Đến thăm ngôi nhà Bác Hồ từng ở được xếp hạng Di tích Quốc gia

Thứ năm, 01/09/2022 16:35 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngôi nhà cụ Nguyễn Thị An (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ) là nơi từng đón Chủ tịch Hồ Chí Minh đến ở được xếp hạng Di tích Quốc gia. Ngôi nhà gây chú ý tới du khách trong nước và quốc tế bởi trưng bày nhiều hiện vật, kỉ vật của Bác Hồ và nhiều cán bộ cấp cao của Chính phủ.

Ngôi nhà từng đón Bác Hồ và cán bộ cao cấp

Nằm sâu trong ngõ nhỏ của làng Phú Thượng, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ (Hà Nội) là hình ảnh một căn nhà 5 gian nhỏ gần 200m2 mang đậm nét kiến trúc cổ xưa. Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngôi nhà này của gia đình cụ phú gia Nguyễn Thị An, hiện tại do ông Công Ngọc Dũng (cháu nội cụ An) trông nom, giữ gìn. 

Chia sẻ với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận, ông Công Ngọc Dũng cho biết: "Ngôi nhà của cụ An vốn là nơi ở và làm việc của Hồ Chủ tịch khi trở về từ chiến khu Việt Bắc từ ngày 23-25/8/1945. Ngôi nhà 5 gian này là nơi làm việc, bàn chiến thuật cách mạng của Bác Hồ và các lãnh đạo cao cấp Võ Nguyễn Giáp, Trường Chinh, Trần Đăng Ninh... Đồng thời là nơi bàn về kết quả Tổng khởi nghĩa trong cả nước và chuẩn bị cho bản Tuyên ngôn độc lập. Sau đó hơn 1 năm Hồ Chủ tịch về thăm lại ngôi nhà của gia đình ông".

den tham ngoi nha bac ho tung o duoc xep hang di tich quoc gia hinh 1

Di tích nhà cụ Nguyễn Thị An là nơi từng đón Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều lãnh đạo cấp cao - Ảnh: Đình Trung

Đến năm 2019, ngôi nhà này được UBND TP Hà Nội công nhận là Di tích lịch sử cấp thành phố. Sau đó 3 năm, vào tối ngày 23/8 vừa qua ngôi nhà của cụ Nguyễn Thị An được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao Bằng xếp hạng di tích Quốc gia địa điểm lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc. 

Ông Dũng nhớ lại, ngôi nhà của cụ An được khởi công xây dựng vào năm 1931, thiết kế theo lối kiến trúc 5 gian truyền thống (hoàn toàn làm bằng gạch, lợp ngói đỏ). Ông Dũng nói, phía chính diện của ngôi nhà có 4 chữ Hán: Minh Nguyệt Thanh Phong (dịch thành: Trăng - Thanh - Gió - Mát). Hai bên cánh gà được khắc hai dòng chữ nhỏ "Bảo Đại tứ niên - Tôn tạo Đông thành" (Nhà xây năm thứ tư thời vua Bảo Đại, khánh thành vào mùa Đông).

Bên trong ngôi nhà có 5 gian, 3 gian chính để ảnh bác và những kỉ vật, hai bên cánh gà là 2 gian nhỏ rộng khoảng 10m2 dùng để trưng bày những bức ảnh về Hồ Chủ tịch, cán bộ cách mạng cao cấp qua các thời kỳ, cùng kỷ niệm của gia đình cụ bà Nguyễn Thị An trong những năm tháng lịch sử đấu tranh gìn giữ và bảo vệ đất nước.  

Cụ An vốn là con dâu của cụ Công Văn Trường, thuộc xã Phú Thượng, huyện Từ Liêm nay là phường Phú Thượng, quận Tây Hồ (Hà Nội) đã đón tiếp, nuôi nấng, giấu cán bộ và Hồ Chủ tịch từ Tân trào về Thủ đô Hà Nội. Bà được tặng Huân chương kháng chiến hạng Hai và Bằng có công.

den tham ngoi nha bac ho tung o duoc xep hang di tich quoc gia hinh 2

Sảnh trước nhà cụ Nguyễn Thị An - Ảnh: Đình Trung

Ông Công Ngọc Dũng nhớ lại lời kể của bố, ông nói: "Giây phút đầu tiên nhìn thấy đoàn cán bộ và ông cụ già thì thấy không khí trong nhà trang nghiêm. Thấy ông cụ già ngồi trên chiếc sập và những người xung quanh cụ tỏ vẻ tôn kính cụ. Bố tôi ngay lập tức nghĩ rằng đây là đồng chí Thượng cấp".

