DỊCH CHUYỂN vì TƯƠNG LAI!

Chủ nhật, 24/01/2016 12:15 PM - 0 Trả lời

Năm của những sự hợp tác đầy tham vọng giữa các công ty truyền thông truyền thống và truyền thông kỹ thuật số, việc dùng thiết bị di động để tìm kiếm thông tin sẽ “soán ngôi” vị trí của máy vi tính... đó là những bước dịch chuyển đầy tham vọng và ấn tượng nhất của làng truyền thông thế giới trong năm 2016 mà các chuyên gia đã dự báo.

(NBCL) Năm của những sự hợp tác đầy tham vọng giữa các công ty truyền thông truyền thống và truyền thông kỹ thuật số, việc dùng thiết bị di động để tìm kiếm thông tin sẽ “soán ngôi” vị trí của máy vi tính... đó là những bước dịch chuyển đầy tham vọng và ấn tượng nhất của làng truyền thông thế giới trong năm 2016 mà các chuyên gia đã dự báo.

“Công nghệ- truyền thông”- bắt đầu một cuộc hôn nhân

Năm 2016 được dự đoán là năm mà mối quan hệ giữa giới truyền thông và công nghệ trở nên “chín” hơn bao giờ hết. Mối quan hệ ấy thực ra được khởi nguồn từ gần 3 năm về trước với việc liên tiếp trong tháng 4 và tháng 8/2013, CEO trang bán lẻ trực tuyến Amazon - Jeff Bezos quyết định mua lại trang tin Business Insider và tổ hợp báo chí The Washington Post. Sau khi giao dịch này được hoàn thành, Bezos sẽ trở thành chủ sở hữu những tờ báo thuộc Washington Post như Tạp chí Express, Gazette Newspapers, Southern Maryland Newspapers, Fairfax County Times, El Tiempo Latino và cả nhà xuất bản Greater Washington.

Tuy nhiên, được chú ý hơn cả là việc ngày 12/12/2015, hãng thương mại điện tử Alibaba của tỉ phú Jack Ma mua lại tờ báo Hồng Kông South China Morning Post (SCMP) và các tài sản phương tiện truyền thông liên quan khác. Ồn ào bởi SCMP là một trong những tờ báo tiếng Anh lâu đời nhất Hồng Kông (được thành lập từ 1903) và có lợi nhuận nhiều nhất thế giới. Cũng như nhiều tờ báo in trên khắp thế giới đang chật vật trong khâu phát hành, SCMP nuôi hy vọng lớn khi trở về ngôi nhà mới. “Jack Ma là một nhân vật sáng tạo và có tầm nhìn.

Tương lai của tờ SCMP dưới sự quản lý của ông thực sự có thể tươi sáng hơn. Ông Robert Kuok đã không còn hứng thú với tờ báo, Jack Ma vào cuộc và giúp SCMP di chuyển chắc chắn trong không gian kỹ thuật số”, chuyên gia Peter Schloss thuộc hãng tư vấn và đầu tư CastleHill Partners ở Bắc Kinh (Trung Quốc) cho biết. Về phần Alibaba, thương vụ này sẽ nâng cao vị thế của mảng truyền thông đang ngày càng gia tăng của hãng. Hồi tháng 6, Alibaba công bố mua cổ phần một trong những công ty truyền thông doanh nghiệp có ảnh hưởng nhất Trung Quốc và vài tháng sau đó, hãng góp phần thành lập công ty truyền thông và giải trí CMC Holdings.

Không chỉ chú trọng vào lĩnh vực tin tức, hồi tháng 11 vừa qua, Alibaba còn đồng ý mua dịch vụ video Youku Tudou để truyền tải nội dung video cho người dùng Trung Quốc thông qua một trang tương tự như YouTube. Hãng thương mại điện tử số 1 Đại lục cũng đầu tư vào bộ phim Mission Impossible mới nhất của Paramount Pictures. Sự thay đổi trong cung cách tiếp nhận thông tin của công chúng đã khiến truyền thông truyền thống trở nên thất thế trước truyền thông kỹ thuật số. Và để tồn tại, truyền thông chỉ còn phương cách tốt nhất là “bắt tay” với đối thủ. Cuộc hôn nhân “truyền thông- công nghệ” hình thành là vì lẽ đó. Câu chuyện về sự hình thành quan hệ hợp tác giữa công ty truyền thông tin tức với doanh nghiệp công nghệ, có khả năng sẽ trở thành mô hình tái phát minh cho truyền thông truyền thống ở mọi nơi trong năm 2016.

Truyền thông di động bùng nổ

Thống kê của We are social cuối năm 2015 cho thấy khuynh hướng sử dụng các thiết bị di động, điện thoại smartphone để cập nhật thông tin, tương tác xã hội đã lấn át thói quen dùng máy vi tính. Tính đến cuối năm 2015, thế giới có khoảng 3,76 tỷ người sử dụng điện thoại di động, trong đó số người sử dụng các thiết bị di động tham gia tương tác trên mạng xã hội là 2,062 tỷ người. Thống kê vào những tháng cuối năm 2015 từ Google và Neilsen cũng cho thấy lượng người tìm kiếm thông tin qua thiết bị di động là hơn 50%, dùng mạng xã hội là hơn 60% và dự báo sẽ tăng từ 10-12% vào cuối năm 2016.

[caption id="attachment_78652" align="aligncenter" width="633"]5 Tỷ phú Jach Ma.[/caption]

Theo Pew Research, xét trong 19/25 trang tin tức hàng đầu nước Mỹ, lượng truy cập từ điện thoại di động đã vượt qua truy cập từ máy tính bàn ít nhất 10%. Những người chỉ dùng các thiết bị di động để xem các nội dung báo chí điện tử đã tăng 53% trong tháng 3/2015 so với cùng kỳ năm ngoái, theo một báo cáo của Hiệp hội báo chí Hoa Kỳ. "Thị trường truyền hình và truyền thông dành cho ĐTDĐ đang dồn dập bước vào một cơn “sốt” cuồng nhiệt và có thể trở thành điểm nóng đầu tư trong tương lai gần. Nếu phải đưa ra một lời dự đoán, tôi sẽ nói truyền thông di động chắc chắn sẽ bùng nổ”, ông Charles Rutman, Giám đốc điều hành MPG tuyên bố.

Một cách tất yếu, người tiêu dùng sẽ đòi hỏi điện thoại di động phải mang đến cho họ những thứ mà trước đây TV cùng máy tính đã làm được. Chính vì lẽ đó, các dịch vụ mới nổi như mobile video, nhạc chuông, mobile photo... có thể trở thành một trong những khu vực tăng trưởng vượt bậc nhất. “Không gian nội dung di động - nội dung không dây - chắc chắn sẽ trải qua một giai đoạn “thăng thiên” chưa từng có trong lịch sử”.

Đây chính là cơ hội lớn cho các nhà đầu tư, nếu họ có thể nhanh nhạy nắm bắt xu hướng thay đổi này. Nhận định về kế hoạch của Qualcomm xây dựng một mạng truyền hình trực tiếp dành riêng cho ĐTDĐ trong năm tới, các chuyên gia đều cho rằng viễn cảnh này hoàn toàn có thể trở thành hiện thực. Cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ mạng, truyền hình di động hoàn toàn có điều kiện để cất cánh.

Truyền thông đa phương tiện chuyển đổi thành truyền thông đa nền tảng

Không còn nghi ngờ gì nữa, truyền thông xã hội, truyền thông di động, đang buộc báo chí phải thay đổi mạnh mẽ trước áp lực cạnh tranh thông tin cũng như thay đổi nền tảng tiếp cận người đọc của chính mình, để phục vụ nhu cầu của độc giả ngày một khắt khe và thông tuệ hơn. Nói như Dan Conover trong bài viết mang tên “2020 vision: What’s next for news” (Tầm nhìn 2020: Tương lai của tin tức): Báo chí sẽ ngày càng chia nhỏ, phục vụ những cộng đồng ngách và nhỏ hẹp, các tờ báo lớn, phục vụ số đông sẽ ngày càng thu hẹp.

