Điện ảnh không chỉ là ngành văn hóa nghệ thuật mà còn là một trong những nhóm ngành kinh tế

Thứ sáu, 29/10/2021 07:25 AM - 0 Trả lời

(CLO) Cuối buổi chiều qua (28/10), sau khi Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Ngành Điện ảnh đang thiếu nguồn lực

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng khẳng định: Dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi) đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến, giao nhiệm vụ cho cơ quan soạn thảo tham mưu với Chính phủ hoàn thiện từng bước và trình Quốc hội đóng góp ý kiến để Cơ quan soạn thảo dự án Luật tiếp tục tiếp thu, báo cáo với Quốc hội tại Kỳ họp lần thứ 3. Vì vậy, trong phiên thảo luận ở Tổ cũng như Phiên thảo luận tại Hội trường cho thấy, các đại biểu Quốc hội rất quan tâm và đều mong muốn là phải tìm được những giải pháp tối ưu nhất để xây dựng hoàn thiện Luật Điện ảnh nhằm thực hiện được những nội dung cốt lõi mà Chủ tịch Quốc hội đã đề ra về 2 trụ cột: Điện ảnh không chỉ là ngành văn hóa nghệ thuật mà còn là một trong những nhóm ngành kinh tế.

dien anh khong chi la nganh van hoa nghe thuat ma con la mot trong nhung nhom nganh kinh te hinh 1

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, trong quá trình chuẩn bị cho dự án Luật, cơ quan soạn thảo và Chính phủ thường xuyên nhận được ý kiến chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo Quốc hội, mà trực tiếp là Chủ tịch Quốc hội khi phân tích về 2 trụ cột trên. Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cũng dành thời gian vào việc thẩm định sơ bộ, thẩm tra dự án Luật để trình Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội xem xét. Sự quan tâm này không chỉ là sự chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Quốc hội mà còn là sự chia sẻ, đồng hành cùng Chính phủ với mong muốn có được một bộ luật đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển ngành Điện ảnh .

Theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, từ năm 1923, ngành Điện ảnh Việt Nam bắt đầu hình thành. Trong mỗi giai đoạn lịch sử có sự phát triển khác nhau, ngành Điện ảnh đã hoàn thành được trách nhiệm, sứ mệnh cao cả của mình. Ngày nay, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, ngành Điện ảnh Việt Nam cũng phải vươn lên để thực hiện được những trách nhiệm của mình như 2 trụ cốt mà Quốc hội đang mong muốn. Vì vậy, trong quá trình chuẩn bị, Cơ quan soạn thảo dự án Luật cũng đã nghiên cứu, xem xét 20 nước có nền Điện ảnh phát triển để lựa chọn những vấn đề phù hợp, tham khảo theo hướng tiếp thu có chọn lọc để có thể đưa vào trong dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi). Tuy nhiên, đây là một vấn đề khó, chưa thể đáp ứng ngay được như kỳ vọng nên rất mong các đại biểu Quốc hội chia sẻ.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, với quá trình hội nhập với quốc tế sâu rộng nên hiện nay, 80% thị phần của rạp chiếu phim là do nước ngoài quản lý và hoạt động, vì nhiều phim do các hãng chiếu phim, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư, Việt Nam chỉ giữ được 20% thị phần này.

Hiện nay, ngành Điện ảnh đang thiếu nguồn lực, trong đó thiếu chính sách tài chính, con người, phim trường… Mặc dù Chính phủ cũng đã ban hành nhiều Nghị định như vấn đề hợp tác công tư để thu hút đầu tư dành cho ngành Điện ảnh, nhưng không phải là chúng ta sớm có được nguồn lực để đầu tư. Đứng trước áp lực như vậy, đòi hỏi Việt Nam phải vừa hoàn thiện các chính sách, vừa tìm kiếm các nguồn lực. Những ý kiến đóng góp của các đại biểu Quốc hội về vấn đề này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xin tiếp thu, hoàn chỉnh trình Chính phủ, báo cáo Ủy ban Thường vụ để trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 3.

Đại biểu băn khoăn về thẩm quyền cấp phép và phân loại phim

Tại Phiên thảo luận trực tuyến về dự án Luật Điện ảnh, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, các đại biểu Quốc hội tập trung vào các nhóm vấn đề sau:

Thứ nhất, về chính sách chung cho Điện ảnh: Tại dự thảo Luật, cơ quan soạn thảo đã đề xuất ở Điều 5 và Điều 6 về chính sách này. Điều 5 đề cập chính sách dành cho ngành Văn hóa nghệ thuật. Điều 6 đề cập vấn đề về lĩnh vực kinh tế, đó là công nghiệp Điện ảnh. Trong 2 điều này đã thể hiện được đâu là chính sách mà Nhà nước cần phải hướng đến. Đó là đầu tư sản xuất phim để phục vụ nhiệm vụ chính trị như phát hành, phổ biến phim phục vụ cho vùng miền núi, vùng biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số nên cần đầu tư về cơ sở vật chất, kỹ thuật để thực hiện. Ngoài ra, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, trong bối cảnh công nghệ số cho ngành Điện ảnh cũng cần được quan tâm hơn.

dien anh khong chi la nganh van hoa nghe thuat ma con la mot trong nhung nhom nganh kinh te hinh 2

Phiên thảo luận của Quốc hội

Về chính sách trong công nghiệp điện ảnh, dự thảo Luật tập trung vào 4 nhóm vấn đề gồm: đảm bảo môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ khởi nghiệp cho doanh nghiệp điện ảnh; phát triển thị trường điện ảnh trong nước gắn với sản phẩm, dịch vụ và du lịch và những biện pháp khuyến khích về mặt pháp lý, khuyến khích phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm; bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan; xây dựng hệ thống dữ liệu và thúc đẩy các vấn đề phát triển. Trong đó, chú trọng thu hút đầu tư và tạo môi trường bình đẳng để tất cả mọi thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực công nghiệp điện ảnh.