Khi đó Bác Hồ làm việc trên ghế trường kỉ trong nhà, làm việc đến tận đêm khuya. Nhìn Bác Hồ lúc đó gầy gò ốm yếu, một nét đặc biệt khác là Bác Hồ có chòm râu dài, vầng trán cao và đôi mắt sáng. Sau buổi làm việc thì Bác sang nằm chiếc sập...

Đặc biệt trong những ngày ở và làm việc tại ngôi nhà này, cụ Nguyễn Thị An (cụ nội ông Dũng) là người đã trực tiếp nấu cháo cho Hồ Chí Minh và các cán bộ cấp cao của nhà nước, đồng thời đảm bảo tuyệt đối thông tin và giữ kín bí mật cách mạng. 

Gần 30 năm giữ gìn, bảo vệ Di tích lịch sử Quốc gia 

Sau khi hiến tặng ngôi nhà cho nhà nước vào năm 1996 để làm nhà lưu niệm Hồ Chí Minh, ông Công Ngọc Dũng đảm nhận nhiệm vụ trông nom, bảo vệ di tích lịch sử đến nay đã gần 30 năm. 

Ông Dũng tâm sự: "Chúng tôi đã gìn giữ và tu bổ ngôi nhà này từ lâu rồi. Không phải đến lúc làm nhà lưu niệm, và đặc biệt bây giờ là di tích lịch sử. Chúng tôi cũng được sự giáo dục của cha mẹ và bản thân tôi vào năm 28 tuổi, 29 tuổi, bố tôi cũng có định hướng và khuyên dặn tôi rất nhiều về việc duy tu, bảo dưỡng ngôi nhà".

Hình ảnh không gian bên trong nhà "lưu niệm Bác Hồ"

den tham ngoi nha bac ho tung o duoc xep hang di tich quoc gia hinh 3

Theo ghi nhận, ngôi nhà di tích Quốc gia nhà cụ Nguyễn Thị An được thiết kế kiểu nhà 5 gian, khu vực chính giữa có 3 gian rộng để trưng bày các hiện vật và ảnh Bác Hồ, còn hai gian bên cánh gà treo những bức hình Bác Hồ, các cán bộ cao cấp cùng ảnh của gia đình cụ Nguyễn Thị An - Ảnh: Đình Trung

den tham ngoi nha bac ho tung o duoc xep hang di tich quoc gia hinh 4

Không gian bên trái rộng khoảng 10m2, trưng bày nhiều ảnh Bác Hồ và cán bộ cách mạng qua các thời kỳ, cùng kỷ niệm của gia đình trong những năm tháng lịch sử - Ảnh: Đình Trung

den tham ngoi nha bac ho tung o duoc xep hang di tich quoc gia hinh 5

Không gian cánh gà bên phải có rất nhiều ảnh cán bộ cấp cao của Chính phủ - Ảnh: Đình Trung

den tham ngoi nha bac ho tung o duoc xep hang di tich quoc gia hinh 6

Một số đồ vật mà Bác Hồ thường sử dụng khi đến ngôi nhà của cụ Nguyễn Thị An. Trong ảnh là chiếc máy đánh chữ và chiếc máy valy mây Chủ tịch Hồ Chí Minh mang từ Chiến khu Việt Bắc về Hà Nội - Ảnh: Đình Trung

den tham ngoi nha bac ho tung o duoc xep hang di tich quoc gia hinh 7

Cận cảnh chiếc máy đánh chữ Chủ tịch Hồ Chí Minh mang từ Chiến khu Việt Bắc về Hà Nội - Ảnh: Đình Trung

den tham ngoi nha bac ho tung o duoc xep hang di tich quoc gia hinh 8

Chiếc máy valy mây Chủ tịch Hồ Chí Minh mang từ Chiến khu Việt Bắc về Hà Nội - Ảnh: Đình Trung

den tham ngoi nha bac ho tung o duoc xep hang di tich quoc gia hinh 9

Hình ảnh chiếc gương và chậu nước rửa mặt bằng đồng mà Bác Hồ dùng khi nghỉ lại ngôi nhà, được trưng bày tại hành lang.

