Dịch bệnh khiến lượng khách đến các chợ tại TP.HCM giảm dần

Thứ hai, 12/07/2021 14:30 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng 12/7, Tổng cục Quản lý thị trường cho biết: Trong 2 ngày qua, lượng khách hàng lui tới các chợ được hoạt động tại TP.HCM đang giảm dần, do tâm lý lo ngại dịch bệnh, điều này đã khiến một số mặt hàng thiết yếu giảm nhẹ.

Sau hơn 3 ngày thực hiện theo Chỉ thị 16, các mặt hàng nhu yếu phẩm, lương thực, thực phẩm tại nhiều địa phương có dịch đã đi vào ổn định.

Cụ thể, tại TP.HCM, tình hình kinh doanh khẩu trang, nước rửa tay diệt khuẩn trên địa bàn thành phố vẫn diễn ra bình thường, không khan hiếm. 

Tại các siêu thị, chợ truyền thống đều thực hiện đo thân nhiệt, hướng dẫn người dân đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn và giữ khoảng cách tại quầy thanh toán. 

Bên cạnh đó, để phục vụ cho nhân dân trong thời gian giãn cách, UBND TP.HCM đã chỉ đạo tăng cường hàng hóa, tới các đơn vị phân phối trên địa bàn thành phố. Đặc biệt, các chợ đầu mối dù đã đóng cửa, tạm ngừng hoạt động, thế nhưng, hàng hóa tươi sống, rau củ quả vẫn được đưa về các điểm tập kết, kho bãi xung quanh các chợ đầu mối.

Sau hơn 3 ngày thực hiện theo Chỉ thị 16, các mặt hàng nhu yếu phẩm, lương thực, thực phẩm tại nhiều địa phương có dịch đã đi vào ổn định.

Sau hơn 3 ngày thực hiện theo Chỉ thị 16, các mặt hàng nhu yếu phẩm, lương thực, thực phẩm tại nhiều địa phương có dịch đã đi vào ổn định.

UBND TP.HCM nhấn mạnh: Hàng hóa tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi dồi dào, không xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa, giá cả ổn định, các siêu thị cũng tăng thời gian bán hàng thêm 3-4 giờ mỗi ngày để phục vụ người dân, các siêu thị cũng nhận đặt hàng qua điện thoại và giao tận nhà.

Đồng thời, lãnh đạo thành phố cũng yêu cầu các siêu thị tăng lượng hàng hóa tại các quầy thực phẩm chế biến sẵn để phục vụ người dân mua về sử dụng trực tiếp.

Trong khi đó, Tổng cục Quản lý thị trường cho biết: Trong 2 ngày qua, lượng khách hàng lui tới các chợ được hoạt động đang giảm dần, do tâm lý lo ngại dịch bệnh, điều này đã khiến một số mặt hàng thiết yếu giảm nhẹ.

Bên cạnh TP.HCM, hàng hóa, lương thực thực phẩm tới các địa phương khác có dịch vẫn ổn định, giá cả ít biến động.

Cụ thể, tại Vĩnh Long, các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi… có nguồn dự trữ hàng hóa đa dạng, giá cả ổn định, đủ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. 

Tại các chợ truyền thống, tình hình buôn bán các mặt hàng tươi sống thiết yếu vẫn hoạt động nhưng hạn chế hơn trước, hàng hóa dồi dào, giá cả không biến động, người mua vắng hơn trước do vài ngày mới đi chợ một lần. 

Mặt hàng vật tư y tế thiết yếu để phòng chống dịch Covid-19 ở các nhà thuốc như: khẩu trang y tế, nước sát khuẩn vẫn mua bán bình thường, giá cả hợp lý, hàng hóa đa dạng, đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng..

Tại Tiền Giang, thị trường ổn định, các mặt hàng như: khẩu trang y tế, dung dịch sát khuẩn, găng tay không có biến động về giá; các cơ sở kinh doanh trang thiết bị y tế thực hiện tốt việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, hàng hoá khác không khan hiếm luôn đảm bảo nhu cầu cho người tiêu dùng.

Tại Bình Dương, tình hình cung ứng hàng hoá, thực phẩm tươi sống như rau, củ, quả, trứng, thịt, cá, .. các loại thực phẩm thiết yếu khác tại chợ truyền thống ngày có tăng so với trước đó do trên địa bàn một số chợ bị phong tỏa toàn bộ hoặc một phần.

Riêng tình hình cung ứng và giá cả các mặt hàng nhu yếu phẩm như đường, gạo, dầu ăn, muối, nước mắm, dầu ăn, thịt, trứng, rau củ quả, thực phẩm khô và đặc biệt là các mặt hàng chống dịch như các loại gel, nước rửa tay, xà phòng, khẩu trang vải sát khuẩn tại các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích thì tương đối ổn định.

