ĐHĐCĐ VietinBank 2020: ‘Nóng’ câu chuyện tăng vốn

Chủ nhật, 24/05/2020 20:08 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chuẩn mức quốc tế Basel II vẫn là nguyên nhân chính khiến câu chuyện tăng vốn của VietinBank trở nên “nóng” hơn trong ĐHĐCĐ 2020.

Sự kiện: VietinBank

"Nóng" chuyện tăng vốn cho VietinBank

Sáng ngày 23/5, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 của ngân hàng VietinBank, liên quan đến câu chuyện tăng vốn, ông Lê Đức Thọ - Chủ tịch HĐQT VietinBank cho biết: “Năm 2019, Hội đồng quản trị chỉ đạo triển khai các phương án tăng vốn và nâng cao chất lượng nguồn vốn tự có của VietinBank. Vì thế, chúng tôi đã đề xuất các giải pháp để Chính phủ và các Bộ ngành phê duyệt phương án tăng vốn cho VietinBank.

Phiên họp cổ đông thường niên 2020 của VietinBank.

Phiên họp cổ đông thường niên 2020 của VietinBank.

“Hiện tại Bộ Tài chính và Ngân hàng nhà nước Việt Nam cũng như các Bộ ngành liên quan đã trình Chính phủ phê duyệt phương án tăng vốn cho VietinBank.

Các cơ quan chức năng đang gấp rút sửa đổi cơ sở pháp lý, Nghị định 91, 32 và các văn bản pháp lý liên quan để đảm bảo tăng vốn cho VietinBank trong thời gian tới.

VietinBank thực hiện tăng vốn cấp 2 thông qua phát hành trái phiếu thứ cấp. Năm 2019, VietinBank phát hành hơn 5.500 tỷ đồng trái phiếu thứ cấp, bán danh mục đầu tư trái phiếu thứ cấp, thoái vốn và giảm tỷ lệ sở hữu tại các công ty mà VietinBank góp vốn nhưng vẫn đảm bảo quyền kiểm soát và phát triển đồng bộ theo hướng Tập đoàn ngân hàng tài chính”.

Đại diện VietinBank cho biết “yêu cầu tăng vốn của VietinBank là hết sức cấp thiết. Khác với các ngân hàng thương mại khác, VietinBank không thể thực hiện tăng vốn thông qua các giải pháp phát hành thêm cho nhà đầu tư do bị ràng buộc bởi các giới hạn: Tỷ lệ sở hữu Nhà nước tại các ngân hàng thương mại cổ phần có vốn nhà nước không thấp hơn 65%; tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tối đa 30%”.

Theo chuẩn mức quốc tế Basel II, kể từ ngày 1/1/2020, các ngân hàng phải đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn (CAR) tối thiểu 8%. Đây có lẽ là nguyên nhân chính khiến câu chuyện tăng vốn của VietinBank trở nên “nóng” hơn bao giờ hết.

Trích xong 50% trái phiếu VAMC

Tại Đại hội, người đứng đầu VietinBank cho biết, tỷ lệ nợ xấu VietinBank đã tăng lên 1,8% vào cuối quý I/2020. Một phần bởi các khoản nợ xấu có khả năng thu hồi trong kế hoạch quý I chưa thực hiện nên chưa thể giảm xuống. Đồng thời, ảnh hưởng kép khiến những doanh nghiệp đã khó khăn lại tiếp tục khó khăn hơn vì dịch Covid19. Dù nợ xấu hiện vẫn như hồi cuối quý I, nhưng ngân hàng dự kiến đưa về mức 1,5% vào cuối quý II thông qua tăng dư nợ tín dụng và giảm các khoản nợ xấu.

Cũng trong ba tháng đầu năm, VietinBank đã mua lại được 3.100 tỷ đồng trái phiếu VAMC, qua đó giảm dư nợ trái phiếu xuống còn trên 9.000 tỷ đồng.

Kể từ cuối năm 2018 khi ngân hàng bán nợ xấu cho VAMC, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro là 50% sau một năm rưỡi, vượt so với yêu cầu cần phải trích (tối thiểu 20% mỗi năm). Đây là con số tích cực phản ánh nỗ lực và kết quả kinh doanh của VietinBank, ông Lê Đức Thọ nhấn mạnh.

Đề xuất không chia cổ tức năm 2019 hoặc chia cổ tức bằng cổ phiếu

Về kế hoạch tăng trưởng năm 2020, VietinBank dự kiến dư nợ tín dụng tăng trưởng 4 - 8,5%. Tỷ lệ nợ xấu dự kiến dưới 2%.

Tuy nhiên, hai vấn đề quan trọng là kế hoạch lợi nhuận và cổ tức thì VietinBank chưa chốt được kế hoạch cụ thể cho năm 2020.

Ông Lê Đức Thọ cho biết: “Lợi nhuận trước thuế hợp nhất dự kiến bảo đảm hiệu quả kinh doanh và cải thiện hoạt động kinh doanh. Bám sát diễn biến dịch bệnh Covid19 thì cập nhật kế hoạch lợi nhuận”.

Về vấn đề cổ tức, sau khi nộp thuế và trích lập các quỹ theo quy định, đại diện lãnh đạo VietinBank đề nghị để lại toàn bộ lợi nhuận để tăng vốn hoặc thực hiện phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn tự có nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển hoạt động kinh doanh. Phương án cụ thể chia cổ tức sẽ được thực hiện theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Ngọc An

Tin khác

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

(CLO) Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30/4 và 1/5 dành cho khách hàng.

Tài chính - Bảo hiểm
ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

(CLO) Kết thúc quý I năm 2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ cũng đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023. Ngân hàng tích cực triển khai các chương trình gói tín dụng với lãi suất hấp dẫn giúp khách hàng doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh.

Tài chính - Bảo hiểm
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

(CLO) Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa đưa ý kiến về việc đưa hệ thống KRX vào vận hành ngày 2/5 theo kế hoạch trước đó.

Tài chính - Bảo hiểm
Digiworld (DGW) chậm mục tiêu Quý 1/2024, vẫn ESOP 2 triệu cổ phiếu cho nhân viên

Digiworld (DGW) chậm mục tiêu Quý 1/2024, vẫn ESOP 2 triệu cổ phiếu cho nhân viên

(CLO) Digiworld (DGW) ghi nhận kết quả lợi nhuận Quý 1/2024 chậm hơn so với mục tiêu đề ra. Ngoài ra công ty cũng dự định phát hành 2 triệu cổ phiếu ESOP cho nhân viên.

Tài chính - Bảo hiểm
Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024

(CLO) Agribank triển khai chương trình Đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024 với quy mô 20.000 tỷ đồng ưu đãi tín dụng ngắn hạn, lãi suất thấp hơn sàn lãi suất cho vay thông thường đến 2,4%/năm và nhiều ưu đãi về lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ và tỷ giá mua bán ngoại tệ.

Tài chính - Bảo hiểm