den tham ngoi nha bac ho tung o duoc xep hang di tich quoc gia hinh 10
den tham ngoi nha bac ho tung o duoc xep hang di tich quoc gia hinh 11

Khu vực bên phải sân là bể nước mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng năm 1945 và 1946.

den tham ngoi nha bac ho tung o duoc xep hang di tich quoc gia hinh 12

Một số tờ báo qua các thời kỳ, sách viết về Bác Hồ được chính ông Công Ngọc Dũng sưu tầm trưng bày trước hiên nhà

den tham ngoi nha bac ho tung o duoc xep hang di tich quoc gia hinh 13

Bức ảnh Bác Hồ cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng tại Việt Nam năm 1950. Từ trái sang, hàng trước: Đồng chí Trần Đăng Ninh, Bác Hồ, Nguyễn Lương Bằng, hàng sau: Võ Nguyễn Giáp, Phạm Văn Đồng, Lê Văn Lương, Hoàng Quốc Việt, Trường Chinh được trưng bày trong không gian ngôi nhà

den tham ngoi nha bac ho tung o duoc xep hang di tich quoc gia hinh 14

Ông Công Ngọc Dũng xem lại cuốn sách mà bố để lại, trong đó có nhiều kỉ niệm của gia đình ông và Bác Hồ tại chính ngôi nhà của cụ nội Nguyễn Thị An.

"Đặc biệt là gìn giữ chính tài sản của cha ông để lại, đó cũng là tài sản mà chúng tôi được thừa hưởng. Sau này, chúng tôi mới biết chính tài sản của cha ông mình trong đó có các sự kiện gắn liền với cách mạng, như sự kiện Bác Hồ về thăm ngôi nhà. Chính vì đó, chúng tôi mới thấy việc duy tu, bảo dưỡng không chỉ của gia đình, mà bây giờ từ việc nhỏ như vậy, mà trở thành việc duy tu, bảo dưỡng gìn giữ cả tài sản quốc gia. Nên chúng tôi thấy trách nhiệm lại càng phải cao hơn, nặng nề hơn", ông Dũng nói thêm.

Được thế hệ cha ông nhắn nhủ về việc duy tu bảo dưỡng, bảo tồn phát huy giá trị ngôi nhà truyền thống. Nên hiện tại ông Công Ngọc Dũng hàng ngày vẫn luôn nhắc nhở tới các con, các cháu, đặc biệt là hai người con trai là Công Ngọc Phương và Công Ngọc Nam phải tìm hiểu, gìn giữ và bảo vệ di tích lịch sử Quốc gia. 

Ngoài ra, ông Dũng cũng hi vọng tài sản mà thế hệ cha ông ngày xưa để lại sẽ được thế hệ sau bảo vệ, giữ gìn và phát huy. Vì ngôi nhà này và các hiện vật sẽ tồn tại mãi mãi, không thể mất đi. 

Trung Nguyễn

Bình Luận

Tin khác

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

(CLO) Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Trần Phú” của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).

Đời sống văn hóa
6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

(CLO) 6 bộ phim sẽ được chiếu miễn phí phục vụ công chúng trong “Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

(CLO) Nằm trong khuôn khổ của Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) còn có hoạt động giã gạo truyền thống. Loại gạo ngon nhất thế vừa bén rễ trên vùng sâm tốt nhất.

Đời sống văn hóa
Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) “…Cuối năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật sang Trung Quốc rồi Liên Xô hội đàm với các đồng chí lãnh đạo Xô Viết và Nguyên soái Stalin. Sau cuộc hội đàm Nguyên soái Stalin đã quyết định tặng cho Quân đội Nhân dân Việt Nam một trung đoàn cơ giới pháo cao xạ 37 ly mà sau này Trung đoàn pháo cao xã 367 của chúng tôi đảm nhận đưa pháo lên chiến trường Điện Biên Phủ.”

Đời sống văn hóa
Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

“Vừa kéo pháo vào hôm trước, hôm sau ngày 26/1/1954 lại đột ngột nhận lệnh kéo pháo ra. Chúng tôi bàng hoàng cả người. Nhưng cũng nhờ có quyết định ấy của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mà chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng…”

Đời sống văn hóa