Đề xuất Quốc hội giám sát tối cao việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa

Thứ hai, 23/05/2022 19:54 PM - 0 Trả lời

(CLO) Về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã lựa chọn 4 chuyên đề trình Quốc hội xem xét, quyết định. Đặc biệt, có Chuyên đề về việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Trình Quốc hội 4 chuyên đề để xem xét, quyết định

Chiều ngày 23/5, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV đã nghe Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày Tờ trình tóm tắt về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023. Ông Bùi Văn Cường cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã lựa chọn 4 chuyên đề trình Quốc hội xem xét, quyết định chọn 2 chuyên đề để giám sát tối cao, 2 chuyên đề còn lại sẽ giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức giám sát.

de xuat quoc hoi giam sat toi cao viec doi moi chuong trinh sach giao khoa hinh 1

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày Tờ trình tóm tắt về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023.

Cụ thể như sau: Chuyên đề 1: Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng (dự kiến giao Ủy ban Xã hội chủ trì tham mưu về nội dung).

Chuyên đề 2: Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (dự kiến giao Hội đồng Dân tộc chủ trì, phối hợp với Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Xã hội tham mưu về nội dung).

Chuyên đề 3: Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (dự kiến giao Ủy ban Văn hóa, Giáo dục chủ trì tham mưu về nội dung).

Chuyên đề 4: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021 (dự kiến giao Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì tham mưu về nội dung).

Hằng năm cả xã hội vẫn phải tốn hàng ngàn tỷ đồng để mua sắm sách mới

Trong phần thảo luận tại Hội trường ngay sau đó về nội dung nêu trên, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thuý - đoàn ĐBQH  TP. Đà Nẵng cho biết, bà tán thành Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi đưa vấn đề thực hiện Nghị quyết số 88 năm 2014 và Nghị quyết số 51 năm 2017 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông vào nội dung giám sát trong năm tới.

de xuat quoc hoi giam sat toi cao viec doi moi chuong trinh sach giao khoa hinh 2

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy – Đoàn ĐBQH thành phố Đà Nẵng.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thuý nêu lý do: Thứ nhất, hai Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước, thực hiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Nghị quyết số 88 năm 2014 của Quốc hội được ban hành cách đây 8 năm, còn Nghị quyết 51 được ban hành cách đây gần 5 năm. Theo lộ trình được quy định bởi Nghị quyết số 51, thì 2 năm nữa (năm học 2024-2025) sẽ hoàn thành chương trình đầu tiên về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông toàn cấp học. Chính vì vậy, việc Quốc hội thực hiện giám sát tối cao ở thời điểm này sẽ giúp đánh giá được đầy đủ, kịp thời về ưu điểm, khuyết điểm của việc thực hiện Nghị quyết số 88 năm 2014 và Nghị quyết số 51 năm 2017. Từ đó có định hướng và chỉ đạo tiếp tục đổi mới trong những năm tiếp theo.

Thứ hai, trong 8 năm qua, ngành giáo dục đã có nhiều cố gắng, vượt qua khó khăn, thách thức để triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Tuy nhiên, dư luận còn nhiều ý kiến khác nhau về một số kết quả triển khai, như giá sách giáo khoa hay vấn đề đã được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đặt ra trong kỳ họp này, đó là việc sắp xếp môn Lịch sử là môn học lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp ở cấp trung học phổ thông... Hay những sai sót chưa được xử lý triệt để trong cả 3 bộ sách giáo khoa lớp 1, lớp 2 và lớp 6 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam...

Theo đại biểu, Chuyên đề này "cần được Quốc hội giám sát tối cao", đảm bảo tính minh bạch, khách quan trong đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

de xuat quoc hoi giam sat toi cao viec doi moi chuong trinh sach giao khoa hinh 3

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí - Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội.

Trong khi đó, đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí – Đoàn ĐBQH TP.Hà Nội cho rằng với quy trình chặt chẽ chọn lọc từ hàng trăm ý kiến đề xuất, cả 4 nội dung mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chọn trình xin ý kiến Quốc hội rất đúng, rất trúng và đều là những vấn đề hết sức quan trọng.

Nhấn mạnh việc lựa chọn chuyên đề 3 và chuyên đề 4 để Quốc hội tiến hành giám sát tối cao, đại biểu Nguyễn Anh Trí phân tích: Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 đã được thực hiện thời gian dài nên cần phải giám sát. Hơn nữa, vấn đề đổi mới chương trình và đổi mới sách giáo khoa giáo dục phổ thông là nội dung cốt lõi của đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục phổ thông và có tầm quan trọng và ý nghĩa hết sức to lớn.

"Tuy nhiên, trên thực tiễn cho thấy cử tri đang rất bức xúc về các chương trình giáo dục phổ thông có nhiều điểm không phù hợp. Sách giáo khoa khi thì in sai, ngôn từ còn nhiều chỗ không phù hợp, hình ảnh chưa được chuẩn mực. Có quá nhiều bộ sách được đề nghị sử dụng cho nên gây ra sự lúng túng trong việc lựa chọn cho cả phụ huynh và cả các trường, các sở giáo dục. Đặc biệt, sách giáo khoa không được sử dụng lại nên hằng năm cả xã hội vẫn phải tốn hàng ngàn tỷ đồng để mua sắm sách mới, gây khó khăn lớn cho các gia đình có con đi học, đặc biệt những gia đình nghèo có con đi học", đại biểu Nguyễn Anh Trí phát biểu.

Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 49 năm thống nhất đất nước

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 49 năm thống nhất đất nước

(CLO) Sáng 26/4, nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.

Tin tức
Phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại các tuyến đường mới, các khu đô thị

Phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại các tuyến đường mới, các khu đô thị

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chú trọng phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại các tuyến đường mới, các khu đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, quy mô lớn, có lộ trình phù hợp giảm số cửa hàng xăng dầu quy mô nhỏ lẻ, không hiệu quả.

Tin tức
Các nguồn điện năng lượng tái tạo sản xuất năng lượng mới được ưu tiên phát triển không giới hạn

Các nguồn điện năng lượng tái tạo sản xuất năng lượng mới được ưu tiên phát triển không giới hạn

(CLO) Các nguồn điện năng lượng tái tạo sản xuất năng lượng mới phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu được ưu tiên/cho phép phát triển không giới hạn trên cơ sở bảo đảm an ninh quốc phòng, an ninh năng lượng và mang lại hiệu quả kinh tế cao, trở thành một ngành kinh tế mới của đất nước.

Tin tức
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết dứt điểm tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết dứt điểm tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp

(CLO) Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, hướng dẫn đôn đốc để hoàn thành việc rà soát, đo đạc, cắm mốc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết dứt điểm tranh chấp, lấn chiếm, sử dụng đất không đúng mục đích…

Tin tức
Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

(CLO) Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Festival Huế, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến Thương mại.

Tin tức