Đề nghị đánh giá kỹ hơn về chủ trương một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa

Thứ hai, 14/08/2023 22:01 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chủ tịch Quốc hội đề nghị đánh giá kỹ hơn về chủ trương một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn triển khai.

Cần đánh giá chương trình và nội dung trong các bộ sách giáo khoa

Chiều 14/8, phát biểu tại Phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ: Chuyên đề giám sát "Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông" là chuyên đề rất quan trọng, được nhân dân và cử tri quan tâm.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội ghi nhận, đánh giá cao kết quả của Đoàn giám sát do Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn trực tiếp làm Trưởng đoàn và cơ quan chủ trì là Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội. Đoàn giám sát đã bám sát kế hoạch, các quy định của pháp luật và làm việc nghiêm túc, kỹ lưỡng, trách nhiệm, khoa học, có nhiều đổi mới để nâng cao chất lượng kết quả giám sát.

Chủ tịch Quốc hội đánh giá, báo cáo giám sát đã cung cấp bức tranh tổng thể, toàn diện và sâu sắc về tình hình đổi mới giáo dục phổ thông, có nhiều nội dung, giải pháp kiến nghị có giá trị cả về lý luận và thực tiễn.

de nghi danh gia ky hon ve chu truong mot chuong trinh nhieu bo sach giao khoa hinh 1

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp.

Điểm lại những kết quả nổi bật đạt được, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, hệ thống văn bản được ban hành tương đối toàn diện, bao quát các lĩnh vực theo yêu cầu đổi mới và đúng với tinh thần Nghị quyết số 88/2014/QH13, Nghị quyết số 51/2017/QH14. Chương trình giáo dục phổ thông mới nhìn chung được xây dựng công phu, nghiêm túc, có tính kế thừa và phát triển, bám sát mục tiêu, yêu cầu, nội dung đổi mới. Hệ thống sách giáo khoa, tài liệu giáo dục được tổ chức biên soạn, thẩm định, phê duyệt, in, phát hành cơ bản theo đúng tiến độ, đáp ứng cơ bản nhu cầu dạy và học. Đội ngũ giáo viên được bố trí tập huấn đầy đủ phục vụ chương trình mới. Nhà nước cân đối ngân sách, ưu tiên bố trí kinh phí và huy động các nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, triển khai chương trình mới.

Về hạn chế, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, ý kiến của Đoàn giám sát là có cơ sở. Báo cáo đã chỉ ra 12 văn bản chậm tiến độ. Công tác tuyên truyền, quán triệt, đổi mới chương trình chưa thực sự hiệu quả và còn có nội dung chưa tạo được sự đồng thuận xã hội. Công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra chưa được tiến hành một cách thường xuyên, phạm vi còn hạn chế, chưa bao quát toàn diện, hiệu quả chưa cao.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị đánh giá kỹ hơn về chủ trương một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn triển khai. Theo đó, cần đánh giá chương trình và các nội dung trong các bộ sách giáo khoa đã đáp ứng được yêu cầu mục tiêu xuyên suốt của cải cách lần này là chuyển trọng tâm từ cung cấp, truyền thụ kiến thức sang trọng tâm là nâng cao năng lực, phẩm chất người học hay chưa? Bên cạnh đó, tiếp tục nghiên cứu, đánh giá việc tích hợp các môn học ở bậc Trung học Cơ sở, việc đổi mới phương pháp đánh giá chất lượng giáo dục, thi, kiểm tra…

Bộ Giáo dục và Đào tạo phải tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa đầy đủ từ lớp 1 đến lớp 12

Liên quan đến chủ trương xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, đây là chủ trương đúng, tuy nhiên cần phải đánh giá kỹ cách hiểu về vấn đề này. Theo đó, xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục nhưng vẫn phải bảo đảm Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục.

de nghi danh gia ky hon ve chu truong mot chuong trinh nhieu bo sach giao khoa hinh 2

Toàn cảnh phiên họp.

Chủ tịch Quốc hội phân tích, tinh thần của Nghị quyết số 88/2014/QH13 là Bộ Giáo dục và Đào tạo phải tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa đầy đủ từ lớp 1 đến lớp 12. Các tổ chức, cá nhân khác được khuyến khích tham gia biên soạn sách giáo khoa, một hoặc một số đầu sách theo khả năng, không nhất thiết phải biên soạn đầy đủ một bộ sách giáo khoa. Do đó, Chủ tịch Quốc hội lưu ý thực trạng mà Đoàn giám sát đã chỉ ra, thảo luận để thống nhất về vấn đề này.

