TS. Võ Trí Thành - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương:

“Để kinh tế sớm phục hồi, cần có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời”

Thứ sáu, 04/02/2022 09:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Theo chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương, do tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, nền kinh tế năm 2021 diễn biến theo chiều hướng xấu.

Tuy nhiên, bức tranh kinh tế Việt Nam cũng có điểm tích cực khi vĩ mô ổn định, tăng trưởng xuất khẩu nhìn chung khả quan, cam kết FDI tiếp tục tăng... Ông Thành cho rằng, nền kinh tế sớm phục hồi trong thời gian tới, ngoài việc phải phòng, chống dịch hiệu quả, Chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ cụ thể hơn cho các doanh nghiệp.

+ Năm 2021 các doanh nghiệp (DN) ở hầu hết các lĩnh vực đều rất khó khăn, nền kinh tế đi xuống rõ rệt. Ông đánh giá khả năng phục hồi của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2022 như thế nào?

- Không chỉ nói năm 2022 mà có thể thấy khả năng phục hồi của nền kinh tế trong 2 năm tới tương đối rõ. Tuy nhiên, theo tôi, quá trình phục hồi sẽ còn nhiều “trắc trở”, không đều. Giá cả nguyên vật liệu đầu vào, logistics… phải đối mặt với rất nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro tài chính, lạm phát và điều chỉnh chính sách tiền tệ. Các thị trường tài chính, nhất là chứng khoán, bất động sản, nợ (nợ quốc gia, nợ doanh nghiệp, nợ người dân) tăng kinh khủng.

de kinh te som phuc hoi can co nhung chinh sach ho tro doanh nghiep kip thoi hinh 1

Các doanh nghiệp chờ đợi nhiều ở các chính sách hỗ trợ của Nhà nước để hồi phục sản xuất, kinh doanh trong năm 2022.

Việt Nam không phải ngoại lệ so với các nước trên thế giới. Nhìn vào bức tranh kinh tế Việt Nam hiện nay, có thể thấy, chúng ta đã có mức tăng trưởng 2 năm liên tiếp thấp nhất trong 35 năm đổi mới của Việt Nam. Ở một nước đang phát triển như Việt Nam thì muốn bảo đảm việc làm thì cỡ 5 - 5,5%. Cho nên, có thể nói đây là 2 năm suy thoái kinh tế.

Một trong những lý do khiến tăng trưởng kinh tế của chúng ta thấp, theo tôi là do quy mô gói hỗ trợ của Việt Nam khá nhỏ, thấp hơn trung bình thế giới nhiều. Liều lượng chi ngân sách thấp, chủ yếu dựa vào chính sách tiền tệ.

Dù năm 2021 thực hiện chính sách hỗ trợ tốt hơn, nhưng việc thực thi vẫn thiếu quyết liệt và chậm, tỷ lệ tiếp cận được của người thụ hưởng khá thấp. Đặc biệt, tiến trình cải cách có phần chùng xuống.

Bên cạnh đó, bức tranh kinh tế Việt Nam cũng có điểm tích cực khi vĩ mô ổn định, tăng trưởng xuất khẩu nhìn chung khả quan, cam kết FDI tiếp tục tăng. Ngoài ra, còn có điểm tích cực là hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam khác thời kỳ năm 2009, kinh tế vĩ mô tương đối ổn định, ngân sách tạm thời cân bằng.

Trong khó khăn, Việt Nam chưa bắt nhịp tốt lắm nhưng vẫn tận dụng được hội nhập của Việt Nam là xuất khẩu trừ quý 3, chung cả năm vẫn tốt. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI nữa, cũng rất tốt. Nhưng đằng sau điểm tích cực là hỗ trợ trước mắt, chúng ta cần nhắm vào kích thích tiêu dùng, đầu tư tư nhân, câu chuyện phục hồi của DN.

+ Ông đánh giá thế nào về hiệu quả của các phản ứng chính sách với những đợt bùng phát dịch COVID-19 trong thời gian qua?

- 2 năm qua chúng ta phản ứng sớm với dịch, huy động được toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc, người dân cơ bản ủng hộ Chính phủ. Tuy nhiên, đợt dịch thứ 4 lại bị ảnh hưởng nặng nề. Việc khống chế dịch, giãn cách xã hội đợt này quá ngặt nghèo, kéo quá dài ở các trung tâm kinh tế lớn như TP.HCM, Bình Dương, Bắc Ninh… gây tắc nghẽn, đứt gãy sản xuất, cung ứng. Ngoài ra, sự phối hợp giữa các địa phương còn hạn chế, mỗi nơi một kiểu, gây khó khăn thêm cho nền kinh tế.

Nhưng cũng phải thừa nhận, trong bối cảnh đó, chúng ta vẫn có những bước đi hiệu quả, tích cực, đó là tốc độ tiêm vaccine của Việt Nam rất nhanh. Thứ nữa, Nghị quyết 128 đã giúp Việt Nam chuyển hướng mạnh mẽ sang bối cảnh mới: sống chung với dịch. Có thể nói đây là bước ngoặt, bước chuyển hướng chống dịch phù hợp.

Thời gian qua, các chính sách về an sinh xã hội, tiền tệ, giãn khoanh nợ, giảm thuế thu nhập cho DN... triển khai rất kịp thời. Những chính sách này tiếp tục kéo dài trong năm 2021, kéo sang 2022 và bổ sung sang các lĩnh vực khác như hàng không, ô-tô...

