưng không báo với cơ sở y tế và tự điều trị tại nhà.

Tuy nhiên, để bùng phát lớn, gây quá tải cho hệ thống y tế hay là số ca tử vong tăng như đợt dịch của TP. Hồ Chí Minh và miền Nam trước đây, tôi nghĩ là không xảy ra.

Theo ghi nhận chung, phần lớn ca mắc đợt này nhẹ, không có sự tăng nặng hoặc tăng tính nghiêm trọng của bệnh” – ông Trần Đắc Phu nhận định.

Cũng theo vị này, việc thời gian qua, có nhiều người chưa tiêm vaccine mũi bổ sung (mũi 4), hoặc thời gian tiêm mũi 3 đã lâu nên miễn dịch kém đi.

Tổ chức Y tế thế giới đánh giá, những người đã tiêm vaccine hoặc đã từng nhiễm bệnh hầu hết có miễn dịch – do vacxin hoặc do mắc phải. Chính yếu tố này làm các trường hợp khi mắc bệnh biểu hiện nhẹ hơn, ít hoặc.

Theo khuyến nghị mới, cần tập trung ưu tiên tiêm chủng bảo vệ nhóm nguy cơ cao (người cao tuổi, người mắc bệnh nền, người suy giảm miễn dịch, phụ nữ có thai, lực lượng y tế tuyến đầu) bởi nếu miễn dịch của các đối tượng trên giảm dễ dẫn đến tình trạng tăng nặng, nhập viện, tử vong.

Những đối tượng ưu tiên này cần tiêm mũi bổ sung và Bộ Y tế đang tập trung khuyến cáo tiêm để bảo vệ những đối tượng này.

Hiện tại, nước ta vẫn có đủ vaccin để tiêm cho người dân. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương vẫn tiếp tục phân bổ vaccine cho các địa phương.

Không được chủ quan, nâng cao ý thức phòng bệnh

Trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến như hiện nay, chuyên gia Trần Đắc  Phu cho rằng, đây có thể coi là một làn sóng dịch mới.

Những biến chủng đang có ở Việt Nam vẫn là biến chủng Omicron, đây là biến chủng lây lan nhanh, phần nào có sự lẩn trốn miễn dịch nhưng chủ yếu gây bệnh nhẹ, không gây ra triệu chứng tăng nặng.

“Đến thời điểm này, biến thể phụ Omicron của SARS-CoV-2 đã xuất hiện được 16 tháng với hơn 500 biến thể phụ khác nhau. Biến thể này hiện đang lưu hành hầu hết các nơi trên thế giới và đang chiếm ưu thế.

Những nơi có tăng ca nặng là do số mắc tương ứng. Một số khu vực ghi nhận số ca mắc tăng cục bộ, tăng số ca nặng là do tăng số ca mắc tương ứng.

Đặc biệt hiện nay sự hiểu biết nhiều về COVID-19, cùng đó năng lực phòng, chống dịch tăng lên, cách đáp ứng tăng lên và đặc biệt là linh hoạt hơn.

Việt Nam cũng đã phủ vaccine với tỉ lệ rất cao và hiện vẫn đang kiểm soát tốt được dịch bệnh” – ông Phu bình luận.

Tuy nhiên theo ông Trần Đắc Phu nếu để số mắc quá cao thì vẫn có thể gây quá tải hệ thống y tế. Mặc dù tỷ lệ số chuyển nặng và tử vong không tăng, nhưng con số mắc nặng và tử vong tuyệt đối tăng lên vẫn có thể gây quá tải hệ thống y tế và dẫn tới không kiểm soát được dịch.

Chính vì vậy không lơ là, chủ quan với điều này. Hệ thống y tế dự phòng có những “tổn thương” nhất định sau đợt dịch COVID-19 vừa qua nên cũng cần rút kinh nghiệm và tạo những động lực mới để phòng, chống dịch tốt hơn.

Trong trường hợp xuất hiện biến chủng mới, với hệ thống phòng dịch vốn có được kích hoạt lại, bằng kinh nghiệm thực tiễn, hy vọng chúng ta vẫn ứng phó được.

“Theo tôi, ngành y tế cũng phải đánh giá nguy cơ như thế nào, liệu có xuất hiện biến chủng mới nguy hiểm, gây diễn biến nặng, các triệu chứng nguy hiểm hay có thể vô hiệu hóa vaccine đang sử dụng hay không?