Cơ bản đồng tình cơ bản với đề nghị của Đoàn giám sát, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, các ngành, địa phương nghiêm túc đánh giá, rút kinh nghiệm về các tồn tại, hạn chế trong quá trình quản lý, tổ chức thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, quán triệt các bài học kinh nghiệm, khẩn trương triển khai những kiến nghị được nêu trong báo cáo giám sát.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, đổi mới căn bản toàn diện giáo dục phổ thông là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, cần quán triệt sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, thực hiện tốt vai trò quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sự chủ động sáng tạo của nhân dân và toàn xã hội.

de nghi danh gia ky hon ve chu truong mot chuong trinh nhieu bo sach giao khoa hinh 3

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại phiên họp.

Chủ tịch Quốc hội lưu ý, Chính phủ khẩn trương hoàn thiện thể chế, nhất là những vấn đề báo cáo giám sát đã chỉ ra, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để triển khai chương trình mới; tăng cường tuyên truyền, quán triệt sâu rộng và hiệu quả hơn để tạo sự thống nhất, thông suốt trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện, sự tin tưởng, đồng thuận, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân; tiếp tục quản lý chặt chẽ, thường xuyên rà soát, đánh giá, hoàn thiện và phát triển chương trình giáo dục phổ thông, bảo đảm hoàn thành các mục tiêu Nghị quyết 88/2014/QH13.

Đồng quan điểm, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến cho rằng, phải làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động truyền thông để tạo sự thống nhất cao trong nội bộ ngành Giáo dục và Đào tạo; tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, thực hiện tốt hơn nữa phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng". Bên cạnh đó, phải có cơ chế kiểm soát chặt chẽ từ khâu biên soạn, in ấn phát hành và phải giảm giá sách giáo khoa phù hợp đối với thu nhập của người dân hiện nay; có chính sách để thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông, đặc biệt là chính sách đối với vùng dân tộc thiểu số và miền núi, những nơi còn khó khăn.

Thiên An

Bình Luận

Tin khác

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo khắc phục sự cố tai nạn tại lò Chợ, Công ty Than Quang Hanh (Quảng Ninh)

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo khắc phục sự cố tai nạn tại lò Chợ, Công ty Than Quang Hanh (Quảng Ninh)

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo các lực lượng chức năng khẩn trương làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả, ổn định sản xuất, điều tra, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan vụ tai nạn tại lò Chợ mức, Công ty Than Quang Hanh.

Tin tức
Xử lý dứt điểm tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai tại các công ty nông, lâm nghiệp

Xử lý dứt điểm tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai tại các công ty nông, lâm nghiệp

(CLO) Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận và xây dựng kế hoạch sử dụng diện tích đất các công ty nông, lâm nghiệp bàn giao về địa phương quản lý sau sắp xếp, đổi mới. Xử lý dứt điểm tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai tại các công ty nông, lâm nghiệp.

Tin tức
Xác lập chuyên án đấu tranh với các đường dây, ổ nhóm buôn lậu thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

Xác lập chuyên án đấu tranh với các đường dây, ổ nhóm buôn lậu thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chỉ đạo lực lượng Hải quan kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu qua cửa khẩu, khu vực địa bàn kiểm soát của Hải quan, xác lập các chuyên án đấu tranh đối với các đường dây, ổ nhóm buôn lậu thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.

Tin tức
Thẩm tra các nội dung trình kỳ họp HĐND tỉnh Thái Bình khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 – 2026

Thẩm tra các nội dung trình kỳ họp HĐND tỉnh Thái Bình khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 – 2026

(CLO) Chiều 13/5, Thường trực HĐND tỉnh Thái Bình nghe và cho ý kiến về kết quả thẩm tra nội dung các tờ trình, dự thảo nghị quyết trình kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất.

Tin tức
Đề nghị sớm công nhận Khu Công nghệ cao Hà Nam

Đề nghị sớm công nhận Khu Công nghệ cao Hà Nam

(CLO) Tỉnh Hà Nam kiến nghị Bộ Khoa học và Công Nghệ xem xét và trình Chính phủ sớm công nhận Khu Công nghệ cao Hà Nam, tạo điều kiện để tỉnh thúc đẩy thu hút đầu tư trong thời gian tới.

Tin tức