Nhưng cũng phải nói rằng, quy mô của các chính sách này còn quá nhỏ so với trung bình của thế giới. Quy mô các mức hỗ trợ cũng có thể nói là nhỏ, thực hiện còn nhỏ hơn so với trung bình thế giới, cơ bản dựa vào chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa. Chính sách giãn, hoãn giảm thuế nhưng không có nhiều tác động vì DN không có thu nhập... Chế tài thực thi yếu, thiếu quyết liệt, tỷ lệ thụ hưởng còn khá xa so với kỳ vọng.

de kinh te som phuc hoi can co nhung chinh sach ho tro doanh nghiep kip thoi hinh 2

Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành Triển vọng phục hồi kinh tế trong 2 năm tới là có nhưng còn nhiều trắc trở.

+ Ông đánh giá thế nào về "sức khỏe" của khối DN sau 2 năm dịch bệnh hoành hành?

- Hiện nay, các DN ở ta gần như đã cạn lực. Những hỗ trợ thiết thực nhất lúc này là thị trường, việc làm và thanh khoản. Tức là, Chính phủ nên có hỗ trợ DN về sinh kế để họ tiếp tục duy trì sản xuất, phục hồi sau dịch.

Việc hỗ trợ DN cần được thực hiện đủ lớn, đủ dài về thời gian (2 năm), đủ quyết liệt và mạnh mẽ hơn vì những tổn thất của DN là nhiều chưa từng có. Họ cần nguồn lực để vượt khó, cải cách cũng như bắt nhịp đà hồi phục của thế giới.

Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp sẽ gồm cả giải pháp trước mắt để DN duy trì sản xuất và giải pháp lâu dài. Về lâu dài, kịch bản hồi phục kinh tế cần có thể chế mới để thúc đẩy sự chuyển dịch, kích thích đầu tư, tiêu dùng hỗ trợ an sinh xã hội, người lao động và cải cách môi trường kinh doanh.

Phần lớn DN cho rằng, họ cần được ưu tiên hỗ trợ nguồn tiền thật, để giảm sức ép về tài chính, thay vì các chính sách giãn, hoãn nợ, thuế, phí trước đây.

Làm được những điều đó mới chính là “tiền tươi thóc thật”. Nguồn lực rất khó khăn nhưng hoàn toàn có thể tìm kiếm, huy động được. Quan trọng là đầu tư vào đâu cho hiệu quả, kịp thời, quyết liệt, trúng và đúng. Giả sử chấp nhận thâm hụt ngân sách thêm 1% thì ta đã có thêm 3,5 tỷ USD. Có thể huy động vay thêm trong nước hay vay quốc tế như vay của ADB lãi suất chỉ 1%.

Hỗ trợ cho các DN thì ngoài chính sách hỗ trợ chung, cũng cần xem xét những gói hỗ trợ theo ngành lĩnh vực dựa trên các tiêu chí lựa chọn: Các ngành ấy có mức độ thiệt hại giai đoạn vừa qua như thế nào, mức độ đóng góp của ngành, lĩnh vực ấy, sức lan tỏa của ngành, lĩnh vực ấy khi phục hồi?...

Nhưng để phục hồi nền kinh tế, không chỉ cần các chính sách về kinh tế mà cần thực hiện tốt nhiều chính sách khác. Thứ nhất là phải làm tốt hơn công tác phòng, chống dịch, nâng cao năng lực y tế (cơ sở, trang thiết bị,...). Thứ hai là về lao động, hỗ trợ nhà ở xã hội cho công nhân, đào tạo lao động. Việc phục hồi lao động cần là một trong những trụ cột ưu tiên của chương trình phục hồi kinh tế. Việc này trong ngắn hạn sẽ giúp doanh nghiệp thu hút lại lao động, quay trở lại vận hành với năng suất cao như trước.

Hà Linh (Thực hiện)

Bình Luận

Tin khác

Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

(NB&CL) Trái ngược với sự bi quan đối với nền kinh tế toàn cầu, các tổ chức nghiên cứu quốc tế lại lạc quan về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

(NB&CL) Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong quý I/2024, GDP Việt Nam ghi nhận mức tăng 5,66%, đây là mức tăng cao nhất trong quý I kể từ năm 2020 đến nay. Nhiều chỉ số tăng trưởng kinh tế như công nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu và thu hút vốn FDI đều ghi nhận sự tăng trưởng tích cực.

Kinh tế vĩ mô
TP.HCM - “đầu tàu kinh tế” sẽ trở lại nhưng cần… thời gian

TP.HCM - “đầu tàu kinh tế” sẽ trở lại nhưng cần… thời gian

(NB&CL) 10 năm qua, tốc độ phát triển của TP.HCM - nơi vẫn được xem là đầu tàu kinh tế của cả nước - đang chậm dần, thậm chí bị các con tàu là các địa phương khác gần tiệm cận. Song, các chuyên gia kỳ vọng sẽ không lâu để thành phố tái định vị vị thế dẫn đầu, khi các cơ chế mới đang dần tháo gỡ những nút thắt lớn.

Kinh tế vĩ mô
Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

(CLO) Giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế đã khiến CPI 4 tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Kinh tế vĩ mô
Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn 'áp đảo', mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn "áp đảo", mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

(CLO) Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 86.400 doanh nghiệp, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 21.600 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Kinh tế vĩ mô