Dệt may Việt Nam: Thách thức từ nội tại

Thứ sáu, 11/12/2015 11:30 AM - 0 Trả lời

Dệt may hay da giày hiện nay rất được quan tâm phát triển trong thời điểm hiện tại của Việt Nam bởi những ưu đãi và cam kết của các thành viên trong các hiệp định thương mại tự do FTAs nổi bật như TPP hay EVFTA. Dù được các chuyên gia nhận định là ngành hàng có nhiều cơ hội nhưng thách thức mà doanh nghiệp dệt may (DNDM) phải đối mặt cũng không ít trong đó là những khó khăn từ hệ thống chính sách xuất - nhập khẩu.

(CLO) Dệt may là một trong những nghành hàng đang được quan tâm phát triển, bởi những ưu đãi và cam kết của các thành viên trong các hiệp định thương mại tự do FTAs nổi bật như TPP hay EVFTA. Mặc dù có nhiều lợi thế nhưng xem ra các doanh nghiệp dệt may (DNDM) chưa thể vui mừng được bởi phải đối mặt với các rào cản từ chính sách xuất - nhập khẩu.

[caption id="attachment_69009" align="aligncenter" width="600"]bb Doanh nghiệp dệt may VIệt Nam vẫn còn nhiều thách thức phải đối mặt và giải quyết ngay từ bên trong - Ảnh minh họa[/caption]

Tại hội thảo "Thông tư 37 và mức độ giải quyết các khó khăn của doanh nghiệp trong kiểm tra hàm lượng formaldehyt và admin thơm đối với sản phẩm dệt may", nhiều chuyên gia đã khẳng định những thách thức từ nội tại của ngành dệt may trong thời kỳ "tiền hội nhập".

Thông tư 37/2015/TT - BCT được ban hành (chưa có hiệu lực thi hành) nhằm cải cách tạo thuận lợi cho hoạt động xuất - nhập khẩu theo quyết định 2026/QĐ - TTg ngày 17/11/2015 của Thủ tường Chính phủ về phê duyệt đề án giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất - nhập khẩu.

Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Phạm Thanh Bình - Nguyên Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về Hải quan, Tổng cục Hải quan, Thông tư này khi đối chiếu với Nghị quyết 19 đã có những ưu điểm khi sửa đổi theo hướng thuận lợi hơn cho DN nhưng vẫn chưa thực sự tháo gỡ được những khó khăn của Thông tư số 32 ban hành trước đó.

"Điều khoản thi hành của Thông tư 37 còn nhiều sự chồng chéo, không thấy rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước cũng như nội dung của Thông tư 37 không đáp ứng được từng yêu cầu cụ thể của Nghị quyết 19 đối với việc sửa đổi Thông tư 32", đánh giá của ông Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)

Bên cạnh những thách thức từ chính sách, DNDM còn phải đối mặt với những khó khăn trong quá trình quán lý và đánh giá hàng hóa khi xuất - nhập khẩu. Tại hội thảo, ông Bình cũng đã cho rằng, cơ quan quản lý nên phân loại DN để có thể kiểm tra hàng hóa đơn giản hơn. "Đối với DN có đủ độ tin tưởng vào sự tự giác thì áp dụng biện pháp kiểm tra sau khi giải phóng hàng. Đối với DN mà cơ quan quản lý chưa thể tin trưởng thì thực hiện kiểm tra trước khi giải phóng", ông Bình nhấn mạnh.

Nhưng theo ý kiến của đại diện Bộ Công Thương, "sẽ không giảm tần suất kiểm tra các lô hàng mà chỉ có thể giảm số lượng các sản phẩm phải kiểm tra". Nhận định này cho thấy mục đích không muốn xảy ra tình trạng hàng xuất khẩu của Việt Nam ra thị trường thế giới gặp những sự cố không mong muốn.