Đối với chính sách trên, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng xin được tiếp thu những ý kiến đóng góp xác đáng của các đại biểu Quốc hội để nghiên cứu, trình cơ quan có thẩm quyền xem xét.

Thứ hai, về thẩm quyền cấp phép và phân loại phim. Đây là những ý kiến mà các đại biểu phát biểu khá nhiều. Theo quy định tại dự thảo Luật, việc thẩm định và cấp phép cho các loại phim do cơ quan quản lý Nhà nước là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban Nhân dân các tỉnh thực hiện. Vì vậy, trong dự án Luật cũng kế thừa những nội dung của Luật Điện ảnh hiện hành để xác định việc cấp phép và phân loại phim.

Trong phiên thảo luận, có ý kiến đề nghị là bỏ thẩm định kịch bản đối với phim hợp tác, sử dụng phim hợp tác liên doanh với nước ngoài. Tuy nhiên, trong thực hiện đang xảy ra một vấn đề là thời gian qua có hãng phim liên kết, liên doanh với nước ngoài không tuân thủ và vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam. Ngoài ra, các phim hợp tác với nước ngoài thường sau đó lại không phổ biến tại Việt Nam. Vì vậy, nếu như không có thẩm định thì không kiểm soát được tính chính xác của phim so với thực tế lịch sử của Việt Nam. Đây là một vấn đề khó mà cơ quan soạn thảo đang cân nhắc và tính toán để đưa vào dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi).

Thứ ba là về phân loại phim. Hiện nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề xuất trong dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi) là phải có sự kết hợp về việc phân loại phim. Các cơ quan phát hành phim phải chịu trách nhiệm phân loại và sản xuất phim. Theo đó, các cơ quan phát hành phim phải chịu trách nhiệm cung cấp các nội dung thiết kế theo hướng hậu kiểm trước và sau đó xem xét để phổ biến phim trên không gian mạng. Tuy nhiên, đây là việc làm rất khó bởi trong thực tiễn, Việt Nam mới kiểm soát được phần âm thanh, còn toàn bộ phần hình ảnh, chúng ta chưa có đủ công nghệ để kiểm soát, để không bị lọt những bộ phim có những nội dung không đúng với Việt Nam, vi phạm các quy định của pháp luật.

Về sản xuất phim theo ngân sách của Nhà nước đặt hàng và gắn với Quỹ, có nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng nên tổ chức đấu thầu. Về vấn đề này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xem xét và cân nhắc. Tuy nhiên, do ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp, trong khi thực hiện đấu thầu thì hầu như là không có đơn vị nào đấu thầu. Vì vậy, Bộ mong muốn Quốc hội xem xét để có những giải pháp hiệu quả hơn về vấn đề này.

Về Quỹ Hỗ trợ phát triển điện ảnh, theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, ở nhiều quốc gia có nền Điện ảnh phát triển đều áp dụng xây dựng Quỹ này. Cơ quan soạn thảo dự án Luật cho rằng, Việt Nam cũng cần phải có Quỹ Hỗ trợ phát triển điện ảnh thì mới có điều kiện để hỗ trợ các đối tượng hưởng Quỹ.

Thay mặt Cơ quan soạn thảo dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cũng bày tỏ tinh thần tiếp thu sâu sắc các ý kiến đóng góp của các đại biểu Quốc hội để cùng với Cơ quan thẩm tra nghiên cứu, hoàn thiện dự án Luật, trình Quốc hội xem xét trong Kỳ họp thứ 3.

Trâm Anh

Bình Luận

Tin khác

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

(CLO) Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Tin tức
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 49 năm thống nhất đất nước

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 49 năm thống nhất đất nước

(CLO) Sáng 26/4, nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.

Tin tức
Phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại các tuyến đường mới, các khu đô thị

Phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại các tuyến đường mới, các khu đô thị

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chú trọng phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại các tuyến đường mới, các khu đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, quy mô lớn, có lộ trình phù hợp giảm số cửa hàng xăng dầu quy mô nhỏ lẻ, không hiệu quả.

Tin tức
Các nguồn điện năng lượng tái tạo sản xuất năng lượng mới được ưu tiên phát triển không giới hạn

Các nguồn điện năng lượng tái tạo sản xuất năng lượng mới được ưu tiên phát triển không giới hạn

(CLO) Các nguồn điện năng lượng tái tạo sản xuất năng lượng mới phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu được ưu tiên/cho phép phát triển không giới hạn trên cơ sở bảo đảm an ninh quốc phòng, an ninh năng lượng và mang lại hiệu quả kinh tế cao, trở thành một ngành kinh tế mới của đất nước.

Tin tức
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết dứt điểm tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết dứt điểm tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp

(CLO) Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, hướng dẫn đôn đốc để hoàn thành việc rà soát, đo đạc, cắm mốc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết dứt điểm tranh chấp, lấn chiếm, sử dụng đất không đúng mục đích…

Tin tức