Tại An Giang, tình hình thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh trong ngày diễn biến ổn định, không biến động. Sức mua giảm so với những ngày qua do người dân đã mua hàng dự trữ trước khi bắt đầu thực hiện theo Chỉ thị 15 trên phạm vi toàn tỉnh. 

Giá cả một số mặt hàng thiết yếu như gạo, đường, trứng, rau, củ, quả... tại các chợ truyền thống, hệ thống siêu thị ổn định, không tăng so với hôm qua, nguồn cung thực phẩm dồi dào, riêng mặt hàng mì Hảo Hảo có hiện tượng hút hàng tại các chợ lẫn siêu thị do giá cả khá rẻ và phù hợp khẩu vị đa số người dân nên được mua dự trữ nhiều. 

Đối với các mặt hàng phục vụ công tác phòng, chống dịch như các loại khẩu trang, nước sát khuẩn có tăng nhẹ với nước rửa tay, nước sát khuẩn, giá các loại khẩu trang y tế hiện nay từ 40.000 - 80.000 đồng/hộp (tùy loại).

Tại Đồng Tháp, trong ngày hàng hóa tại các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích và các chợ truyền thống trên địa bàn tỉnh vẫn đa dạng, phong phú, đáp ứng đủ nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của nhân dân.

Không xảy ra tình trạng đầu cơ găm hàng, tăng giá bất hợp lý nhất là các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm và các mặt hàng trang thiết bị y tế dùng để phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Tại Bến Tre, Phú Yên, Cần Thơ: nhìn chung hàng hóa bình ổn, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng, sử dụng của người dân; không xảy ra hiện tượng đầu cơ, găm hàng hoặc mua gom hàng hóa để tích trữ. Giá cả một số loại hàng hóa như: khẩu trang, nước rửa tay khô, cồn 700, 900; găng tay y tế tương đối ổn định, việc kinh doanh có thực hiện niêm yết giá tại nơi mua bán hàng hóa theo quy định.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, giá xăng có thể tăng trở lại

Sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, giá xăng có thể tăng trở lại

(CLO) Ngày mai (2/5), tức sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày, giá xăng trong nước có thể tăng nhẹ. 

Thị trường - Doanh nghiệp
Châu Âu có thể áp thuế lên tới 55% để hạn chế nhập khẩu xe điện từ Trung Quốc

Châu Âu có thể áp thuế lên tới 55% để hạn chế nhập khẩu xe điện từ Trung Quốc

(CLO) Theo một phân tích mới của Rhodium Group, Liên minh châu Âu sẽ cần đánh thuế cao hơn dự kiến, lên tới 55% đối với xe điện của Trung Quốc để hạn chế nhập khẩu vào khối.

Thị trường - Doanh nghiệp
TS. Lê Duy Bình: “Gia tăng đầu tư tư nhân là dư địa lớn để nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững”

TS. Lê Duy Bình: “Gia tăng đầu tư tư nhân là dư địa lớn để nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững”

(NB&CL) Trao đổi với Báo Nhà báo & Công luận, TS. Lê Duy Bình - Giám đốc điều hành Economica Việt Nam cho rằng: Sau mỗi cuộc khủng hoảng, doanh nghiệp (DN) Việt Nam lại mạnh mẽ hơn, vững vàng hơn. Nhưng việc hơn 200 nghìn DN rời thị trường cho thấy yêu cầu cấp bách phải nâng cao năng lực nội sinh và bài học về quản trị rủi ro và xây dựng chiến lược để DN có sức chống chọi cao hơn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Trung Quốc cảnh báo nguồn cung điện mùa hè thắt chặt do nắng nóng

Trung Quốc cảnh báo nguồn cung điện mùa hè thắt chặt do nắng nóng

(CLO) Đầu tuần này, cơ quan quản lý năng lượng của Trung Quốc dự kiến phụ tải điện tối đa trong mùa hè sẽ tăng hơn 100 triệu kilowatt so với năm ngoái, đe dọa gây căng thẳng nguồn cung ở một số khu vực, đặc biệt là trong thời tiết khắc nghiệt.

Thị trường - Doanh nghiệp
Châu Âu đang 'mộng du' và phụ thuộc vào phân bón Nga

Châu Âu đang "mộng du" và phụ thuộc vào phân bón Nga

(CLO) Một trong những nhà sản xuất phân bón cây trồng lớn nhất cho biết châu Âu đang “mộng du” và trở nên phụ thuộc vào phân bón của Nga, giống như đã từng phụ thuộc vào khí đốt.

Thị trường - Doanh nghiệp