Cũng theo ông Cung, "hậu kiểm và quản lý rủi ro là hoạt động nhân văn để khuyến khích các DNDM tuân thủ luật pháp và hoạt động có hiệu quả hơn. Phân loại DNDM vừa tạo nên sự hữu ích khi quản lý đối với các cơ quan chức năng vừa tạo động lực cho DN tăng cường khả năng kinh doanh và cạnh tranh thành công trong giai đoạn mới khi hội nhập".

Giảm số lượng hàng hóa phải kiểm tra, đơn giản hóa nội dung hồ sơ; giảm chi phí và thời gian thực hiện các thủ tục hành chính ; đảm bảo minh bạch hệ thống kiểm tra của các cơ quan chức năng; sửa đổi và ban hành những thông tư, chính sách phù hợp các thông lệ quốc tế; công khai hóa tiêu chuẩn áp dụng cho các sản phẩm xuất - nhập khẩu... là những nhiệm vụ, nghĩa vụ của cơ quan quản lý Nhà nước nhưng thiết nghĩ, các DNDM cần phải tạo dựng được đầy đủ những yếu tố về chất lượng sản phẩmđạt chuẩn, thương hiệu có mức độ uy tín cao, sự chuyên nghiệp trong quá trình sản xuất và kinh doanh... thì mới có thể đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn hàng hóa xuất khẩu cũng như tạo dựng thành công niềm tin đối với cơ quan quản lý.

Đơn cử nhất là khi phân loại các DNDM, để xác định đối tượng kiểm tra hàng hóa trước hay sau quá trình thông quan, giải phóng hàng hóa thì "lòng tin" vẫn thật sự là mấu chốt của DNDM cũng như là thước đo cho mọi hành động của cơ quan quản lý.

Quỳnh Liên

Tin khác

Giải mã sức hút từ sản phẩm bất động sản MIK Group phát triển

Giải mã sức hút từ sản phẩm bất động sản MIK Group phát triển

(CLO) Lựa chọn cách xuất hiện không ồn ào với chiến lược “hữu xạ tự nhiên hương” để các sản phẩm tự chứng minh giá trị và thuyết phục khách hàng, MIK Group khẳng định vị thế trên thị trường bất động sản với hàng ngàn sản phẩm đã được bàn giao tới khách hàng.

Bất động sản
Vì mọi trẻ em đều được uống sữa, VINAMILK sẽ không ngừng nỗ lực

Vì mọi trẻ em đều được uống sữa, VINAMILK sẽ không ngừng nỗ lực

(CLO) Đó là chia sẻ của Vinamilk khi khởi đầu hành trình Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam năm nay với chuyến đi đến với gần 1.500 trẻ em vùng cao tỉnh Điện Biên.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đấu thầu vàng miếng năm 2024 khác gì 11 năm trước?

Đấu thầu vàng miếng năm 2024 khác gì 11 năm trước?

(CLO) Sau 11 năm, NHNN tiếp tục đưa ra phương án đấu thầu vàng miếng, tuy nhiên, trong lần đấu thầu này có nhiều điểm khác biệt.

Thị trường - Doanh nghiệp
8 doanh nghiệp trúng thầu 8.100 lượng vàng miếng SJC

8 doanh nghiệp trúng thầu 8.100 lượng vàng miếng SJC

(CLO) Phiên đấu thầu sáng nay (14/5) đã có 8 doanh nghiệp trúng thầu 8.100 lượng vàng miếng, mức giá cao nhất là 87,73 triệu đồng/lượng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Quỹ bình ổn xăng dầu: Tiền của người dân 'góp' vào nhưng không được giám sát

Quỹ bình ổn xăng dầu: Tiền của người dân "góp" vào nhưng không được giám sát

(CLO) Theo Hội bảo vệ người tiêu dùng, bản chất Quỹ bình ổn xăng dầu là tiền của người tiêu dùng góp vào. Tuy nhiên, hiện nay không có cơ chế tham gia giám sát của người tiêu dùng để bảo đảm sử dụng đúng và hiệu quả Quỹ này.

Thị trường - Doanh nghiệp