Dệt may Việt Nam chỉ được giảm thuế suất từ 35 - 50%

Thứ ba, 10/11/2015 06:53 AM - 0 Trả lời

Hoa Kỳ là một trong những thị trường tiềm năng của Việt Nam, ngay khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực. Tuy nhiên một số dòng thuế đối với các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như dệt may vẫn không được hưởng ưu đãi thuế suất 0% mà chỉ được giảm thuế suất từ 35 - 50% so với mức hiện hành.

(CLO)  Hoa Kỳ  là một trong những thị trường tiềm năng của Việt Nam, ngay khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực. Tuy nhiên một số dòng thuế  đối với các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như dệt may vẫn không được hưởng ưu đãi thuế suất 0% mà chỉ được giảm thuế suất từ 35 - 50% so với mức hiện hành, được xóa bỏ hoàn toàn vào năm thứ 12 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.

[caption id="attachment_60151" align="aligncenter" width="640"]Det may_MXAP Với những công bố về cam kết này giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, kỳ vọng về tương lai các mặt hàng dệt may trên đất Mỹ có lẽ sẽ không được đúng như mong đợi  - Ảnh minh họa[/caption]

Cụ thể, số dòng thuế này chiếm 19,7% tổng số dòng thuế của các sản phẩm dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Mặc dù, chỉ chiếm con số khá "khiêm tốn", gần bằng 1/5 tổng số dòng thuế nhưng đây lại là những dòng thuế có có kim ngạch lớn, chiếm đến 51,3% kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường này. Chỉ từ năm thứ 12 trở đi, các dòng thuế này mới được xóa bỏ hoàn toàn.

Trong khi đó, 73,1% số dòng thuế còn lại (1.182 dòng thuế), chiếm 46,1% kim ngạch, tương đương 3,5 tỷ USD được Hoa Kỳ cam kết xóa bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Vào năm thứ 5, 7% số dòng thuế sẽ được tiếp tục xóa bỏ.

Trước đó, nhiều chuyên gia đã nhận định, Hiệp định TPP sẽ mang lại cho ngành dệt may Việt Nam cơ hội rất lớn ở 11 thị trường tương ứng với 11 nước thành viên, đặc biệt là ở thị trường Mỹ. Đây cũng là lý do khiến dệt may trở thành ngành hàng được ưu tiên hàng đầu trong công cuộc đàm phán TPP của Việt Nam. Hiện nay, mức thuế suất trung bình của 1.000 dòng thuế nhập khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam vào Mỹ ở mức 17%, trong đó nhiều dòng sản phẩm khác phải chịu mức thuế khá cao lên đến trên 30%.

Tuy nhiên, để được hưởng thuế suất lý tưởng là 0% hay đơn giản là được giảm thuế suất thì các sản phẩm dệt may của Việt Nam phải đảm bảo được quy tắc xuất xứ. Chỉ những sản phẩm xuất khẩu mà Việt Nam sản xuất tại các nước thành viên TPP (từ sợi, vải đến cắt - may) được mới được hưởng ưu đãi này.

Với những công bố về cam kết này giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, kỳ vọng về tương lai các mặt hàng dệt may trên đất Mỹ có lẽ sẽ không được đúng như mong đợi và cũng không có quá nhiều sự khả quan như đã phân tích từ trước.

Hầu hết các nước có biểu thuế áp dụng chung cho tất cả các nước còn lại chỉ riêng Hoa Kỳ là có chế độ áp dụng riêng lộ trình giảm thuế với hàng hóa cho từng thành viên TPP. Và Việt Nam, đặc biệt là ngành dệt may là một trong những nhân tố tiêu biểu cho lộ trình "áp thuế" riêng biệt này.

[su_note note_color="#f8ecfb"]

Trong lĩnh vực nông nghiệp, Hoa Kỳ cam kết xóa bỏ ngay 55,4% số dòng thuế nông nghiệp (tương đương 97,7% kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam, đạt 0,95 tỷ USD) ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như gạo, mật ong, cà phê, chè, hạt tiêu, điều, rau quả đều được xóa bỏ thuế ngay. Vào năm thứ 10, tổng số dòng thuế nông nghiệp được xóa bỏ là 97,4%. Hoa kỳ sẽ áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với 35 dòng thuế của đường và sản phẩm chứa đường.

Trong lĩnh vực công nghiệp, 85,6% tổng số dòng thuế công nghiệp được xóa bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực, chiếm 74,2% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tương đương với 6 tỷ USD. Vào năm thứ 10, Hoa Kỳ sẽ xóa bỏ xấp xỉ 100% số dòng thuế công nghiệp. [/su_note]

Quỳnh Liên

Tin khác

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

(CLO) Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà tư vấn thương mại và chủ ngân hàng, cũng như các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, có tới một nửa số giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc được thực hiện thông qua các bên trung gian.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

(CLO) Tuyên bố cuối tuần qua, quan chức an ninh cấp cao Dmitry Medvedev cho biết Nga có thể đáp trả hành động Mỹ tịch thu tài sản bị đóng băng ở phương Tây của nước này bằng cách tịch thu tài sản của công dân và các nhà đầu tư Mỹ ở Nga.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

(NB&CL) Đó là lời khẳng định của Tổng Giám đốc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) Lê Hồng Hà trong buổi trò chuyện với PV Báo Nhà báo & Công luận. Theo Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà, trước những khó khăn, thách thức, chúng tôi đã nỗ lực hết sức để giữ vững và duy trì sản xuất kinh doanh, từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và hướng tới phục hồi, phát triển.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

(CLO) Ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB) đã công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với nhiều kết quả tăng trưởng tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.000 tỷ đồng, tiếp tục bám sát các mục tiêu kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

(CLO) Người phát ngôn Điện Kremlin Dimitry Peskov nói với các nhà báo hôm 27/4, các nhà sản xuất Nga sẽ tìm cách vượt qua các biện pháp trừng phạt tiềm tàng đối với hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp