Dịch COVID-19 buộc người quản lý giáo dục phải đổi mới!

Thứ ba, 01/02/2022 07:16 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Phó Giáo sư Nguyễn Thị Ngân Hoa, tác giả viết sách giáo khoa chương trình phổ thông mới, trước đây mình chỉ cần lên một phương án nhưng bây giờ luôn luôn phải có hai kế hoạch, hai phương án.

Dịch COVID-19 tác động mạnh đến nhiều lĩnh vực đời sống trong đó có ngành giáo dục.

Đối với Phó Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Ngân Hoa, Hiệu trưởng – Giám đốc điều hành Trường Tiểu học và Trung học Cơ sở Victoria Thăng Long – Hà Nội, tác giả viết sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 6, 7 của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thì hơn 2 năm qua dịch đã làm thay đổi rất nhiều đến công việc và đời sống của bản thân cô.

dich covid 19 buoc nguoi quan ly giao duc phai doi moi hinh 1

Phó Giáo sư Nguyễn Thị Ngân Hoa.

Thật khó để kể hết được những khó khăn, thử thách mà đại dịch COVID-19 đặt lên trên vai người phụ nữ kiên cường này, nhưng với những nỗ lực thay đổi bản thân nhằm thích nghi với hoàn cảnh mới, đến nay trên cương vị của một nhà khoa học biên soạn sách giáo khoa, tham gia bồi dưỡng giáo viên hay chèo chống ngôi trường tư thục trong vai trò người “thuyền trưởng” cô đều hoàn thành một cách xuất sắc.

Tâm sự với phóng viên, cô Nguyễn Thị Ngân Hoa chia sẻ, xáo trộn về cuộc sống do đại dịch COVID-19 với bản thân bà bắt đầu tính từ tháng 2/2020 cho đến nay. 

Cô Nguyễn Thị Ngân Hoa cho rằng, những thay đổi trong cuộc sống của cô tương tự như nhiều đồng nghiệp đang cầm phấn trên cả nước. Như nhiều người khác trước hết cô Nguyễn Thị Ngân Hoa đã phải rút xuống ở mức tối giản nhất những nhu cầu cá nhân và gia đình để tiết kiệm phục vụ cho những nhu cầu khác thiết yếu hơn.

Để hoàn thành vai trò người điều hành nhà trường Trường Tiểu học và  Trung học cơ sở Victoria Thăng Long trong đại dịch COVID-19 là một thử thách lớn.

Bởi, dịch COVID-19 tác động nhiều đến các nguồn thu đối với các trường tư tục trong khi những yêu cầu đặt ra về chất lượng từ phía phụ huynh và học sinh rất lớn.

Thích nghi với công việc điều hành nhà trường trong bối cảnh đại dịch, đặc biệt buộc phải cách ly xã hội lâu dài, dạy học online thì người điều hành phải học hỏi được cái mới.

“Khi dịch COVID-19 tác động đến giáo dục, tôi ngay lập tức tìm tòi, học hỏi cái mới, tìm ra cách để duy trì được việc học tập và làm việc của người quản lý nhà trường chuyển sang trạng thái mới nhằm cố gắng đảm bảo được phần nào tiêu chuẩn chất lượng của hoạt động giáo dục.

Khi điều kiện không bình thường – khi học sinh không được đến trường, dạy học bị đứt đoạn, gây xáo trộn rất nhiều trong kế hoạch.

Có những kế hoạch đưa lên rồi lại thay đổi. Nên luôn phải làm sao nỗ lực duy trì được nề nếp, học tập và giữ phần nào chất lượng của học sinh trong điều kiện khó khăn hơn, điều đó đòi hỏi cần có học hỏi liên tục” – cô Nguyễn Thị Ngân Hoa cho biết.

Cô Nguyễn Thị Ngân Hoa kể, nếu trước đây các văn bản chỉ đạo đã được sở, phòng xử lý, hướng dẫn, mình chỉ việc làm. Còn bây giờ, chỉ đạo của Chính phủ, Bộ, Sở, Phòng đều được lãnh đạo nhà trường quan tâm nhiều hơn, nghiên cứu rõ tình hình và nhìn tất cả bối cảnh chung để từ đó lên kế hoạch.

Trước đây, chỉ cần lên một phương án nhưng bây giờ luôn luôn phải có hai kế hoạch, hai phương án. Theo cô Nguyễn Thị Ngân Hoa, khó khăn nhất đối với việc dạy học là khi học sinh ở nhà, các em học qua phương tiện nghe nhìn sẽ hạn chế việc tiếp nhận định hướng giáo dục kỹ năng và giáo dục phẩm chất.

“Như vậy, trong giai đoạn này, để vận hành nhà trường bình thường khá khó khăn vì thiếu hụt, không đủ điều kiện để giáo dục học sinh toàn diện.

Như vậy, phải vận dụng thiết bị công nghệ để nhanh chóng nắm bắt được thông tin, kiến thức và xử lý nhanh các vấn đề để từ đó đạt được những chuẩn tối thiểu về năng lực của môn học.

Qua đây cũng hướng dẫn thêm cho học sinh chấp nhận hoàn cảnh, kiên trì, hợp tác để có thể vượt qua khó khăn, không thụ động mà chủ động để vượt qua hoàn cảnh khó khăn trước khi trở lại trạng thái bình thường. Đây cũng là cách rèn luyện về phẩm chất” – cô Ngân Hoa chia sẻ.

Theo cô Nguyễn Thị Ngân Hoa, để chung sống lâu dài với đại dịch COVID-19, bản thân phải chuẩn bị rất nhiều thứ. Ban đầu chỉ là chuẩn bị tinh thần nhưng về lâu dài phải có sự chuẩn bị về tài chính, phải có chiến lược đầu tư lâu dài cho con người.

“Thầy cô không phải dạy một vài ngày hay vài tuần nên không thể trả lương thế nào cũng được hay cắt giảm rút gọn lại bộ máy. Hoạt động của nhà trường là quá trình lâu dài, phải đảm bảo được về mặt tài chính, giữ được thu nhập cho thầy cô ở các bộ phận, cái này dựa trên nguồn lực của hai bên.

Trước hết, nguồn lực của các nhà sáng lập, nhà đầu tư và thứ 2 nguồn lực chia sẻ, đóng góp của phụ huynh học sinh. Để duy trì hệ thống tốt như vậy mình phải đầu tư vào thiết bị công nghệ, đầu tư vào con người, thời gian” – cô Ngân Hoa nhấn mạnh.

Trong đại dịch, nhà trường phải gắn kết với phụ huynh chặt chẽ hơn. Trước đây, ở nhà trường thầy cô lo hết, còn bây giờ thì 100% tiết học của các con, nhất là các bạn nhỏ bố mẹ phải hỗ trợ. Như vậy cánh cửa, sự liên thông với gia đình rộng hơn.

Qua các tiết dạy trực tuyến, phụ huynh cũng nắm được hết, nếu thầy cô có lỗi phụ huynh sẽ biết hết, như vậy đòi hỏi nhà trường luôn luôn làm sao để đảm bảo chất lượng tốt nhất.

Dạy học trực tuyến, đòi hỏi tính hoàn thiện của công cụ dạy học cao hơn. Sức lực, tâm trí thầy cô nhiều hơn vì thế người giáo viên phải nỗ lực cao. Chính vì thế, người lãnh đạo phải chuẩn bị tâm lý cho giáo viên, cho cả phụ huynh, học sinh, để giải quyết tình huống một cách cởi mở nhất.

Ngoài việc đảm bảo công tác điều hành tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Victoria Thăng Long, Phó Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Ngân Hoa còn tham gia công tác bồi dưỡng giáo viên. Cô có hẳn nhóm cộng đồng giáo viên với hơn 1.000 thành viên, ở đó sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng trong quản lý cũng như dạy học.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

TP HCM: Cô giáo chủ nhiệm lớp 12 cho 6 học sinh đánh bạn ngay trước lớp

TP HCM: Cô giáo chủ nhiệm lớp 12 cho 6 học sinh đánh bạn ngay trước lớp

(CLO) Do em K. đi muộn, cô giáo chủ nhiệm lớp 12 của trường THPT Nguyễn Thị Diệu đã cho 6 học sinh dùng thước nhựa đánh vào mông em này.

Giáo dục
Hải Phòng: 25.670 thí sinh dự Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025

Hải Phòng: 25.670 thí sinh dự Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025

(CLO) Ngày 16/5, theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng, đến ngày 10/5, tổng số thí sinh đăng ký dự thi Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025 là 25.670 thí sinh.

Giáo dục
Thái Bình: Hơn 22.880 thí sinh đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Thái Bình: Hơn 22.880 thí sinh đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(CLO) Chiều ngày 16/5, Ban Chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 nghe Sở Giáo dục và Đào tạo báo cáo dự thảo Kế hoạch tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT tỉnh Thái Bình năm 2024; phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp THPT tỉnh Thái Bình năm 2024.

Giáo dục
Việt Nam đảm bảo công bằng tiếp cận đối với giáo dục mầm non chất lượng

Việt Nam đảm bảo công bằng tiếp cận đối với giáo dục mầm non chất lượng

(CLO) Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc dẫn đầu đoàn đại biểu Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Việt Nam tham dự Hội nghị Giáo dục ASEAN về Công bằng tiếp cận đối với giáo dục mầm non chất lượng.

Giáo dục
Tái diễn 'ép' học sinh không thi vào lớp 10: Khi giáo dục “phi giáo dục”!

Tái diễn "ép" học sinh không thi vào lớp 10: Khi giáo dục “phi giáo dục”!

(NB&CL) Kỳ thi lớp 10 năm nay diễn ra ngày 5 - 6/6 (hệ chuyên thi thêm ngày 8/6). Hơn 53.000 học sinh đăng ký thi, tăng 7.000 so với năm ngoái và đông nhất 10 năm qua. Ngành giáo dục dự kiến khoảng 10.000 em không có chỗ vào công lập. Liên tiếp những ngày đầu tháng 5, một số trường THCS tổ chức thực hiện chưa tốt, gây dư luận về nội dung “ngăn cản” học sinh đăng ký thi lớp 10 THPT công lập, Sở GD&ĐT các địa phương yêu cầu chấn chỉnh.

Giáo dục