Đề xuất cáp treo vượt sông Hồng không phù hợp

Thứ sáu, 20/07/2018 09:28 AM - 0 Trả lời

(CLO) Sở GTVT Hà Nội khẳng định việc làm cáp treo vượt sông Hồng thời điểm này là không phù hợp. Loại hình vận tải này cũng không có trong quy hoạch.

Báo Công luận

Hà Nội bác đề xuất làm cáp treo dài 5km vượt sông Hồng. Ảnh: TL 

Sở GTVT Hà Nội vừa có văn bản gửi UBND TP Hà Nội liên quan đến đề xuất của tập đoàn Poma làm cáp treo vượt sông Hồng. Theo Poma, hệ thống cáp treo này sẽ phục vụ vận tải công cộng, giảm ùn tắc giao thông.

Sau khi nghiên cứu, Sở GTVT Hà Nội khẳng định việc đầu tư dự án trong giai đoạn hiện nay là chưa phù hợp. 

Theo các đồ án quy hoạch như Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng phê duyệt và Quy hoạch các phân khu đô thị gần khu vực nghiên cứu cũng như quy hoạch vận tải hành khách công cộng đều không đề cập đến loại hình vận tải hành khách công cộng bằng cáp treo.

Sở GTVT khẳng định, việc đầu tư dự án cáp treo do tập đoàn Poma đề xuất trong giai đoạn hiện nay là chưa phù hợp.

Trước đó, như báo điện tử Công luận đã thông tin, ngày 8/6, tại buổi làm việc với Sở GTVT Hà Nội, Poma đề xuất đầu tư tuyến cáp treo từ Bến Nứa (Bến xe Long Biên) tới Bến xe Gia Lâm bằng đường cáp treo vượt qua sông Hồng. Hệ thống cáp treo chạy dọc cầu Long Biên. 

Chiều cao của cột trụ nâng cáp từ 50-100 m. Năng lực vận chuyển của hệ thống là 25 đến 30 khách/cabin.

Poma khẳng định cáp treo là giải pháp bổ sung cho vận tải công cộng ở khu vực này. Tập đoàn Poma tính toán chiều dài tuyến vượt sông Hồng khoảng hơn 5 km. Dự kiến có 3 nhà chờ khác nhau, suất đầu tư khoảng 10 đến 15 triệu Euro/1 km. Thời gian thi công từ 18-24 tháng.

Trước đề xuất này, một số chuyên gia giao thông đô thị đã lên tiếng bày tỏ không đồng tình. Theo các chuyên gia, cáp treo chỉ phổ biến ở địa hình miền núi, hiểm trở; chỉ phù hợp với hoạt động du lịch, không thể giảm ùn tắc giao thông trong đô thị.

Ngoài ra, chi phí đầu tư cáp treo lớn và phải bảo trì thường xuyên nên giá vé sẽ cao hơn đi xe buýt, do đó không thích hợp làm phương tiện công cộng.

H.Lâm

Tin khác

Vụ tai nạn giữa 2 xe khách khiến 18 người thương vong ở Gia Lai: Một xe khách chạy 86km/h khi qua ngã tư

Vụ tai nạn giữa 2 xe khách khiến 18 người thương vong ở Gia Lai: Một xe khách chạy 86km/h khi qua ngã tư

(CLO) Cơ quan chức năng xác định, xe khách BKS 51B-294.89 chạy với tốc độ 86km/h khi qua ngã tư đường tránh Hồ Chí Minh (đoạn qua địa bàn huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai).

Giao thông
Gia Lai: Hiện trường vụ tai nạn giữa 2 xe khách, khiến 18 người thương vong

Gia Lai: Hiện trường vụ tai nạn giữa 2 xe khách, khiến 18 người thương vong

(CLO) Tại hiện trường, cột đèn tín hiệu giao thông bị tông gãy, dải phân cách cứng ở nút giao thông cung bị tông vỡ vụn. Vụ tai nạn khiến 1 người tử vong, 17 người bị thương.

Giao thông
Kiểm tra toàn diện các tuyến vận tải thủy nội địa, vận tải khách từ bờ ra đảo

Kiểm tra toàn diện các tuyến vận tải thủy nội địa, vận tải khách từ bờ ra đảo

(CLO) Nhằm phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng mất an toàn giao thông đường thủy nội địa và hàng hải, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) yêu cầu các cơ quan, đơn vị kiểm tra rà soát toàn diện trên các tuyến vận tải thủy nội địa, tuyến vận tải khách từ bờ ra đảo.

Giao thông
Chi tiết các trạm dừng nghỉ phục vụ người dân trên cao tốc Bắc - Nam

Chi tiết các trạm dừng nghỉ phục vụ người dân trên cao tốc Bắc - Nam

(CLO) Theo Phó Cục trưởng Cục Đường cao tốc Việt Nam Nguyễn Quang Giang, hiện Cục đang chỉ đạo và phối hợp các cơ quan, đơn vị rà soát để triển khai đầu tư bổ sung đầy đủ, đồng bộ các công trình hạ tầng trên tuyến cao tốc đã và đang triển khai đầu tư.

Giao thông
Gia Lai: Danh sách 18 người thương vong trong vụ 2 xe khách tông nhau lúc rạng sáng

Gia Lai: Danh sách 18 người thương vong trong vụ 2 xe khách tông nhau lúc rạng sáng

(CLO) Hai xe khách va chạm lúc rạng sáng đoạn qua địa bàn huyện Chư Sê ( tỉnh Gia Lai) đã khiến 1 người tử vong tại chỗ, 17 người khác bị thương.

Giao thông