Báo chí từng được xã hội tôn vinh vì đăng tải tin nóng, mới, sốt dẻo nhờ vào công cụ truyền tải độc quyền, nhưng giờ đây, công chúng đang sở hữu những công cụ đó và buộc báo chí đang tìm cách bắt kịp được với thế hệ người tiêu dùng đang quay sang sử dụng công cụ kỹ thuật số và di động. Cũng bởi truyền thông xã hội, truyền thông di động và kỹ thuật số lên ngôi nên nền tảng mà báo chí phải sử dụng để tiếp cận bạn đọc một cách hiệu quả nhất hiện nay phải là hình thức báo chí đa nền tảng, trong đó, theo thứ tự ưu tiên là nền tảng xã hội (social), rồi đến nền tảng di động (mobile/ipad) và cuối cùng mới là web first.

Hiểu một cách đơn giản nhất thì báo chí đa nền tảng là xu hướng báo chí người đọc có thể tiếp cận mọi lúc mọi nơi trên tất cả các nền tảng khác nhau với những thiết bị khác nhau. Để tiếp cận thông tin, độc giả thời nay có thể đọc báo từ báo giấy, báo điện tử; Đọc trên nhiều thiết bị, từ máy tính, thiết bị cầm tay (smartphone, iPad, Notebook…). Nhưng để chuyển đổi được một cách toàn diện sang một nền báo chí đa nền tảng là điều không dễ dàng. Nhất là trong bối cảnh báo chí đa phương tiện (sự trộn lẫn, giao thoa của nhiều loại hình báo chí: báo in, báo mạng, phát thanh, truyền hình hay điện thoại di động) – sản phẩm “đời trước” của truyền thông đa nền tảng- vẫn đang là khái niệm chưa phải đã được hiện thực hóa một cách trọn vẹn tại nhiều nền báo chí.

Nguyễn Hà

Tin khác

Báo chí với chiến dịch thông tin quy mô, toàn diện về 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí với chiến dịch thông tin quy mô, toàn diện về 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - mốc son lịch sử rực sáng nhất trong thế kỷ XX, các cơ quan báo chí đã thực hiện những chiến dịch thông tin đặc biệt, quy mô, toàn diện, phong phú về nội dung, đặc sắc về hình thức được phủ sóng trên tất cả các nền tảng để làm sống lại những ngày tháng hào hùng không thể quên của dân tộc.

Nghề báo
Triển khai công tác tổ chức Giải báo chí vì sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Triển khai công tác tổ chức Giải báo chí vì sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(CLO) Chiều 6/5 tại Hà Nội, Ban tổ chức Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển Văn hoá, Thể thao và Du lịch” lần thứ hai đã họp triển khai công tác tổ chức Giải. Tham dự và đồng chủ trì buổi họp có Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi; Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thuỷ…

Nghề báo
Chiêm ngưỡng và tương tác cùng bức tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng và tương tác cùng bức tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Chiều 6/5, Báo Nhân Dân tổ chức Khai mạc Triển lãm tương tác tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đồng thời tại hai địa điểm: Trụ sở Báo Nhân Dân (71 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội) và Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, (TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biện).

Nghề báo
Truyền thông Quốc tế đưa tin về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Truyền thông Quốc tế đưa tin về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) là kỳ tích vẻ vang của thời đại Hồ Chí Minh, vang dội năm châu, chấn động địa cầu. Báo chí thế giới cũng đã dành cho sự kiện này sự quan tâm đặc biệt.

Nghề báo
Ra mắt 'Kí họa trong chiến hào' của phóng viên chiến trường Phạm Thanh Tâm

Ra mắt "Kí họa trong chiến hào" của phóng viên chiến trường Phạm Thanh Tâm

(CLO) Trong số các ấn phẩm xuất bản nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ của NXB Kim Đồng có một cuốn đặc biệt, đó là "Kí họa trong chiến hào" như là nhật ký chiến tranh của một người lính trẻ trong chiến dịch Điện Biên Phủ của họa sĩ kiêm phóng viên chiến trường Phạm Thanh Tâm.

Nghề báo