Từ đó, để có cảnh báo cho người dân, đưa ra các phản ứng phù hợp mà không bị bất ngờ, chủ động trong công tác phòng, chống dịch. Bản thân virus chưa mất đi mà vẫn tồn tại và lây lan trong cộng đồng” – vị này nêu ý kiến.

Cũng theo chuyên gia này, trong bối cảnh các quốc gia mở cửa để phát triển kinh tế và nhu cầu giao lưu đi lại giữa các vùng, các quốc gia ngày càng tăng; bên cạnh đó là các sự kiện tập trung đông người dẫn đến nguy cơ dịch lây lan gia tăng ca nhiễm cũng là điều dễ hiểu.

Tuy nhiên, ngành Y tế cần kiểm soát không để dịch bùng phát mạnh, đặc biệt không được để gây quá tải hệ thống y tế.

Trong dịp nghỉ lễ tới đây, nguy cơ dịch bệnh cũng đáng lo ngại nếu dịch bùng phát trở lại.

Vì vậy, người dân cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh như mang khẩu trang, khử khuẩn và giữ khoảng cách tại khu vực đông người để tránh lây lan dịch bệnh.

Những người có triệu chứng nghi ngờ và những người tiếp xúc với người có triệu chứng nghi ngờ phải đeo khẩu trang. Mọi người cần đeo khẩu trang để phòng bệnh cho mình và cộng đồng, nhất là đối tượng dễ bị tổn thương (người già, người có bệnh nền, người suy giảm miễn dịch…).

Điều này không chỉ giúp phòng COVID-19 mà còn cả các bệnh viêm đường hô hấp khác như cúm A, cúm B và các bệnh lây qua đường hô hấp khác.

Ai có triệu chứng cũng nên xét nghiệm có phải đang mắc COVID-19 hay không để phòng tránh bệnh cho người khác. Cuối cùng là người dân cần tuân thủ theo lịch tiêm vaccine của Bộ Y tế.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Ấu trùng giun đũa chó mèo lây cho người nguy hiểm thế nào?

Ấu trùng giun đũa chó mèo lây cho người nguy hiểm thế nào?

(CLO) Bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo gây ra các tổn thương ở gan, não, lách, thận và gây ra hiện tượng miễn dịch dị ứng, ngứa, nổi mẩn kéo dài ở người bệnh.

Sức khỏe
Bắc Ninh: Tăng cường triển khai các biện pháp ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm

Bắc Ninh: Tăng cường triển khai các biện pháp ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm

(CLO) Thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Y tế về việc tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ra văn bản yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương tăng cường triển khai các biện pháp ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm.

Sức khỏe
Bệnh viện Đại học Y Thái Bình khám sàng lọc bệnh tim bẩm sinh miễn phí cho trẻ em trong 2 ngày 18 và 19/5

Bệnh viện Đại học Y Thái Bình khám sàng lọc bệnh tim bẩm sinh miễn phí cho trẻ em trong 2 ngày 18 và 19/5

(CLO) Bệnh viện Đại học Y Thái Bình, Bệnh viện E Hà Nội, Viettel Thái Bình phối hợp cùng Hội Cựu chiến binh Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh, tổ chức sàng lọc bệnh tim bẩm sinh miễn phí cho trẻ em nghèo ở Thái Bình. Mục tiêu là phát hiện và điều trị sớm, giúp cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho các em.

Sức khỏe
Thái Bình: Hệ thống y tế cơ sở còn gặp nhiều khó khăn

Thái Bình: Hệ thống y tế cơ sở còn gặp nhiều khó khăn

(CLO) Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, hệ thống y tế cơ sở trên địa bàn tỉnh Thái Bình vẫn còn gặp những khó khăn do tình trạng xuống cấp của cơ sở vật chất, thiếu trang thiết bị và nhân lực.

Sức khỏe
Ninh Bình: Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới

Ninh Bình: Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới

(CLO) Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm nay, tỉnh Ninh Bình hướng tới mục tiêu tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới bằng những hoạt động thiết thực, cụ thể nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, phòng ngừa ô nhiễm và ngộ độc thực phẩm trong mùa nắng nóng.

Sức khỏe